0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
#1
avatar
Trần Mỹ Dung
1045 ngày trước
BIỂU CAM KẾT WTO
 Việt Nam gia nhập WTO là một trong những nguyên nhân giúp đất nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn. Vậy tại sao như thế? mọi người cùng Legalzone tìm hiểu về tầm quan trọng và ý nghĩa của biểu cam kết ra saoBIỂU CAM KẾT WTOĐàm phán mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được tiến hành theo các nguyên tắc của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).Dựa trên những nguyên tắc này, các quốc gia hay vùng lãnh thổ chưa là Thành viên WTO tiến hành đàm phán mở cửa thị trường với các Thành viên WTO căn cứ theo yêu cầu đàm phán mà các Thành viên này đưa ra.Kết quả đàm phán cuối cùng được thể hiện trong Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (xin gọi tắt là Biểu cam kết dịch vụ)Nội dung của Biểu cam kết dịch vụBiểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần:cam kết chung;cam kết cụ thể ;và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN).Phần cam kết chung:Bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tất cả các ngành và phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ.  Phần này chủ yếu đề cập tới những vấn đề kinh tế - thương mại tổng quát như các quy định về chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước v.v…Phần cam kết cụ thể:Bao gồm các cam kết được áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ.Mỗi dịch vụ đưa ra trong Biểu cam kết như dịch vụ viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận tải, v..v sẽ có nội dung cam kết cụ thể áp dụng riêng cho dịch vụ đó.Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong dịch vụ đó.Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp:Được duy trì để bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện pháp miễn trừ. Theo quy định của GATS, một thành viên được vi phạm nguyên tắc MFN nếu thành viên đó đưa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và được các Thành viên WTO chấp thuận.Cấu trúc của Biểu cam kết dịch vụBiểu cam kết dịch vụ gồm 4 cột:cột mô tả ngành/phân ngành;cột hạn chế về tiếp cận thị trường;cột hạn chế về đối xử quốc gia vàcột cam kết bổ sung.Cột mô tả ngành/phân ngành thể hiện tên dịch vụ cụ thể được đưa vào cam kết.Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của Ban Thư ký WTO, có tất cả 11 ngành và 155 phân ngành dịch vụ được các Thành viên WTO tiến hành đàm phán.Mỗi ngành hoặc phân ngành trong danh mục phân loại được xác định tương ứng với mã số của Bảng phân loại sản phẩm trung tâm (CPC).Kiểu xác định này cũng tương tự như xác định mã phân loại hàng hoá (HS) trong biểu thuế xuất nhập khẩu.Ví dụ, một thành viên muốn đưa ra một bản chào hoặc một cam kết đối với phân ngành dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Trong danh mục của Ban thư ký WTO (W/120), dịch vụ này thuộc phần có tiêu đề chung gọi là "Dịch vụ bảo hiểm". Thông qua việc tham chiếu đến CPC, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ có số phân loại CPC tương ứng là 8129.Cột hạn chế về tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp duy trì đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.GATS quy định 6 loại biện pháp hạn chế bao gồm:1) hạn chế về số lượng nhà cung cấp dịch vụ;2) hạn chế về tổng giá trị của các giao dịch hoặc tài sản;3) hạn chế về tổng số hoạt động dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ cung cấp;4) hạn chế về số lượng lao động;5) hạn chế hình thức thành lập doanh nghiệp;6) hạn chế góp vốn của nước ngoài.Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp nói trên thì mức độ mở cửa thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng hẹp. Cột hạn chế về đối xử quốc gia liệt kê các biện pháp nhằm duy trì sự phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.Biểu cam kết nào liệt kê càng nhiều biện pháp trong cột hạn chế về đối xử quốc gia thì sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài càng lớn.Cột cam kết bổ sung liệt kê các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn chế tiếp cận thị trường hay hạn chế về đối xử quốc gia.Cột này mô tả những quy định liên quan đến trình độ, tiêu chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu hoặc thủ tục về việc cấp phép v.v…Phương pháp "chọn - bỏ" và "chọn - cho"Phương pháp "chọn - bỏ" (negative approach) là cam kết theo dạng "được làm tất cả những gì không bị hạn chế". Phương pháp "chọn - cho" (positive approach) là cam kết theo dạng "chỉ được làm những gì được phép làm".WTO sử dụng phương pháp chọn - cho khi xác định phạm vi cam kết, tức là các dịch vụ được đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Theo đó, bên cam kết chỉ cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ xuất hiện trong Biểu.Với những dịch vụ không xuất hiện trong Biểu, bên cam kết không có nghĩa vụ nào cả. Trong trường hợp của Việt Nam, những dịch vụ như quản lý bất động sản, in ấn, xuất bản v..v không xuất hiện trong Biểu cam kết dịch vụ. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không cam kết gì cho những ngành này, ngoại trừ nghĩa vụ áp dụng các quy tắc chung của GATS.Phương pháp chọn - bỏ được sử dụng:Khi đưa ra cam kết đối với các dịch vụ được đưa vào Biểu. Theo đó, bên cam kết sẽ liệt kê toàn bộ các biện pháp hạn chế áp dụng cho dịch vụ có liên quan. Ngoài các biện pháp này, sẽ không áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế nào khác. Nguyên tắc là như vậy nhưng một vài Thành viên WTO, khi đi vào từng ngành cụ thể, thỉnh thoảng vẫn áp dụng phương pháp chọn - cho. Vì vậy, hai cụm từ "không hạn chế, ngoại trừ" và "chưa cam kết, ngoại trừ" (được giải thích dưới đây) thường được đưa thêm vào Biểu để khẳng định phương pháp tiếp cận tại một phương thức cung cấp dịch vụ nào đó là chọn - bỏ hay chọn - cho.Các phương thức cung cấp dịch vụ GATS quy định 4 phương thức cung cấp dịch vụ, bao gồm:1) cung cấp qua biên giới;2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ;3) hiện diện thương mại;4) hiện diện thể nhân.Phương thức cung cấp qua biên giới (gọi tắt là Phương thức 1)Là phương thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một Thành viên này sang lãnh thổ của một Thành viên khác, tức là không có sự di chuyển của người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau.Ví dụ, các dịch vụ tư vấn có thể cung cấp theo phương thức này.Phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ (gọi tắt là Phương thức 2)Là phương thức theo đó người tiêu dùng của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ.Ví dụ, khách du lịch nước ngoài sang Việt Nam.Phương thức hiện diện thương mại (gọi tắt là Phương thức 3)Là phương thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ.Ví dụ, ngân hàng Hoa Kỳ thành lập chi nhánh để kinh doanh tại Việt Nam.Phương thức hiện diện thể nhân (gọi tắt là Phương thức 4)Là phương thức theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ của một Thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một Thành viên khác để cung cấp dịch vụ.Ví dụ, các nghệ sĩ nước ngoài sang Việt Nam biểu diễn nghệ thuật.Cam kết được đưa ra cho từng phương thức từ 1 đến 4 trong hai cột hạn chế về tiếp cận thị trường và hạn chế về đối xử quốc gia.Mức độ cam kếtDo các điều kiện được sử dụng trong Biểu cam kết của mỗi Thành viên sẽ tạo ra các cam kết có tính ràng buộc pháp lý nên cần chính xác trong việc thể hiện có hay không có các hạn chế về tiếp cận thị trường và về đối xử quốc gia.Phụ thuộc vào mức độ hạn chế mà mỗi Thành viên có thể đưa ra, thường có bốn trường hợp sau:Cam kết toàn bộ Các Thành viên không đưa ra bất cứ hạn chế nào về tiếp cận thị trường hay đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều dịch vụ hay đối với một hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ.Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết của mình cụm từ “Không hạn chế” vào các cột và phương thức cung cấp dịch vụ thích hợp.Tuy vậy, các hạn chế được liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng.Cam kết kèm theo những hạn chếCác Thành viên chấp nhận mở cửa thị trường cho một hoặc nhiều ngành dịch vụ nhưng liệt kê tại các cột tương ứng của Biểu cam kết các biện pháp hạn chế áp dụng cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết của mình các cụm từ như “Không hạn chế, ngoại trừ ….” hoặc “Chưa cam kết, ngoại trừ….”.Xuất phát từ nguyên tắc chọn - bỏ, nếu chỉ liệt kê biện pháp mà không kèm theo một trong hai cụm từ trên thì đương nhiên hiểu là "Không hạn chế, ngoại trừ ..".Không cam kếtCác Thành viên có thể duy trì khả năng đưa ra mọi biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với một hoặc nhiều phương thức cung cấp dịch vụ cụ thể. Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện trong Biểu cam kết cụm từ “Chưa cam kết”. Trong trường hợp này, các cam kết liệt kê trong phần cam kết chung vẫn được áp dụng.Không cam kết vì không có tính khả thi kỹ thuậtTrong một số trường hợp, một phương thức cung cấp dịch vụ có thể là không khả thi về mặt kỹ thuật. Ví dụ, dịch vụ xây nhà cung cấp qua biên giới.Khi đó, các Thành viên sẽ thể hiện cụm từ “Chưa cam kết" nhưng ghi chú là "do không khả thi về mặt kỹ thuật"./.Biểu WTO dùng để làm gì?Là kết quả đàm phán giữa Việt Nam với các thành viên khác của WTO nhằm mở cửa thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO. Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO gồm 3 phần: cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối hệ quốc (MFN). Biểu cam kết WTO khi Việt Nam là thành viên, cam kết mở cửa của Việt Nam đối với các ngành trong đây ( và tùy theo mức độ mở cửa của Việt Nam đối với các mã ngành sẽ có điều kiện riêng đối với từng mã ngành trong biểu, và phương thức hiện diện được Việt Nam cam kết)Vai trò của biểu cam kếtLà kết quả đàm phán cuối cùng của các thành viên được thể hiện trong Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ. Biểu cam kết thể hiện mức độ mở cửa, phương thức hiện diện,..của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia nhập vào thị trường của các nước thành viên khác trong biểu.Mã CPC trong biểu cam kết của Việt NamNhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam hiểu rõ các quy định về hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.CPC là gì?CPC là mã nhận diện ngành, phân ngành dịch vụ trong Biểu cam kết của các quốc gia thành viên khi gia nhập WTO. Mỗi ngành, phân ngành trong Biểu cam kết về thương mại dịch vụ tương ứng với một mã CPC. Ví dụ:– Dịch vụ thuế (CPC 863).Tầm quan trọng của CPC:Mã CPC rất quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài do đây là căn cứ đối chiếu ngành, nghề đầu tư kinh doanh trong Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.Ngoài ra mã CPC cũng được sử dụng trong các hiệp định song phương, đa phương của Việt Nam về đầu tư nước ngoài.Mỗi mã CPC sẽ có các cam kết riêng về mở của thị trường.Ví dụ: Dịch vụ quảng cáo (CPC 871) quy định– Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế với cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài.Hiện diện thương mại của nhà đầu tư nước ngoài ngành dịch vụ quảng cáo không hạn chế ngoại trừ+ Nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập liên doanh hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo.– Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế đối xử quốc gia.– Cam kết bổ sung: việc quảng cáo rượu phải tuân thủ các quy định của Nhà nước.Vai trò của việc Việt Nam khi gia nhập WTOThứ nhất: Về kinh tếLà động lực cũng như góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài;Thứ hai: Lợi ích pháp lýViệc tiếp cận một hệ thống thương mại dựa trên pháp quyền và sử dụng quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO cũng thường được nhắc đến như một lý do quan trọng cho việc gia nhập WTO của Việt Nam.Thứ ba: Gia nhập WTO cũng được thúc đẩy bởi các lý do chính trịĐặc biệt, đối với các nước trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam thì WTO là một công cụ giúp Chính phủ duy trì được chính sách thương mại minh bạch và tự do nhờ vào vai trò nội địa của hệ thống thương mại đa phương.Những ngành nghề không cam kết Việt Nam từ chối bằng hình thức nào?Tại sao Việt Nam không cam kết mở cửa hết tất cả ngành nghề?Do đặc thù, tầm quan trọng cũng như mức độ ảnh hưởng của một số ngành đối với nền kinh tế và xã hội của Việt Nam, Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường trong biểu WTO mà tùy vào từng giai đoạn Việt Nam sẽ có những quy định trong từng luật chuyên ngành đối với các nhà đầu tư nước ngoàiVề nguyên tắc khi Việt Nam tham gia biểu WTO:Đối với những ngành nghề Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường hoặc không có quy định trong biểu WTO, thì việc mở cửa đối với ngành nghề đó sẽ do Việt Nam quyết địnhvà quy định hình thức, mức độ mở cửa.Hình thức đối với những mã ngành nghề không có trong biểu WTO hoặc Việt Nam không cam kết mở:Đối với những mã ngành nghề không có trong biểu wto, mà luật chuyên ngành của Việt Nam không có quy định nào về việc cấm nhà đầu tư nước ngoài thì Nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần đáp ứng các điều kiện cụ thể của từng ngành nghề đó theo luật quy định của luật chuyên ngành.Trên đây là bài viết của công ty Luật Legalzone về bài: Biểu cam kết WTO.Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua:Hotline: 088888.9366hoặc Fanpage công ty: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
timeline_post_file61f345e84affa-1w--3-.jpg.webp
#2
avatar
Trần Mỹ Dung
1082 ngày trước
Thành lập
Công ty TNHH là gì?Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Trên phương diện pháp luật công ty là pháp nhân. chủ sở hữu công ty là thể nhân với các nghĩa vụ và quyền tương ứng với quyền sở hữu công ty.Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp có không nhiều hơn 50 thành viên cùng góp vốn thành lập.Có 2 loại hình công ty TNHH là:Công ty TNHH 1 thành viên:Là loại hình công ty TNHH  do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công tyCông ty TNHH 2 thành viên trở lên:Là loại hình công ty TNHH mà thành viên công ty có từ hai người trở lên, số lượng thành viên không quá 50 người. Thành viên của công ty có thể là cá nhân, tổ chức. Thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải có Ban Kiểm soát.
