×
0888889366
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
7 người
Xem tất cả
Theo dõi
Theo dõi
Theo dõi
Theo dõi
Theo dõi
Đang theo dõi
1 người
Xem tất cả
Theo dõi
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
1030 ngày trước
Theo dõi
Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được quy định tại Luật nuôi con nuôi. Tuy nhiên, Để nắm rõ hơn các quy định về hồ sơ. Bài viết dưới đây Legalzone xin cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài (khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010).Việc nhận nuôi phải được thực hiện theo những nguyên tắc được nêu tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi với thứ tự ưu tiên:– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;– Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.Trong đó, chỉ được cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được người nhận nuôi ở trong nước.Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt NamĐơn xin nhận con nuôi;Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;Bản điều tra về tâm lý, gia đình;Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;Phiếu lý lịch tư pháp;Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.Lưu ý:Các giấy tờ trên phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự;Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.Trường hợp được xin đích danh, người nhận con nuôi cần phải có thêm tài liệu chứng minh mình thuộc các trường hợp đó; Đối với trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt NamĐơn xin nhận con nuôi;Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;Phiếu lý lịch tư pháp;Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.Lưu ý:Hồ sơ của người nhận con nuôi được nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư phápNhận con nuôi đích danh là gìHồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôiHồ sơ được lập thành 03 bộ, gồm những giấy tờ sau:Giấy khai sinh;Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích;Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;Người nước ngoài nhận con nuôi đăng ký ở đâu?Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi được quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi và hướng dẫn tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi bởi Nghị định 24/2019/NĐ-CP):– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi;– Nếu trẻ em có cơ sở nuôi dưỡng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tư pháp sẽ thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài.Lệ phí phải nộp khi người nước ngoài nhận con nuôiTheo Nghị định số 114/2016/NĐ-CP, Chính phủ quy định cụ thể mức lệ phí khi người nước ngoài đăng ký nhận con nuôi như sau:STTTrường hợpLệ phí2Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận công dân Việt Nam làm con nuôi09 triệu đồng3Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận công dân Việt Nam làm con nuôi4,5 triệu đồng4Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nưới láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi4,5 triệu đồng5Đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài150 đô la MỹNgoài những khoản lệ phí này, người nước ngoài nếu không thường trú ở Việt Nam còn phải trả thêm một khoản tiền bù đắp một phần chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài:– Chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận con nuôi;– Chi phí xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi;– Chi phí giao nhận con nuôi;– Thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng. Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết và để được hướng dẫn thực hiện vui lòng liên hệĐịa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà NộiEmail: Support@legalzone.comHotline: 0888889366Fanpage: Công ty Luật Legalzone
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
1039 ngày trước
Theo dõi
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về nhà đất ở và kinh doanh ngày càng cao. Đi theo đó là nhu cầu làm thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng. Tuy nhiên, thủ tục pháp lý này khá phức tạp, Legalzone giới thiệu cho bạn qua bài viết dưới đâyGiấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời công trình.Trong đó, giấy phép xây dựng được chia làm 3 loại là:Xây dựng mớiSửa chữa, cải tạoDi dời công trình.Căn cứ pháp lýLuật Xây dựng 2014Thông tư 19/2009/TT-BXD về quản lý đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp và khu kinh tế do Bộ Xây dựng ban hànhHồ sơ xin giấy phép xây dựng Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựngBản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;Giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo;Giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo;Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị;Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệtĐối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cao tầngBước 1: Nộp hồ sơChủ đầu tư nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơCơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Cơ quan cấp giấy phép xây dựng xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.Nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu thì cơ quan cấp phép thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp phép có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết.Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng đối chiếu với các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.Bước 3: Cấp giấy phépCơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện được cấp giấy phép xây dựng để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.Thời gian cấp giấy phép xây dựng: Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Trường hợp đến hạn nói trên, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.Bước 4: Nhận kết quả và nộp lệ phíChủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời.Lệ phí xin giấy phépĐối với nhà ở riêng lẻ: 50.000vnđ/giấy phép.