×
0888889366
Lê Thị Hồng Tới
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
1 người
Xem tất cả
Theo dõi
Đang theo dõi
1 người
Xem tất cả
Theo dõi
Lê Thị Hồng Tới
484 ngày trước
Theo dõi
Trong giao dịch bất động sản, các bên cần tự ký kết hợp đồng đặt cọc và trao đổi tiền đặt cọc trực tiếp, hạn chế sử dụng trung gian, để đảm bảo an toàn pháp lý và tránh các rủi ro hay tranh chấp pháp lý có thể xảy ra.Môi giới bất động sản là gì?Theo Điều 3, khoản 2 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014, môi giới bất động sản được hiểu là việc trung gian trong các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.Công ty môi giới bất động sản có quyền thu tiền đặt cọc của khách hàng không?Quy định LuậtTheo Điều 63 và Điều 66 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014, nội dung môi giới bất động sản bao gồm việc tìm kiếm đối tác, đại diện theo ủy quyền, cung cấp thông tin, và hỗ trợ trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp môi giới cũng có quyền thuê dịch vụ môi giới khác, hưởng thù lao, và chịu trách nhiệm trước khách hàng về kết quả môi giới.Tuy nhiên, thu hoặc nhận tiền đặt cọc trong giao dịch bất động sản không thuộc phạm vi nội dung môi giới bất động sản, và không nằm trong quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới theo quy định của pháp luật.Điều 292 và Điều 328 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc đặt cọc như một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Mục đích của việc đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, và doanh nghiệp môi giới chỉ là bên trung gian, không phải là bên có quyền và nghĩa vụ trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng.Kết luậnVì vậy, doanh nghiệp môi giới bất động sản không có quyền trực tiếp ký kết hợp đồng đặt cọc và thu tiền đặt cọc cho việc giao kết hoặc thực hiện các hợp đồng giao dịch bất động sản. Việc này cần được thực hiện trực tiếp giữa các bên trong hợp đồng để đảm bảo tốt nhất sự an toàn về mặt pháp lý.Làm sao để công ty môi giới bất động sản nhận đặt cọc từ khách hàng?Đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, được quy định chi tiết tại Điều 292 và Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015. Mục đích của việc đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.Tuy nhiên, doanh nghiệp môi giới bất động sản chỉ là bên trung gian, không phải là bên có quyền và nghĩa vụ trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Do đó, theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp môi giới bất động sản không có quyền trực tiếp ký kết hợp đồng đặt cọc và thu tiền đặt cọc cho việc giao kết hoặc thực hiện các hợp đồng giao dịch bất động sản.Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt mà doanh nghiệp môi giới bất động sản có thể thực hiện nhận đặt cọc cho giao dịch bất động sản, đó là thông qua việc làm ủy quyền. Trong trường hợp này, doanh nghiệp môi giới cần có sự ủy quyền rõ ràng từ bên có quyền và nghĩa vụ trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng, và thực hiện việc nhận đặt cọc theo đúng quy định của pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền.Đặt câu hỏi pháp lý
Lê Thị Hồng Tới
484 ngày trước
Theo dõi
Câu hỏi: Hợp đồng thi công ký giữa bản thân và công ty do mình làm đại diện được không?Về vấn đề ký hợp đồng giữa cá nhân và công ty do mình đại diện có các trường hợp:Ký với công ty do mình làm chủ sở hữu, ký với công ty không do mình làm chủ sở hữu, ký với loại hợp đồng phù hợp với quy định tại điều lệ hoặc không.Luật sư trả lời trên một tình huống chung mà chưa đi vào các hậu quả pháp lý như: hợp đồng có hợp pháp, hậu quả pháp lý do ký hợp đồng khống.Theo các giới hạn trên đây, thì cần phải hiểu định nghĩa pháp nhân hoặc không.Về vấn đề có được ký giữa cá nhân và pháp nhân (công ty, doanh nghiệp) hay không thì pháp luật không cấm. Hoàn toàn có thể ký hợp đồng. Tuy nhiên cần xem xét kỹ các căn cứ sau để tránh hậu quả không có lợi.Đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lênPháp nhân được định nghĩa như thế nào? Định nghĩa pháp nhânPháp nhân được quy định tại điều 74, Bộ luật dân sự năm 2015.1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.Cá nhân và pháp nhân đều được quyền tạo lập pháp nhân, trừ khi có quy định khác từ pháp luậtMặc dù không có định rõ ràng về khái niệm, thông qua các yếu tố và điều kiện, ta có thể hiểu được ý nghĩa cơ bản của pháp nhân.Pháp nhân là một hình thức tổ chức cụ thể của con người, được Nhà nước thông qua pháp luật xác định quyền lực chủ thể. Tuy nhiên, không phải mọi tổ chức đều được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo quy trình, thủ tục và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật, hoặc tồn tại trên thực tế và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo pháp luật và được Nhà nước công nhận mới có tư cách pháp nhân.Nếu một tổ chức được công nhận có "tư cách pháp nhân", tổ chức đó sẽ có toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân theo quy định của luật.Ví dụ về pháp nhân bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, đây là những tổ chức có tư cách pháp nhân.Ví dụ về tổ chức được thành lập nhưng không có tư cách pháp nhân là Doanh nghiệp tư nhân.Điều kiện trở thành pháp nhânĐể trở thành pháp nhân, một tổ chức cần phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong những tài liệu này, cần phải quy định rõ ràng về cấu trúc tổ chức, nhiệm vụ, và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân.Tổ chức phải sở hữu tài sản riêng biệt, không liên quan đến cá nhân hay pháp nhân khác, và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Pháp nhân là một tổ chức độc lập trong việc xác định quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của mình, do đó cần phải có tài sản riêng để tự chịu trách nhiệm với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó tạo ra.Ví dụ: Khi thành lập công ty cổ phần, các cổ đông đóng góp vốn bằng cách mua cổ phần. Tài sản này phải độc lập với tài sản cá nhân của các cổ đông, và công ty chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.Trong trường hợp của Doanh nghiệp tư nhân, dù được thành lập hợp pháp, nó không có tư cách pháp nhân vì tài sản của doanh nghiệp không được tách biệt khỏi tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp.Một trong những yếu tố quan trọng khác để có tư cách pháp nhân là tổ chức phải có khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Vì pháp nhân là một tổ chức độc lập, có quyền giao dịch và xác lập quyền và nghĩa vụ, nên nó phải có khả năng tự nhân danh mình trong các quan hệ pháp luật.Pháp nhân có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo pháp luật, tức là nó có thể tự nhân danh mình và tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.Đại diện của pháp nhân:Đại diện của pháp nhân có thể là người được chỉ định theo pháp luật hoặc được ủy quyền. Người đại diện pháp nhân cần tuân thủ các quy định về đại diện theo Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành khác, chẳng hạn như Luật doanh nghiệp.Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân trong việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực này không bị hạn chế, trừ khi có quy định khác từ Bộ luật dân sự hoặc các luật liên quan khác.Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bắt đầu từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Trong trường hợp pháp nhân cần đăng ký hoạt động, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ phát sinh từ thời điểm được ghi vào sổ đăng ký.Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt. Điều này có nghĩa là pháp nhân sẽ không còn quyền hoặc nghĩa vụ dân sự từ thời điểm đó.Đại diện của pháp nhân:Đại diện của pháp nhân có thể là người được chỉ định theo pháp luật hoặc được ủy quyền. Người đại diện pháp nhân cần tuân thủ các quy định về đại diện theo Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành khác, chẳng hạn như Luật doanh nghiệp.Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân trong việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực này không bị hạn chế, trừ khi có quy định khác từ Bộ luật dân sự hoặc các luật liên quan khác.Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân bắt đầu từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Trong trường hợp pháp nhân cần đăng ký hoạt động, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ phát sinh từ thời điểm được ghi vào sổ đăng ký.Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân sẽ chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt. Điều này có nghĩa là pháp nhân sẽ không còn quyền hoặc nghĩa vụ dân sự từ thời điểm đó.Kết luậnĐại diện của pháp nhân ( người đại diện theo pháp luật) là người được pháp nhân trao thẩm quyền theo quy định tại điều lệ công ty. Chức danh này có thể đi thuê, có quyền và nghĩa vụ quy định tại điều lệ.Pháp nhân thông qua pháp luật để thành lập, nhưng lại có năng lực độc lập, giới hạn đối với cá nhân. Có thể hiểu pháp nhân là chủ thể khác đối với chính chủ sở hữu của pháp nhân đó.Do đó, quyền ký kết giữa cá nhân và pháp nhân không bị hạn chế dù đó là chủ sở hữu doanh nghiệp (công ty).