timeline_post_file61c18bb6b37a7-IMG_1640074005132_1640074026546.jpg.webp
#3
avatar
Trần Thị Miền
257 ngày trước
Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
#4
avatar
Gd legalzone
1293 ngày trước
Quảng cáo trên báo điện tử không được quá 1.5s
Quảng cáo trên báo điện tửThứ hai, 24/5/2021, 00:54 (GMT+7)Đã lưu“Không cho phép thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo vượt quá 1,5 giây” trên báo điện tử là quy định hiệu lực từ 1/6 tới.Quy định này, tại Nghị định 38/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo, có vẻ hợp lý với bạn đọc, nhưng chưa hợp lý với doanh nghiệp.Họ sẽ chuyển quảng cáo từ báo chí sang nền tảng như YouTube. Vì ở đây, quảng cáo của họ được kéo dài 5 giây hoặc hơn, thậm chí có thể "bắt" người dùng xem hết với những video quảng cáo ngắn. Hay với các nền tảng OTT hoặc game, quảng cáo đang không bị các quy định pháp lý theo luật Việt Nam khống chế.Người bị thiệt là báo chí và nhà quảng cáo, doanh nghiệp trong nước. Người hưởng lợi là các ông lớn như Google, Facebook, nhà phát hành game và ứng dụng OTT.Tổng doanh thu của báo điện tử Việt Nam mỗi năm chỉ trên 4.000 tỷ đồng, trong khi tổng chi phí quảng cáo trực tuyến khoảng 14.500 tỷ đồng. Phần chênh lệch hơn 10.000 tỷ đồng đang rơi vào túi "người ngoài" là các tập đoàn xuyên biên giới. Quy định pháp lý như Nghị định 38 mới đây càng khiến miếng bánh đã bé dễ bị chia thêm cho các ông lớn hơn.Tôi bắt đầu nghiên cứu cơ chế thu hút quảng cáo trên báo chí năm 1994, khi còn làm việc tại một số tòa soạn báo. Như một quy luật, các nhà quảng cáo sẵn lòng bỏ tiền vào nơi họ tin rằng có lượng bạn đọc nhất định thuộc phân khúc họ muốn tiếp cận. Họ sẽ trả tiền cao hơn nữa, nếu được đảm bảo xuất hiện ở trang báo có nội dung quan trọng, hấp dẫn mà bạn đọc của họ không bao giờ bỏ qua. Ví dụ, trang 3, trang 5 hoặc trang đầu của những chuyên mục quan trọng như "tài chính - ngân hàng", "thời sự", "pháp lý"...Tôi cũng đã áp dụng cơ chế tương tự để bán quảng cáo trên một số tạp chí của mình sau đó. Các thương hiệu xa xỉ từng giành giật nhau những vị trí tốt nhất mà họ tin rằng bạn đọc - người có khả năng chi trả cho sản phẩm của họ - sẽ nhìn thấy đầu tiên. Nếu không, ít nhất họ cũng muốn quảng cáo của mình nằm bên tay phải của những "bài đinh" nửa đầu cuốn tạp chí.Không chỉ trên báo in, thời kỳ đầu của báo điện tử, khoảng 15 năm trước, việc chiếm được vị trí trên đầu hoặc có logo trên trang chủ rất quan trọng, vì người đọc kiểu gì cũng phải đi qua "mặt tiền" để vào "nhà" đọc tin. Sau này, bạn đọc trải nghiệm nội dung theo link bài báo được gợi ý, chia sẻ trên mạng xã hội. Người đọc "đi" thẳng vào bài viết qua link, không nhất thiết phải qua trang chủ.Dĩ nhiên, nhà quảng cáo khôn khéo sẽ chọn xuất hiện ở ngay bài báo, với nhiều hình thức sáng tạo, dựa trên thuật toán xác định người đang đọc có phải đối tượng mình muốn tiếp cận không. Lý do rất đơn giản và tất yếu: quảng cáo phải xuất hiện ở đâu khách hàng của họ có thể nhìn thấy, khi lật trang báo hoặc lướt web theo dòng chảy nội dung.Nhưng từ ngày Nghị định 38 hiệu lực tới đây, các hành vi tưởng như hiển nhiên này bị coi là vi phạm Luật Quảng cáo, sẽ bị phạt rất nặng. Trên báo in, quảng cáo không được phép xuất hiện ở trang nội dung, đồng thời quảng cáo theo ngữ cảnh trên báo điện tử bị cấm. "Được nằm cạnh nội dung" - yếu tố tiên quyết để nhà quảng cáo bắt tay với báo chí - bị khóa lại.Thực ra, quảng cáo xen với nội dung đã bị cấm từ Luật Quảng cáo 2012. Ngay khi nó ra đời, các nhà chuyên môn đã chỉ ra những bất cập và lạc hậu của nhiều điều khoản trong luật, không theo kịp sự biến chuyển vũ bão của công nghệ truyền thông.Trên thế giới, với báo chí miễn phí tương tự như ở Việt Nam, quảng cáo được phép xen kẽ với bài nội dung và tuỳ biến dựa theo đối tượng đọc báo. Người ta sáng tạo nhiều cách để tránh gây phản cảm cho bạn đọc. Ví dụ như các video, box hình ảnh tĩnh và động, lời gợi ý thân thiện ngay trên thân bài viết. Các bài viết hay phụ trương doanh nghiệp trả tiền được ghi rõ "nội dung được tài trợ". Người đọc hoàn toàn thoải mái trong việc nhấp chuột vào hay bỏ qua. Nếu không muốn bị quảng cáo làm phiền, bạn có thể đặt báo in hay trả tiền mua nội dung báo online theo tháng, quý hoặc năm.Tôi nhận ra rằng, trong nỗ lực bảo vệ quyền của bạn đọc, các nhà lập pháp nước ta đã quên mất quyền của người bỏ tiền quảng cáo, quyền của doanh nghiệp - người mang lại nguồn thu chính cho báo chí, và là một phần của thị trường truyền thông. Họ bị tước bỏ dần các công cụ tiếp cận khách hàng thông qua sản phẩm truyền thông chính thống. Quyền được phát triển mạnh mẽ của báo chí - những người phục vụ nhu cầu thông tin cho xã hội - đang bị gạt sang bên lề.Báo in đang khó khăn, bạn đọc mỗi ngày một rời xa. Mô hình thu phí người đọc mới chỉ manh nha ở một, hai báo điện tử. Cho tới bây giờ, quảng cáo vẫn là nguồn thu gần như duy nhất đối với hầu hết cơ quan báo chí, để báo chí có thể tiếp tục miễn phí cho bạn đọc.Các doanh nghiệp đương nhiên vẫn phải bán hàng. Họ, dù không muốn, sẽ buộc phải chuyển dịch ngân sách quảng cáo lẽ ra dành cho báo chí sang các kênh khác. Doanh thu của báo điện tử hiện chỉ chiếm 20% - 25% tổng thị trường quảng cáo trực tuyến, với sự siết chặt này, sẽ càng thêm khó.Thay đổi trên thực ra còn bất lợi cho nhà nước. Việc quảng bá sản phẩm khó khăn hơn sẽ cản trở sự phát triển chung của kinh tế - xã hội. Báo chí vốn là kênh uy tín để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp, vì giãn cách, có nhu cầu sử dụng kênh báo chí nhiều hơn để tiếp cận công chúng. Những rào cản mới sẽ khiến việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ khó khăn hơn. Nhà quảng cáo không được sử dụng kênh báo chí hiệu quả sẽ chuyển sang các nền tảng khác mà việc thu thuế hiện là vấn đề nan giải với chính phủ.Bộ Thông tin - Truyền thông cũng thấy rõ thị phần quảng cáo trực tuyến trong nước ngày càng bị co hẹp bởi sự cạnh tranh bất bình đẳng, không chung một luật chơi với các nền tảng xuyên biên giới. Cơ quan này đang nỗ lực nhiều cách để cải thiện sự công bằng trên bức tranh quảng cáo số Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc Nghị định 38 ra đời với một số quy định bóp nghẹt quảng cáo trên báo chí vô hình trung càng tạo thêm lợi thế cho các Big Tech.Trong câu chuyện này, chính độc giả cũng bị ảnh hưởng. Họ có thể phải chấp nhận quảng cáo kém tin cậy bởi mạng xã hội không chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin được quảng cáo như báo chí chính thống. Và điều quan trọng nữa, động lực phát triển một trong những ngành kinh tế sáng tạo: ngành xuất bản và nội dung số, sẽ bị suy giảm đáng kể.Người đọc có quyền chặn quảng cáo, nếu muốn. Họ có thể từ chối đọc, xem một kênh báo chí quá nhiều quảng cáo. Họ cũng có cả quyền không trả tiền cho người làm nội dung nếu không thích. Nhưng báo chí và doanh nghiệp thì không được pháp luật bảo hộ những quyền tương tự.Với Nghị định trên, tôi không bình luận về mức độ và hình thức xử phạt, vì nó được đặt ra với mục tiêu ngăn chặn vi phạm. Nhưng tôi chắc chắn việc áp dụng sẽ là bước lùi trong tiến trình đổi mới sáng tạo truyền thông theo xu hướng chung của thế giới.Lê Quốc Vinh
timeline_post_file60ab4d3e15f73-quang-cao-tren-bao-dien-tu.jpg.webp
#5
avatar
Trần Thành GĐ
1090 ngày trước
Sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn hàng hóa
Ngày 09/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, trong đó có sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.(So với hiện hành, bổ sung đối tượng là tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa).Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.(So với hiện hành, bổ sung cụm từ “sản phẩm của”).Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.Nghị định 111/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.