Đối với các công trình khác: 100.000vnđ/giấy phép.Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng là 10.000vnđ/giấy phépMức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng ở một số tỉnh thành:Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ: Hà Nội (75.000vnđ/giấy phép), Hồ Chí Minh (50.000vnđ/giấy phép), Đà Nẵng (50.000vnđ/giấy phép).Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng mới đối với các công trình khác: Hà Nội (150.000vnđ/giấy phép), Hồ Chí Minh (100.000vnđ/giấy phép), Đà Nẵng (100.000vnđ/giấy phép).Lệ phí gia hạn giấy phép xây dưng: Hà Nội (15.000vnđ/giấy phép), Hồ Chí Minh (10.000vnđ/giấy phép), Đà Nẵng (10.000vnđ/giấy phép).Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻHồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm:Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựngBản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200.Hồ sơ nộp tại UBND cấp huyện. Thời gian cấp Giấy phép xây dựng là 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và thời gian không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.Trên đây là những thông tin cần thiết mà Legalzone đã tổng hợp về Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà cao tầng. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: Legalzone
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
1048 ngày trước
Theo dõi
Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ phổ biến nhất hiện nay, được rất nhiều người quan tâm. Vậy vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể hiện nay tối thiểu là bao nhiêu và pháp luật quy định như thế nào? Bài viết này Legalzone sẽ tư vấn cho bạn về vấn đề quy định về vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2022.Nghị định 01/2021/NĐ-CP tại điều 79 quy định:“1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”Theo đó, hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Như vậy, vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản của chủ hộ kinh doanh.Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thểCá nhân, hộ gia đình thường đăng ký hộ kinh doanh cá thể thay vì công ty, doanh nghiệp bởi vìKhách hàng không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh phiền hà phức tạp về thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính…Cá nhân, hộ gia đình có mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít;Có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh của mình, cần giấy phép khi cơ quan có thẩm quyền kiểm traĐối tượng không cần phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh.Quy định về vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, quy định giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có thông tin về số vốn điều lệ. Tuy nhiên, trước khi quyết định đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh; chủ hộ kinh doanh cần cân nhắc những vấn đề sau:Vốn điều lệ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Mọi hộ kinh doanh dù có vốn điều lệ nhiều hay ít đều có quyền lợi; trách nhiệm bình đẳng như nhau.Vốn điều lệ nên được đăng ký phù hợp với ngành, nghề kinh doanh; quy mô và chiến lược kinh doanh của hộ kinh doanh.Nếu chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh sau khi đã dùng hết số vốn điều lệ để thanh toán các khoản nợ mà vẫn còn. Chủ hộ kinh doanh phải dùng tài sản của mình để thanh toán hết các khoản nợ đó.Hiện nay, pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Việc chọn số vốn điều lệ cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng của chủ hộ kinh doanh. Nếu là hộ kinh doanh mới chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành, quản lý kinh doanh thì nên để số vốn vừa phải, đủ khả năng của mình. Khi việc kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, có dấu hiệu phát triển dần dần thì mới nên đăng ký tăng vốn điều lệ lên cao hơn.Lưu ýHộ kinh doanh cũng nên đăng ký vốn thấp; không nên đăng ký vốn cao vì cơ quan thuế sẽ dựa vào 3 điều kiện sau để áp mức thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh:Vốn cao hay thấp;Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất; có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không.Hơn nữa, các loại thuế và cách tính thuế cho hộ kinh doanh cá thể thường phụ thuộc vào doanh thu hàng năm; chứ không có một mức cố định.Theo Khoản 1 Điều 3, Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CPP ngày 04/10/2012 quy định mức lệ phí môn bài mà hộ kinh doanh phải đóng:“1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.Hồ sơ thủ tục đăng ký thành lậpHồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau: Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).Địa điểm đăng kýNộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.Ngoài ra có thể đăng ký online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Sau khi đăng ký, hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung hoặc bị từ chối, chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thểKhi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Lệ phí giải quyếtDo HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.Trên đây là những thông tin Legalzone tổng hợp Quy định về vốn điều lệ hộ kinh doanh cá thể mới nhất 2022. Nếu cần tìm hiểu thêm, hoặc yêu cầu dịch vụ thành lập doanh nghiệp từ chúng tôi, vui lòng liên hệ Legalzone:Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 0888889366Fanpage: Công ty Luật Legalzone