Lê Thị Hồng Tới
801 ngày trước
Theo dõi
Bên vận chuyển không phát Lệnh giao hàng, trách nhiệm đối với thiệt hại của Hợp đồng vận chuyển thuộc về ai?Luật gia CHU MINH ĐỨC - Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển như sau: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển”.1.Về Hợp đồng vận chuyểnNgày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việc ký kết hợp đồng vận chuyển tài sản ngày càng trở nên phổ biến.Từ Bộ luật Dân sự năm 1995[1] đã đề cập đến khái niệm hợp đồng vận chuyển, sau đó là Bộ luật Dân sự năm 2005[2]. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển như sau[3]: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển”.Như vậy, hợp đồng vận chuyển tài sản mang đặc trưng của những hợp đồng dân sự (đây là hợp đồng song vụ), đó là việc tự nguyện, tự do và bình đẳng của các bên trong khi xác lập một giao dịch dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận hợp đồng vận chuyển tài sản có thể được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể[4]. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 636 còn quy định một loại chứng từ có thể đảm bảo được điều đó, đó chính là “vận đơn” hoặc “chứng từ vận chuyển”, cụ thể như sau:“Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên”. Tại Khoản 2 Điều 148 Bộ luật Hàng hải năm 2015 về Chứng từ vận chuyển quy định: “Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển”. Đồng thời, khoản 1 Điều 129 Luật Hàng không dân dụng năm 2006 về Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa quy định: “Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng”.Như vậy, Vận đơn là một thuật ngữ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung đều xác định vận đơn là chứng từ vận chuyển. Do vậy, Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định:“Chứng từ vận chuyển là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên”.2.Vụ án cụ thểNgày 01/4/2008, Công ty H và Công ty A (trụ sở ở Hoa Kỳ) ký Hợp đồng mua bán số 06 để nhập khẩu xe ô tô (giá 16.400UDS/xe), điều kiện giao hàng CNF Hải Phòng. Ngày 03/4/2008, Công ty H đã chuyển 70.000 USD cho Công ty A; ngày 21/5/2008, Công ty A đã xuất hóa đơn và bản kê chi tiết với nội dung: Bán cho Công ty H 4 xe ô tô với giá 17.500 USD/xe, tổng cộng 70.000 USD.Theo Vận đơn số 08 ngày 21/5/2008 thì Công ty A đã thuê Công ty P vận chuyển 04 xe trên từ cảng New York – Hoa Kỳ đến cảng Hải Phòng – Việt Nam và Công ty T là đại lý giao trả hàng. Theo Hợp đồng đại lý ngày 08/4/2003 ký giữa Công ty P và Công ty T thì Công ty P chỉ định Công ty T bán hàng, điều hành, giao hàng và là đại lý chuyển tiếp hàng hóa nội địa và/hoặc vận tải đường biển tới Việt Nam và ngược lại.Tháng 6/2008, Công ty H nhận được Giấy báo tàu đến và 03 Vận đơn gốc số 08 (qua đường bưu điện) do Công ty P phát hành. Công ty H đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu Công ty T phát Lệnh giao hàng nhưng không được chấp nhận. Ngược lại, Công ty T yêu cầu Công ty H thanh toán cước vận tải biển và phí lưu