timeline_post_file61b80d77f1c6e-yasin-yusuf-fMh-VTuMHQs-unsplash.jpg.webp
#6
avatar
Bùi Lan
1286 ngày trước
Tài liệu về khủng hoảng truyền thông
KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG - ẢNH HƯỞNG – BÀI HỌC XỬ LÝ  KHỦNG HOẢNG Khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra với các thương hiệu bất kỳ lúc nào nhất là trong thời đại mạng xã hội đang bùng nổ. Việc kiểm soát khủng hoảng cho các thương hiệu cần có những chiến lược xử lý và phương pháp giải quyết nhanh chóng. Đặc biệt để lấy lại niềm tin của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có động thái rõ ràng và tích cực. Bởi vậy, khủng hoảng truyền thông luôn là “bóng đen” đối với các doanh nghiệp. Vậy khủng khoảng truyền thông là gì? Nó được hình thành như thế nào ? Có ảnh hưởng ra sao ?Bài viết dưới đây là một nghiên cứu bao gồm các ví dụ cụ thể, file dowload tình huống tại cuối bài, phân tích và giải pháp chi tiết về Khủng hoảng truyền thôngKhủng hoảng truyền thông là gì?Khủng hoảng truyền thông là cụm từ tiếng Việt được dịch ra từ chữ crisis. Định nghĩa chung, khủng hoảng truyền thông là những sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của công ty khi có thông tin bất lợi về công ty hay sản phẩm. Sự bất lợi này đe dọa đến việc tiêu thụ sản phẩm hoặc làm giảm uy tín của công ty.Theo định nghĩa giáo khoa, “khủng hoảng truyền thông là bất kỳ một sự kiện ngoài ý muốn nào mang mối đe dọa nghiêm trọng đến uy tín của công ty hoặc niềm tin của các bên liên quan. Sự kiện có thể là một hành động vi phạm lòng tin, một sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh, cáo buộc bởi các nhân viên hoặc những người khác, một nghị định đột ngột của chính phủ, lỗ hổng trong sản phẩm, hoặc bất kỳ tác động tiêu cực nào khác” hay nói một cách đơn giản, “khủng hoảng là bất kỳ một sự kiện nào có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của công ty đối với công chúng của nó”.Ba yếu tố chung cho một cuộc khủng hoảng: Mối đe dọa đối với tổ chứcYếu tố bất ngờThời gian quyết định ngắnVenette  lập luận rằng “khủng hoảng là một quá trình biến đổi trong đó hệ thống cũ không còn có thể được duy trì”. Do đó, yếu tố thứ tư của khủng hoảng là sự cần thiết phải thay đổi. Nếu không cần thay đổi, sự kiện có thể được mô tả chính xác hơn là sự cố hoặc sự cố.Các loại khủng hoảng truyền thôngBất kỳ một sự việc nào cũng có mối quan hệ biện chứng giữa “nguyên nhân – kết quả”. Đúng vậy, các cuộc khủng hoảng truyền thông không tự nhiên sinh ra mà nó có thể xuất phát từ các xung đột chính, cơ bản như:Xung đột lợi ích: Một nhóm các cá nhân hoặc nhóm có mâu thuẫn với các tập đoàn về những lợi ích nhất định từ đó dẫn đến các hoạt động chống phá để mang lợi ích về phe mình. Các hoạt động chủ yếu của xung đột này là tẩy chay. Xung đột này, trên thị trường khốc liệt hiện nay thì thường xuyên xảy ra.Cạnh tranh không công bằng: Công ty hoặc tổ chức đối thủ có các động thái vượt ngoài khuôn khổ pháp luật nhằm chống phá, bôi nhọ, hạ nhục danh tiếng của công ty kia. Tuy các hoạt động này đã được giới hạn nhưng vẫn còn đó mà cụ thể là hành động bắt nạt trên mạng.“Một con sâu làm rầu nồi canh”: Một cá nhân đại diện trong công ty, tổ chức có hành vi phạm tội, gây rúng động trong cộng đồng, khiến cộng đồng mất niềm tin và quay lưng với tổ chức. Trường hợp này cũng rất hay xảy ra ví dụ như vụ việc của Agribank.Khủng hoảng liên đới: Đối tác của công ty mình bị vướng vào vòng lao lý, từ đấy có một số tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội nhắm vào làm bôi nhọ danh tiếng công ty khi đánh đồng công ty với những việc làm sai trái của đối tác.Khủng hoảng tự sinh: Các hoạt động truyền thông, sản phẩm hay dịch vụ vô tình có những lỗi hoặc phốt dẫn đến sự bất bình và lan truyền rộng rãi. Đây là lý do thường xuyên và phổ biến trong các doanh nghiệp. Ví dụ: vụ chai nước có ruồi của công ty Tân Hiệp Phát.Khủng hoảng chồng khủng hoảng: Là khi công ty, tổ chức xử lý truyền thông không khéo, không có thái độ thành khẩn sửa chữa lỗi lầm dẫn đến sự phẫn nộ sâu sắc hơn từ cộng đồng. Khủng hoảng này thường xảy ra khi công ty không có một chiến lược giải quyết khủng hoảng quy củ, cẩn thận.Và kết quả của những loại xung đột cộng thêm nhiều gia vị của truyền thông đã tạo nên những cuộc khủng hoảng truyền thông. Khủng hoảng truyền thông vừa là cơ hội, cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng, tính chất của cuộc khủng hoảng, có thể chia thành các loại khủng hoảng truyền thông như sau:Khủng hoảng âm ỉLà những khủng hoảng hay vấn đề một nhóm người đã có với công ty, tổ chức nhưng những vấn đề này quá nhỏ hoặc nó chưa đủ sức lan truyền rộng ra cộng đồng. Nhưng càng về lâu về dài, những vấn đề lớn dần và phát sinh khủng hoảng rộng lớn. Khi khủng hoảng phát sinh, doanh nghiệp rất khó giải quyết vì sự chậm trễ trong thay đổi không mang lại giá trị tích cực đến khách hàng. Khi phát sinh các nguy cơ âm ỉ, doanh nghiệp nên có sự đánh giá suy xét từ đó chặn đứng các nguy cơ có thể có.Khủng hoảng bất chợtLà những khủng hoảng bất chợt xuất hiện mà không có cảnh báo hay dự đoán như một chai nước bị kém chất lượng hay nhân viên phạm tội, những khủng hoảng này lỗi không hoàn toàn do công ty và cách giải quyết nên là thành thật xin lỗi, giải quyết hậu quả bằng tất cả khả năng.Khủng hoảng đa kênhKhủng hoảng đa kênh (Omni-channel) chứa nhiều khả năng gây hại nhất vì nó thu hút sự chú ý của nhiều kênh truyền thông. Nếu một thương hiệu đang đối phó với một tình huống cực đoan, chẳng hạn như cáo buộc quấy rối nơi làm việc, thu hồi sản phẩm hoặc các hành vi không phù hợp tại công ty, thì nó có thể phải đón nhận phản hồi tiêu cực trên phương tiện truyền thông xã hội và trên các phương tiện truyền thông truyền thống.Chuẩn bị đối phó bằng cách có một kế hoạch quản lý khủng hoảng mạnh mẽ thường xuyên được áp dụng và cập nhật. Trong những tình huống như thế này, một phản ứng nhanh chóng và xác thực có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Đảm bảo rằng tất cả các tin nhắn được đăng không chỉ trên trang web của công ty mà còn trên bất kỳ kênh xã hội nào đang nhận được phản hồi tiêu cực. Và mặc dù tính nhất quán trong thông điệp của công ty là chìa khóa, từ ngữ nên được chau chuốt để thể hiện thái độ chân thành.Với các mức độ, phương thức khủng hoảng khác nhau như vậy, thì liệu khủng hoảng truyền thông  tất cả đều là xấu, hay nó chính là một bàn đạp thể hiện sự đẳng cấp, khốn khéo của con người và là cơ hội cho các doanh nghiệp chuyển mình, vươn lên?