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
1050 ngày trước
Theo dõi
Vốn điều lệ là một trong những nội dung bắt buộc kê khai khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nên để vốn điều lệ bao nhiêu để có lợi cho công ty? Đây là vấn đề mà hầu hết các nhà đầu tư quan tâm khi thành lập doanh nghiệp. Tham khảo bài viết dưới đây của Legalzone để biết thêm thông tin về vấn đề Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ?Vốn điều lệ là gì?Theo khoản 34 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: Vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.Như vậy, vốn điều lệ công ty không chỉ là tiền mà còn có thể là quyền sử dụng đất, trang thiết bị móc móc, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.…Hình thức góp vốn– Khi đăng ký thành lập công ty, thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản.+ Đối với hình thức góp vốn bằng tiền mặt, thành viên có thể thực hiện góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua phương thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty (sau khi công ty đăng ký tài khoản tại cá nhân hàng thương mại).+ Đối với hình thức góp vốn bằng tài sản, thành viên công ty phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định của pháp luậtMức vốn điều lệ khi thành lập công tyCăn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Tùy vào khả năng kinh tế của thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty, vốn điều lệ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:Khả năng tài chính của mình;Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ của công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập);Dự án ký kết với đối tác…Bên cạnh đó, mức vốn điều lệ còn ảnh hưởng đến thuế môn bài của doanh nghiệp đóng hàng năm, cụ thể:– Mức 1: Mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm;– Mức 2: Mức vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm.Lưu ýCó 2 thời điểm trong năm khi thành lập, lệ phí môn bài có sự chênh lệch với nhau:– Thành lập trong 06 tháng đầu năm (01/01 – 30/6): Đóng 100% mức lệ phí môn bài theo quy định;– Thành lập trong 06 tháng cuối năm (01/07 – 31/12): Phải đóng 50% mức lệ phí môn bài theo quy định.Ngoài ra, vốn điều lệ còn cần dựa vào doanh nghiệp bạn sản xuất, xây dựng, hay buôn bán, dịch vụ… mà lựa chọn một mức vốn riêng. Vì những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, sản xuất thì cần nguồn vốn lớn để mua sắm trang thiết bị, máy móc, trả lương công nhân,…Thời hạn: Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.Thay đổi vốn điều lệTrong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhu cầu thay đổi vốn điều lệ phát sinh khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh hay thay đổi phạm vi kinh doanh.Doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi thay đổi vốn điều lệ. Do đó, kèm theo Thông báo đăng ký thay đổi vốn điều lệ phải có Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định thay đổi vốn điều lệ.Xem chi tiết tại: Thay đổi vốn điều lệCác loại vốn khácVốn pháp địnhVốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty.Vốn pháp định cũng là số tiền tối thiểu để công ty được thành lập theo quy định của nhà nước. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện mà có có mức vốn khác nhauMột số ví dụ về vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh có điều kiện;Ngành nghề kinh doanhVốn pháp địnhCơ sở pháp lýKinh doanh bất động sản20 tỷ đồngKhoản 1 Điều 3, Nghị định 76/2015 /NĐ-CPKinh doanh dịch vụ đòi nợ2 tỷ đồngĐiều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CPKinh doanh sản xuất phim200 triệu đồngKhoản 1 Điều 3 Nghị định 142/2018/NĐ-CPKinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm4 tỷ đồngĐiểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CPVốn ký quỹĐây là số vốn mà doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty.Ví dụ khi thành lập công ty TNHH cho kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế inbound là 250 triệu, outbound là 500 triệu. Dịch vụ bảo vệ, đòi nợ thuê là 2 tỷ đồng.Vốn góp nước ngoài– Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan tới nước ngoài mới cần chú ý tới.– Lưu ý: Số vốn góp ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty nên các doanh nghiệp cần phải chú ý tuyệt đối vấn đề này.Thông tin liên hệKhi có thắc mắc gì về vốn điều lệ, dịch vụ thay đổi vốn điều lệ, thành lập doanh nghiệp, cấp GCNĐT, điều chỉnh giấy phép đầu tư hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi!Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà NộiEmail: Support@legalzone.vnHotline: 0888889366Fanpage: Công ty Luật Legalzone
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
1048 ngày trước
Theo dõi
I. Nuôi con nuôi trong nước:1. Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nướcMô tả: Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên ( không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhân con riêng của vợ, mẹ kế nhân con riêng của chồng làm con nuôi hoăc cô, câu, dì, chú bác ruôt nhận cháu làm con nuôi); - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi (không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoăc cô, câu,dì, chú bác ruôt nhân cháu làm con nuôi); - Có tư cách đạo đức tốt. Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi2. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nướcMô tả: Giấy tờ gồm tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng)Điều kiện: Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được; Cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi3. Thủ tục giải quyết nuôi con nuôi trong nước đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡngMô tả:Các trường hợp không được nhận con nuôi - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước4. Thủ tục Xác nhận công dân Việt Nam thường trú khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôiMô tả:Giấy tờ gồm: Đơn xin nhận con nuôi; Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này); Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật nước láng giềng.Kết quả: Giấy xác nhận công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú tại khu vực biên giới làm con nuôi.5. Thủ tục Cấp giấy xác nhận công dân Việt Nam ở trong nước đủ điều kiện nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôiMô tả:Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi: Giấy khai sinh; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự; Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡngKết quả: Giấy xác nhận đủ điều kiện nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi6. Nuôi con nuôi trong nước với trẻ mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người thân không có khả năng nuôi dưỡngMô tả: Hồ sơ của người nhận nuôi:- Đơn xin nhận con nuôi trong nước. - Trường hợp người nhận con nuôi có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi: Nộp Đơn đăng ký nhu cầu nhận trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi.- Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;- Phiếu lý lịch tư pháp;- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân:- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước7. Thủ tục nhận con nuôi trong nước là trẻ bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡngMô tả: Hồ sơ của người được nhận nuôi:- Giấy khai sinh;- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơiKết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước8. Nuôi con nuôi trong nước với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôiMô tả: Các trường hợp không được nhận con nuôi - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước II. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:1. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôiMô tả: Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh, bao gồm: +) Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi. +) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi. Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.Kết quả: Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài.2. Thủ tục Đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoàiMô tả: Người được nhận làm con nuôi phải có đủ các điều kiện sau: - Dưới 16 tuổi hoặc từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;- Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.Lệ phí : 150 đô la Mỹ/trường hợpKết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi3. Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôiMô tả: Thời hạn giải quyết: 35 ngày Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.Lệ phí : 4.500.000 Đồng (Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam)Kết quả: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài4. Giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôiMô tả: Thời hạn giải quyết: 30 ngày, trong đó: UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến những người có liên quan: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Sở Tư pháp có ý kiến: 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã;Đăng ký việc nuôi con nuôi và giao - nhận con nuôi: 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp.Lệ phí : 4.500.000 Đồng (Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi)Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi5. Thủ tục Cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt NamMô tả: Yêu cầu đối với tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam: + Được thành lập và hoạt động hợp pháp, phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi trên lãnh thổ của nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên; + Được cơ quan có thẩm quyền về nuôi con nuôi của nước nơi thành lập cho phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam; + Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế liên tục từ 03 năm trở lên, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước đó xác nhận; + Có đội ngũ nhân viên công tác xã hội và pháp lý hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi; + Người đại diện của tổ chức tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn về lĩnh vực nuôi con nuôi.Kết quả: Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam6. Thủ tục Sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt NamMô tả: Đối với trường hợp thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam thì người dự kiến đứng đầu văn phòng con nuôi nước ngoài phải đáp ứng đầu đủ các tiêu chuẩn sau: + Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài; nếu là công dân Việt Nam thì không thuộc diện công chức, viên chức theo quy định của pháp luật; + Có đạo đức tốt; + Không có tiền án, tiền sự, không thuộc diện bị cấm xuất cảnh, nhập cảnh; + Hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội Việt Nam liên quan đến nuôi con nuôi và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi; + Một người chỉ được đứng đầu một Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt NamKết quả: Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi7. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoàiMô tả: Giấy tờ bao gồm: Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứngKết quả: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài8. Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡngMô tả: Phí: 50.000.000 đồng/trường hợp (Trường hợp nhận trẻ em bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn nộp chi phí. Nộp sau khi người nhận con nuôi đồng ý với kết quả giới thiệu trẻ em.)Lệ phí : 9.000.000 đồng/trường hợp Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài. Chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước Ba Đình. Nộp sau khi Cục Con nuôi tiếp nhận và cấp mã số hồ sơ của người nhận con nuôi.Kết quả: Quyết định về việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài.9. Thủ tục Gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt NamMô tả: Giấy tờ bao gồm: Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt NamKết quả: Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt NamĐơn xin sửa đổi, gia hạn giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt NamBáo cáo hoạt động của tổ chức tại Việt NamKết quả: Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam10. Thủ tục đăng ký việc nhận nuôi con nuôi giữa người nhận nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài với trẻ em được nhận nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoàiMô tả: Người nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi tại trụ sở của cơ quan đại diện nơi đăng ký việc nuôi con nuôi. Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cũng phải có mặt 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 60 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minhKết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi11. Ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoàiMô tả: Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi trong các trường hợp:- Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nơi giải quyết việc nuôi con nuôi cùng là thành viên; - Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định pháp luật của nước ngoài, trừ trường hợp vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Kết quả: Trích lục ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.12. Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tếMô tả: Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; Đến thời điểm Luật nuôi con nuôi có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.Kết quả: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi13. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trẻ khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo sống ở cơ sở nuôi dưỡngMô tả: - Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định nhưng không thành đối với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu.- Trường hợp nhận đích danh trẻ em là anh, chị, em ruột của con nuôi trước đó: Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người nhận con nuôi nhận con nuôi trước đó và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.Kết quả: Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài14. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là trẻ bị bỏ rơi không xác định được cha mẹ đẻ sống ở cơ sở nuôi dưỡngMô tả: - Người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện: +) Dưới 16 tuổi; +) Là trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng; +) Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.Kết quả: Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài15. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với trẻ em có cha hoặc mẹ đẻ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định Mô tả: Thời gian Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí. - Thời gian cơ quan chủ quản cho ý kiến gửi Sở Tư pháp: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. - Thời gian Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em làm con nuôi: 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi. - Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ý kiến đối với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi (đối với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu): 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình. - Thời gian Cục Con nuôi kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 28 và khoản 3 Điều 36 Luật nuôi con nuôi: 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi của Sở Tư pháp. - Thời gian Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp: 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi, xác nhận trẻ em được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi. - Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.Kết quả: Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 16. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài với trẻ em có cả cha mẹ đẻ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định Mô tả: Phí: 50.000.000 đồng/trường hợp Trường hợp nhận trẻ em bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn nộp chi phí. Nộp sau khi người nhận con nuôi đồng ý với kết quả giới thiệu trẻ em.Lệ phí: 9.000.000 đồng/trường hợpTrường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.Chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước Ba Đình. Nộp sau khi Cục Con nuôi tiếp nhận và cấp mã số hồ sơ của người nhận con nuôi.Kết quả: Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
1052 ngày trước
Theo dõi