Ảnh hưởng của khủng hoảng truyền thôngNền kinh tế phát triển càng năng động, quyền con người được đề cao, sức mạnh truyền thông ngày càng lớn, tất cả đều có 2 mặt: tích cực và tiêu cực.  Khủng hoảng truyền thông là bất kì một chuyện xấu gì xảy đến với doanh nghiệp hoặc tổ chức được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội truyền thông, làm ảnh hưởng đến danh tiếng từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động, kinh doanh của các đối tượng bị khủng hoảng tác động đến.Khủng hoảng truyền thông thường kéo theo các cảm xúc tiêu cực không cần thiết mà hệ quả mang lại rất nặng nề:Làm lu mờ phán đoán chính xác.Tổn hại đến các đối tác của tổ chức bị khủng hoảng.Có tính lan truyền cao.Tính chính trực và danh tiếng của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng rõ nét phụ thuộc vào hành động của họ. Việc giải quyết kịp thời các khủng hoảng truyền thông là một bài toán khó của mọi ban ngành tổ chức. Khi gặp phải khủng hoảng, các cấp lãnh đạo, phòng ban nên có sự đối thoại nhanh chóng, rõ ràng để từ đó có thể giải quyết hiệu quả khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng truyền thông xã hội. Các ngành nghề dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng có thể kể đến thương mại điện tử, mạng xã hội, ngành thời trang,..Ví dụ, Những năm vừa qua, đã không ít các thương hiệu thiết sót trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông. Như sự việc đáng tiếc của hãng Boeing để xảy ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng đối với máy bay 737 Max 8 mới của mình, hãng phải chấp nhận mất doanh thu và thu nhập trên mỗi cổ phần đã giảm hơn 40% so với năm 2018. Hay trường hợp của Taco Bell xử trí khi nhân viên làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu trên Facebook…Khủng hoảng truyền thông là điều mà mọi doanh nghiệp đều không muốn xảy ra. Trong việc xử lý khủng hoảng, sẽ không có một quy trình chuẩn nào cả. Vì trong quá trình diễn ra khủng hoảng, sự việc biến đổi không ngừng. Nên cái doanh nghiệp cần chính là sự chuẩn bị. Và áp dụng linh hoạt các nguyên tắc xử lý khủng hoảng truyền thông. Sao cho phù hợp với từng tình huống, diễn biến tình hình bấy giờ.Tuy nhiên, cũng không thể nói hoàn toàn, khủng hoảng truyền thông đều có tác động xấu. Bởi lẽ, khủng hoảng cũng có thể là chất xúc tác có tác dụng kích thích tính năng động sáng tạo, huy động tối đa tiềm lực trí tuệ của con người, cộng đồng và xã hội. Chỉ cần, kịp thời đưa ra nhưng giải pháp, chiến lược phù hợp để xử lý thì tất cả có thể biến thành cơ hội hành động kêu gọi một cách thông minh, thì đương nhiên sẽ biến “nguy thành an” biến “ khó khăn thành cơ hội”. Điển hình như: KFC Xử lý khủng hoảng truyền thông tốt có thể giúp bạn biến bê bối thành một chiến lược độc đáo và thu về những phản hồi tích cực.Như vậy, thực tế đã chứng minh, có nhiều doanh nghiệp đã thật sự thất bại, điêu đứng trên bờ vực phá sản,…vì khủng khoảng truyền thông, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp trở mình trên đường đua một cách ngoại mục.Các giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông THƯỜNG THẤYNhanh chóng đánh giá vấn đề gây khủng hoảngĐiều đầu tiên khi có những dấu hiệu khủng hoảng truyền thông là lập tức chúng ta phải tiếp cận và đánh giá vấn đề trong thời gian ngắn nhất. Trong đó, đặt ra các câu hỏi là một cách hiệu quả để nhìn nhận vấn đề một cách trực quan nhất.Vấn đề này có ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của tổ chức, doanh nghiệp? Nó có ảnh hưởng đến bộ máy cấp cao hay không? Mức độ nghiêm trọng của vấn đề truyền thông nằm mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải nằm ở khoảng nào ?Phản hồi với các đối tác, khách hàngThực tế, tốc độ phản hồi khách thực sự rất quan trọng khi khủng hoảng truyền thông xảy ra. Sự im lặng và thụ động sẽ biến mọi tình huống trở nên tệ hại hơn và nhận được nhiều sự giận dữ hơn.Hãy luôn trong tư thế sẵn sàng nhận các phàn nàn từ phía các đối tác, khách hàng và phản hồi ngay lập tức. Nếu bạn chưa thể có câu trả lời ngay, hãy ước tính một khoảng thời gian về phía khách hàng để họ cảm nhận rằng chúng ta thực sự quan tâm đến vấn đề họ đang mắc phải.Có thái độ tích cực và trung thựcChúng ta không nên che giấu và không rõ ràng với truyền thông, mạng xã hội khi có khủng hoảng truyền thông xảy ra.Lên tiếng trên mạng xã hội, đưa ra thông cáo, lời xin lỗi trình bày rõ ràng vấn đề chúng ta đang mắc phải và đưa ra phương hướng giải quyết chính là phương pháp để trấn an khách hàng, đối tác đồng thời nhận được sự thông cảm của dư luận.Như CMO Will McInnes của Brandwatch từng nói: “Chiến dịch có thể sẽ sai. Các thông điệp được kiểm tra trong nhóm sẽ không hiệu quả.Nhân viên sẽ không hành động đúng. Nhưng người tiêu dùng sẽ chấp nhận lỗi lầm khi nhận được những phản hồi phù hợp.”Xây dựng quy trình bài bản đề phòng khủng hoảng truyền thôngNgười ta vẫn thường nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh.” Cách tốt nhất để xử lý khủng hoảng truyền thông là tiêu diệt triệt để những lối mòn có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông trước khi nó xảy ra. Có những cách để ngăn chặn khủng hoảng truyền thông như:Xây dựng một đội ngũ thiết kế và quản lý web chuyên nghiệp để đăng tải và cập nhập thông tin kịp thờiKiểm soát chặt chẽ những thông tin phát tán trên mạng xã hội.Cẩn thận kiểm tra tất cả những sản phẩm truyền thông (viral videos, photos…) trước khi tạo chiến dịch truyền thông.Không nên quảng cáo quá xa vời thực tế, lố lăng về chất lượng doanh nghiệp.Có rất nhiều phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông, sự lựa chọn phương pháp giải quyết phù hợp là rất quan trọng nó quyết định đến sự thành bại.VÍ DỤ Khủng hoảng truyền thông của United Airlines: Bài học về quản lý khủng hoảng và giữ uy tín"Mở đầu: Trong lịch sử của ngành hàng không, khủng hoảng truyền thông của United Airlines vào năm 2017 là một ví dụ điển hình về cách một sự cố có thể gây tổn hại lớn đến hình ảnh của một công ty. Bài viết này sẽ phân tích nguyên nhân, quá trình và kết quả của sự cố này, cũng như bài học quan trọng về quản lý khủng hoảng truyền thông.Nguyên nhân: Sự cố bắt đầu khi một video ghi lại cảnh một hành khách bị kéo ra khỏi máy bay của United Airlines trở nên viral trên mạng xã hội. Hành khách này đã mua vé và ngồi xuống ghế của mình, nhưng sau đó đã bị yêu cầu rời khỏi máy bay do quá tải. Khi người đàn ông này từ chối, anh ta đã bị lực lượng an ninh kéo ra khỏi máy bay một cách bạo lực.Quá trình: Sau khi video này trở nên phổ biến trên mạng xã hội, United Airlines đã phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng trực tuyến và truyền thông. Ban đầu, CEO của United Airlines đã phát hành một tuyên bố bào chữa cho hành động của nhân viên an ninh và không xin lỗi trực tiếp đến hành khách bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau khi gặp phản ứng tiêu cực từ cộng đồng, CEO đã phát hành một tuyên bố xin lỗi và hứa sẽ không bao giờ để sự cố tương tự xảy ra lại.Kết quả: United Airlines đã phải trả giá đắt cho khủng hoảng truyền thông này. Giá cổ phiếu của hãng đã giảm sút, và hãng đã mất đi sự tin tưởng của khách hàng. Tuy nhiên, sau khi xin lỗi và thực hiện các biện pháp cải thiện, hãng đã dần khôi phục lại uy tín của mình.Bài học: Khủng hoảng truyền thông này cho thấy sự quan trọng của việc xử lý tình huống một cách nhân văn và tôn trọng quyền lợi của khách hàng. Ngoài ra, việc phản hồi nhanh chóng và chân thành cũng rất quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại cho hình ảnh của doanh nghiệp. Cuối cùng, việc xây dựng một kế hoạch truyền thông khẩn cấp và đào tạo nhân viên về cách xử lý khủng hoảng truyền thông cũng rất quan trọng.Kỹ năng quan trọng trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông: Bí quyết giữ vững uy tín doanh nghiệp - GIẢI PHÁP TƯ VẤN THỰC TẾ chỉ có tại TTPL.VNKhủng hoảng truyền thông có thể xảy ra bất ngờ và gây ra những thiệt hại lớn đối với hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Để đối phó hiệu quả với những tình huống khó khăn này, doanh nghiệp cần có các chiến lược xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả. Dưới đây là bốn chiến lược quan trọng mà mọi doanh nghiệp nên áp dụng.Xây dựng chiến lược CHI TIẾT xử lý khủng hoảng: Để đối phó với khủng hoảng truyền thông, doanh nghiệp cần có một chiến lược xử lý khủng hoảng rõ ràng. Việc này cần sự giúp sức của nhiều hệ thống, xây dựng chi tiết chiến lược là không thể thiếu.Điều này bao gồm việc xác định trước các bước cần thực hiện, lựa chọn kênh truyền thông và xác định thông điệp cần truyền đạt.Xây dựng kế hoạch seeding mạng xã hội: Seeding là việc sử dụng các tài khoản mạng xã hội để truyền đạt thông điệp của doanh nghiệp đến cộng đồng trực tuyến. Doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch seeding hiệu quả để đảm bảo thông điệp của mình được truyền đạt đến đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.Xây dựng hệ thống báo chí và trang mạng cùng ngành: Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với báo chí và trang mạng cùng ngành. Điều này giúp doanh nghiệp có thể truyền đạt thông điệp của mình đến cộng đồng một cách nhanh chóng và hiệu quả.Xây dựng một kế hoạch truyền thông khẩn cấp: Một kế hoạch truyền thông khẩn cấp giúp doanh nghiệp xác định trước các bước cần thực hiện khi xảy ra khủng hoảng. Kế hoạch này nên bao gồm việc xác định người phát ngôn, lựa chọn kênh truyền thông, và xác định thông điệp cần truyền đạt. Điều này giúp doanh nghiệp phản hồi nhanh chóng và kiểm soát tình hình.Tạo ra một đội ngũ quản lý khủng hoảng truyền thông: Đội ngũ này nên bao gồm các chuyên gia truyền thông, quan hệ công chúng và quản lý khủng hoảng. Họ sẽ chịu trách nhiệm giám sát tình hình, đưa ra quyết định và thực hiện các chiến lược xử lý khủng hoảng truyền thông.Sử dụng các kênh truyền thông khác nhau để truyền đạt thông điệp của bạn: Trong thời đại số hóa, việc sử dụng đa kênh truyền thông là cần thiết. Doanh nghiệp nên sử dụng cả truyền thông truyền thống và truyền thông số để truyền đạt thông điệp của mình. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khác nhau và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả.Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến lược xử lý khủng hoảng truyền thông: Sau khi áp dụng các chiến lược, doanh nghiệp nên theo dõi và đánh giá hiệu quả của chúng. Điều này giúp doanh nghiệp biết được những gì đã làm đúng và những gì cần cải thiện trong tương lai.Kết luận: Khủng hoảng truyền thông là một thách thức lớn đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, với các chiến lược xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp có thể giữ vững uy tín và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.CẦN HƯỚNG DẪN CHI TIẾT XỬ LÝ, HÃY ẤN VÀO BÌNH LUẬN BÀI VIẾT NHÉTài liệu về khủng hoảng truyền thôngDưới đây là một số tài liệu cần biết về khủng hỏang truyền thông của các thương hiệu lớn và phương thức xử lý, bài học rút ra rất hữu ích: Ngày thứ 2 đen tối và cơn ác mộng của người làm truyền thông: Tải về05 ví dụ về khủng hoảng truyền thông và bài học rút ra: Tải về10 bài học điển hình về xử lý khủng hoảng truyền thông: Tải vềCơ chế lan truyền của khủng hoảng truyền thông: Tải vềDomino-s Pizza- Dội nước dập tắt khủng hoảng truyền thông, thay vì im lặng chờ chết: Tải vềKhi nhân viên làm xấu hình ảnh thương hiệu trên facebook đừng xử trí như Taco Bell: Tải vềNestle và Bài học xử lý khủng hoảng trên mạng xã hội: Tải vềSocial Listening- khủng hoảng truyền thông của Agribank ảnh hưởng như thế nào ? Tải vềSocial Listening- Vì đâu BaBy Care gặp phải khủng hoảng truyền thông: Tải về Tổng hợp các cuộc khủng hoảng truyền thông:Trên đây là các thông tin tư vấn của Legalzone về phương án quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.