Trong hiện trạng hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp dẫn tới nền kinh tế chậm phát triển. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và dẫn tới hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Tạm ngừng kinh doanh công ty là giải pháp hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để khắc phục tình trạng này tạm thời. Hiểu được nhu cầu này, Legalzone cung cấp dịch vụ tạm ngừng kinh doanh cho quý khách hàngĐiều kiện tạm ngừng kinh doanh công tyTheo quy định doanh nghiệp chỉ có thể tạm ngừng kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện sau đây:Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tạm ngừng theo quy định và nộp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trước ít nhất là 03 ngày làm việc.– Trước khi công ty tạm ngừng kinh doanh bắt buộc phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh tối thiểu 3 ngày;– Các công ty chỉ được tạm ngừng kinh doanh không quá một năm hết 1 năm doanh nghiệp có thể tiến hành làm các hồ sơ thủ tục gia hạn tạm ngừng kinh doanh công ty.– Trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh, công ty vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký, trừ trường hợp doanh nghiệp có các thỏa thuận khác.Quy định doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh là hợp lý để có thể đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp và quyền, lợi ích của khách hàng, của người lao động. Quy định này giúp nhà nước có thể kiểm soát các công ty tạm ngừng kinh doanh và tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ và thoái thác trách nhiệm đối với các hợp đồng đã ký, các nghĩa vụ với người lao động.Thủ tục tạm ngừng kinh doanhBước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanhCá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định (thông tin hồ sơ cụ thể mọi người xem ở mục dưới). Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tưSau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệpBước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công tyPhòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơBước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanhTrường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng kýLưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuê đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công tySau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.Xem chi tiết tại: Thủ tục tạm ngừng kinh doanhHồ sơ xin tạm ngừng kinh doanhThông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-19 theo thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)Quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH Một Thành Viên)Biên bản họp và quyết định của hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)Biên bản họp và quyết định của hội đồng quản trị về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty cổ phần)Nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanhNộp trực tiếp: phòng đăng ký doanh nghiệp, trực thuộc Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.Doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế. Vì sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ có trách nhiệm thông báo đến cơ quan thuế quản lý về tình trạng tạm ngừng hoạt động của doanh nghiêpNộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng: nộp hồ sơ tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hồ sơ hợp lệ, mang biên nhận và giấy ủy quyền đến Phòng Đăng ký kinh doanh để lấy kết quả.Thời gian giải quyết hồ sơNếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh.Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Bạn cần điều chỉnh và nộp lại hồ sơ theo các bước như trên.Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại LegalzoneVới lợi thế là đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập cũng như tạm ngừng doanh nghiệp, chúng tôi sẽ giúp khách hàng xử lý, hỗ trợ xử lý thủ tục tạm ngừng nhanh, đúng quy định với chi phí hợp lý.Dịch vụ tư vấn tạm ngừng kinh doanh tại Legalzone sẽ tiến hành các nội dung sau:– Tư vấn các quy định của Pháp luật liên quan đến tạm ngừng kinh doanh;– Tư vấn điều kiện, lý do tạm ngừng hoạt động;– Tư vấn về thời gian được tạm ngừng, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời gian tạm ngừng;– Tư vấn thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động tại Phòng ĐKKD và cơ quan Thuế;– Tư vấn về Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng;– Tư vấn các nội dung khác có liên quan;Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà NộiEmail: Support@legalzone.vnHotline: 0888889366Fanpage: Công ty Luật Legalzone
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
1066 ngày trước
Theo dõi
Giải thể doanh nghiệp là gì?Theo quy định tại khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Tình trạng của doanh nghiệp đã giải thể “là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp”.04 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể— Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;— Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời hạn 06 tháng liên tục. Và không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.Hình thức giải thể doanh nghiệpGiải thể tự nguyệnĐây là trường hợp giải thể theo ý chí của doanh nghiệp. Giải thể tự nguyện diễn ra khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ mà doanh nghiệp không có quyết định gia hạn. Hoặc khi chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh.Tuy nhiên, giải thể doanh nghiệp không phải là cách duy nhất để dừng các hoạt động kinh doanh và giải phóng khỏi các nghĩa vụ tài sản. Thông thường, thủ tục giải thể chỉ tiến hành khi việc bán hoặc chuyển giao doanh nghiệp không thành công.Giải thể bắt buộcGiải thể bắt buộc là trường hợp chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp theo ý chí của CQNN có thẩm quyền. Giải thể sẽ được tiến hành khi có sự VPPL của doanh nghiệp trong quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh.Giải thể bắt buộc khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu. Mà không có giải pháp khắc phục trong thời gian luật định. Hoặc khi doanh nghiệp có hành vi VPPL trong quá trình thành lập, hoạt động và bị xử lý đình chỉ hoạt động, thu hồi GCN ĐKDN.