#7
avatar
Tạ Thùy Như
257 ngày trước
Câu hỏi:
Hộ cận nghèo được mua nhà ở xã hội? Nhà em thuộc diện hộ cận nghèo thì có được mua nhà ở xã hội không ạ?
#8
avatar
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
1063 ngày trước
Danh mục tổng hợp các thủ tục pháp luật về Nuôi con nuôi
I. Nuôi con nuôi trong nước:1. Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nướcMô tả: Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên ( không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhân con riêng của vợ, mẹ kế nhân con riêng của chồng làm con nuôi hoăc cô, câu, dì, chú bác ruôt nhận cháu làm con nuôi); - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi (không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoăc cô, câu,dì, chú bác ruôt nhân cháu làm con nuôi); - Có tư cách đạo đức tốt. Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi2. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nướcMô tả: Giấy tờ gồm tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng)Điều kiện: Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được; Cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi3. Thủ tục giải quyết nuôi con nuôi trong nước đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡngMô tả:Các trường hợp không được nhận con nuôi - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước4. Thủ tục Xác nhận công dân Việt Nam thường trú khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôiMô tả:Giấy tờ gồm: Đơn xin nhận con nuôi; Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này); Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật nước láng giềng.Kết quả: Giấy xác nhận công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú tại khu vực biên giới làm con nuôi.5. Thủ tục Cấp giấy xác nhận công dân Việt Nam ở trong nước đủ điều kiện nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôiMô tả:Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: Giấy khai sinh; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự; Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡngKết quả: Giấy xác nhận đủ điều kiện nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi6. Nuôi con nuôi trong nước với trẻ mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người thân không có khả năng nuôi dưỡngMô tả: Hồ sơ của người nhận nuôi:- Đơn xin nhận con nuôi trong nước. - Trường hợp người nhận con nuôi có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi: Nộp Đơn đăng ký nhu cầu nhận trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi.- Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;- Phiếu lý lịch tư pháp;- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân:- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước7. Thủ tục nhận con nuôi trong nước là trẻ bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡngMô tả: Hồ sơ của người được nhận nuôi:- Giấy khai sinh;- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơiKết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước8. Nuôi con nuôi trong nước với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôiMô tả: Các trường hợp không được nhận con nuôi - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước II. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:1. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôiMô tả: Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh, bao gồm: +) Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi. +) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi. Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.Kết quả: Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài.2. Thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoàiMô tả: Người được nhận làm con nuôi phải có đủ các điều kiện sau: - Dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;- Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.Lệ phí : 150 đô la Mỹ/trường hợpKết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi3. Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôiMô tả: Thời hạn giải quyết: 35 ngày Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.Lệ phí : 4.500.000 Đồng (Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam)Kết quả: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài4. Giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôiMô tả: Thời hạn giải quyết: 30 ngày, trong đó: UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến những người có liên quan: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Tư pháp có ý kiến: 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã;Đăng ký việc nuôi con nuôi và giao - nhận con nuôi: 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp.Lệ phí : 4.500.000 Đồng (Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi)Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi5. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt NamMô tả: Yêu cầu đối với tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam: + Được thành lập và hoạt động hợp pháp, phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi trên lãnh thổ của nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên; + Được cơ quan có thẩm quyền về nuôi con nuôi của nước nơi thành lập cho phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam; + Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế liên tục từ 03 năm trở lên, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước đó xác nhận; + Có đội ngũ nhân viên công tác xã hội và pháp lý hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi; + Người đại diện của tổ chức tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn về lĩnh vực nuôi con nuôi.Kết quả: Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam6. Thủ tục Sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt NamMô tả: Đối với trường hợp thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam thì người dự kiến đứng đầu văn phòng con nuôi nước ngoài phải đáp ứng đầu đủ các tiêu chuẩn sau: + Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài; nếu là công dân Việt Nam thì không thuộc diện công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; + Có đạo đức tốt; + Không có tiền án, tiền sự, không thuộc diện bị cấm xuất cảnh, nhập cảnh; + Hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội Việt Nam liên quan đến nuôi con nuôi và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi; + Một người chỉ được đứng đầu một Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt NamKết quả: Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi7. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoàiMô tả: Giấy tờ bao gồm: Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứngKết quả: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài8. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡngMô tả: Phí: 50.000.000 đồng/trường hợp (Trường hợp nhận trẻ em bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn nộp chi phí. Nộp sau khi người nhận con nuôi đồng ý với kết quả giới thiệu trẻ em.)Lệ phí : 9.000.000 đồng/trường hợp Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài. Chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước Ba Đình. Nộp sau khi Cục Con nuôi tiếp nhận và cấp mã số hồ sơ của người nhận con nuôi.Kết quả: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài.9. Thủ tục Gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt NamMô tả: Giấy tờ bao gồm: Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt NamKết quả: Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt NamĐơn xin sửa đổi, gia hạn giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt NamBáo cáo hoạt động của tổ chức tại Việt NamKết quả: Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam10. Thủ tục đăng ký việc nhận nuôi con nuôi giữa người nhận nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với trẻ em được nhận nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoàiMô tả: Người nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi tại trụ sở của cơ quan đại diện nơi đăng ký việc nuôi con nuôi. Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cũng phải có mặt 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 60 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minhKết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi11. Ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoàiMô tả: Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi trong các trường hợp:- Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nơi giải quyết việc nuôi con nuôi cùng là thành viên; - Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định pháp luật của nước ngoài, trừ trường hợp vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Kết quả: Trích lục ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.12. Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tếMô tả: Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; Đến thời điểm Luật nuôi con nuôi có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi13. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trẻ khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo sống ở cơ sở nuôi dưỡngMô tả: - Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định nhưng không thành đối với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu.- Trường hợp nhận đích danh trẻ em là anh, chị, em ruột của con nuôi trước đó: Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người nhận con nuôi nhận con nuôi trước đó và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.Kết quả: Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài14. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là trẻ bị bỏ rơi không xác định được cha mẹ đẻ sống ở cơ sở nuôi dưỡngMô tả: - Người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện: +) Dưới 16 tuổi; +) Là trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng; +) Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.Kết quả: Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài15. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với trẻ em có cha hoặc mẹ đẻ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định Mô tả: Thời gian Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí. - Thời gian cơ quan chủ quản cho ý kiến gửi Sở Tư pháp: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. - Thời gian Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em làm con nuôi: 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi. - Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến đối với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi (đối với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu): 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình. - Thời gian Cục Con nuôi kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 28 và khoản 3 Điều 36 Luật nuôi con nuôi: 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi của Sở Tư pháp. - Thời gian Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp: 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi, xác nhận trẻ em được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi. - Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.Kết quả: Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 16. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với trẻ em có cả cha mẹ đẻ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định Mô tả: Phí: 50.000.000 đồng/trường hợp Trường hợp nhận trẻ em bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn nộp chi phí. Nộp sau khi người nhận con nuôi đồng ý với kết quả giới thiệu trẻ em.Lệ phí: 9.000.000 đồng/trường hợpTrường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.Chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước Ba Đình. Nộp sau khi Cục Con nuôi tiếp nhận và cấp mã số hồ sơ của người nhận con nuôi.Kết quả: Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 
timeline_post_file61d65b0e46922-Thiết-kế-không-tên.jpg.webp
#9
avatar
Phạm Diễm Thư
328 ngày trước
Mức tạm ứng tiền lương của người lao động là bao nhiêu?
Khi xét về mức tạm ứng tiền lương của người lao động, việc hiểu rõ quy định và các trường hợp được đề cập trong Bộ luật Lao động 2019 là vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn tạo ra sự minh bạch và công bằng trong quy trình trả lương. Cùng Thủ tục pháp luật điểm qua các quy định chi tiết về mức tạm ứng tiền lương dựa trên từng trường hợp cụ thể.1. Quy định về trả lương cho người lao độngQuy định về việc trả lương cho người lao động không chỉ là một điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của họ mà còn là nền tảng quan trọng của môi trường lao động công bằng và minh bạch. Căn cứ theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trả lương cho người lao động như sau:- Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.- Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.- Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).2. Mức tạm ứng tiền lương - Trường hợp hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán (khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019)+ Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.- Trường hợp thỏa thuận (khoản 1 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019)+ Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.- Trường hợp thực hiện nghĩa vụ công dân (khoản 2 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019)+ Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.+ Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.- Trường hợp nghỉ hằng năm (khoản 5 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)+ Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.+ Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này quy định: Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.- Trường hợp bị tạm đình chỉ công việc (khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019)+ Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.+ Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.Kết luậnSự cụ thể và minh bạch trong quy định về tạm ứng tiền lương là yếu tố cơ bản đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Điều này không chỉ đem lại sự an tâm cho người lao động mà còn tạo ra nền tảng vững chắc cho mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc áp dụng đúng, minh bạch các quy định này không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là nền tảng của một môi trường làm việc hài hòa, công bằng và tích cực.
timeline_post_file65a3a38001991-LG--33-.png
#10
avatar
Holy Legal
178 ngày trước
QUY TRÌNH TĂNG VỐN CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN - CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI
1. Quy định về Vốn Điều Lệ cho Công Ty TNHH từ 2 Thành Viên Trở Lên1.1. Định nghĩa về Vốn Điều Lệ của Công Ty TNHH từ 2 Thành Viên Trở LênVốn Điều Lệ đề cập đến tổng giá trị tài sản mà mỗi thành viên cam kết phải góp hoặc góp đủ trong vòng 90 ngày, tính từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo quy định này, mỗi thành viên chỉ được phép góp tài sản loại nào mà họ đã cam kết, trừ khi có sự đồng thuận từ phần lớn các thành viên còn lại.Lưu ý:Trong thời hạn 60 ngày sau khi hoàn thành việc góp vốn, nếu một thành viên không đóng đủ số vốn cam kết, công ty phải tiến hành thủ tục giảm Vốn Điều Lệ của Công Ty TNHH từ 2 Thành Viên. Việc giảm vốn này không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của thành viên đó đối với phần vốn mà họ đã cam kết trước khi thực hiện việc giảm vốn.1.2. Quy định về việc Tăng Vốn Điều Lệ cho Công Ty TNHH từ 2 Thành Viên Trở LênDưới đây là những trường hợp dẫn đến việc Công Ty TNHH từ 2 Thành Viên Trở Lên tăng Vốn Điều Lệ:Tăng số vốn góp từ các thành viên hiện tại của công ty;Tiếp nhận thêm vốn góp từ các thành viên mới.Theo quy định này, phần vốn góp được tăng thêm của các thành viên được xác định như sau:Trong trường hợp tăng số vốn góp của thành viên hiện tại, phần vốn góp mới này phải được phân chia đều theo tỷ lệ phần vốn góp của từng thành viên trong Vốn Điều Lệ.Trong trường hợp có thành viên không đóng góp hoặc chỉ đóng góp một phần của phần vốn góp mới đó, số vốn còn lại sẽ được phân chia đều cho tất cả các thành viên, dựa trên tỷ lệ vốn góp của họ trong Vốn Điều Lệ.2. Quy trình điều chỉnh tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên có vốn đầu tư nước ngoàiSo với công ty Việt Nam, quy trình này có thể hơi phức tạp hơn đôi chút. Đối với công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, nếu muốn tăng vốn điều lệ (tăng phần vốn góp nước ngoài), cần phải điều chỉnh cả giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lẫn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.➧ Hồ sơ cần thiết để điều chỉnh trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tưChi tiết hồ sơ bao gồm:Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;Bản sao công chứng của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;Đơn đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư, cụ thể là việc tăng vốn đầu tư;Báo cáo, khai báo thông tin về dự án đầu tư (*);Quyết định từ nhà đầu tư về việc tăng vốn đầu tư;Bản giải trình nguyên nhân điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;Văn bản xác nhận từ ngân hàng về việc công ty đã hoàn tất việc góp vốn;Văn bản ủy quyền cùng với bản sao công chứng của CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.(*) Bạn cần đăng ký thông tin dự án đầu tư trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư để nhận mã theo dõi tình trạng hồ sơ.Trong vòng 15 ngày công việc, từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan giải quyết hồ sơ sẽ tùy thuộc vào loại dự án công ty đang thực hiện:Dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế sẽ do ban quản lý từng khu giải quyết;Các dự án khác sẽ do Phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ KH&ĐT xử lý.Chú ý:Nếu việc tăng vốn là vốn góp của Việt Nam và không liên quan đến vốn nước ngoài, chỉ cần điều chỉnh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.➧ Hồ sơ điều chỉnh tăng vốn điều lệ, thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhChi tiết hồ sơ:Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;Biên bản cuộc họp hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên;Quyết định của hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ;Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi điều chỉnh;Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;Văn bản ủy quyền cùng bản sao công chứng của CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền, nếu không phải là đại diện pháp luật.Trong vòng 3 ngày công việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xử lý như sau:Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới nếu hồ sơ hợp lệ;Thông báo cho công ty điều chỉnh, bổ sung nếu hồ sơ chưa đúng hoặc đầy đủ theo quy định. Lưu ý: Thứ tự thực hiện có thể thay đổi tùy theo từng tỉnh, thành phố.Câu hỏi có liên quan:Câu hỏi: Ảnh hưởng từ việc điều chỉnh tăng vốn? Trả lời: Nếu việc tăng vốn điều lệ tác động đến mức thuế môn bài, thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm kế tiếp không muộn hơn ngày 31/12 của năm cùng với việc điều chỉnh vốn điều lệ;Khi vốn điều lệ được tăng mà không tuân theo tỷ lệ phù hợp với phần vốn góp của các thành viên, thì thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác hoặc phản đối việc tăng vốn điều lệ.Câu hỏi: Lợi ích của việc tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lênTrả lời: Khi tăng vốn điều lệ, công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên có thể thu được nhiều lợi ích trong hành trình kinh doanh. Ví dụ, hạn mức vay ngân hàng có thể tăng, đồng thời cũng nâng cao uy tín với khách hàng và đối tác…Câu hỏi: Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu không?Trả lời: Không, các công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên không có quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Đây là một nhược điểm đặc trưng của loại hình doanh nghiệp này.
timeline_post_file666a7aa69d456-23..jpg
Xem thêm