công-te-nơ. Tuy nhiên, Công ty H xác định giá mua hàng đã bao gồm phí vận chuyển nên Công ty H không đồng ý trả khoản tiền này; Công ty H đã liên hệ nhưng không tìm kiếm được bên gửi hàng. Ngày 28/5/2009, Công ty T xác nhận việc giữ lô hàng do có yêu cầu của người gửi hàng.Việc Công ty T không phát Lệnh trả hàng dẫn đến lô hàng bị tồn kho làm phát sinh chi phí lưu kho, Công ty H không thể thu hồi vốn để trả nợ Ngân hàng. Do đó, Công ty H khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty T phải giao 04 xe ô tô, chịu chi phí lưu kho, bãi và công-te-nơ khi trả hàng; bồi thường thiệt hại phát sinh do lỗi giữ hàng. Tại phiên tòa sơ thẩm công ty H đồng ý trả cho Công ty T cước phí theo nội dung ghi trong vận đơn.Bị đơn là Công ty T xác định theo Vận đơn số 08 thì lô hàng chưa được thanh toán cước vận chuyển. Công ty T đã gửi fax thông báo tàu đến cho Công ty H và yêu cầu Công ty H mang đầy đủ chứng từ theo quy định đến để lấy Lệnh giao hàng nhưng Công ty H không liên hệ. Do Công ty H không thực hiện nên Công ty T không thể phát Lệnh giao hàng theo yêu cầu. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn chịu mọi chi phí phát sinh là không có cơ sở.Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 905/2015/KDTM-ST ngày 08/9/2015, Tòa án nhân dân thành phố H quyết định:(i) Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:- Buộc Công ty T có trách nhiệm phát lệnh giao trả lô hàng đủ và đúng như ghi trong Vận đơn số 08 cho Công ty H.- Công ty H có trách nhiệm thanh toán toàn bộ cước phí vận tải ghi trên Vận đơn số 08, các chi phí khác của đại lý theo quy định khi nhận hàng.- Công ty T phải chịu toàn bộ chi phí lưu kho, bãi và công-te-nơ khi giao trả lô hàng theo Vận đơn số 08.(ii) Không chấp nhận một phần yêu cầu của Công ty H đòi Công ty T thanh toán bồi thường thiệt hại tiền lãi.Tại Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 34/2017/KDTM-PT ngày 31/8/2017, Tòa án nhân dân cấp cao H quyết định: Giữ nguyên bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm.3.Một số vấn đề bàn luận đối với vụ án- Đối với việc xác định Công ty H có trách nhiệm thanh toán toàn bộ cước phí vận tải theo Vận đơn số 08 ngày 21/5/2008Ngày 03/7/2008, Công ty T đã gửi Giấy báo tàu đến cho Công ty H với nội dung tàu dự kiến đến cảng ngày 03/7/2008. Sau khi có Giấy báo nêu trên, Công ty T nhiều lần gửi email yêu cầu Công ty H mang đủ chứng từ theo quy định để lấy Lệnh giao hàng nhưng do Công ty H không xuất trình vận đơn gốc, không thanh toán cước phí vận tải theo điều kiện của vận đơn và yêu cầu của Công ty P nên Công ty T không phát Lệnh giao hàng cho Công ty H.Ngày 28/5/2009, Công ty T có văn bản gửi Công ty H với nội dung: Công ty H chưa thanh toán toàn bộ các chi phí cho người gửi hàng; người gửi hàng đã gửi Công văn chính thức yêu cầu Công ty P tại Mỹ giữ lô hàng nói trên cho đến khi người nhận hàng thực hiện xong việc thanh toán. Đề nghị Công ty H nhanh chóng giải quyết vấn đề thanh toán với Người gửi hàng và tiến hành thủ tục nhận Lệnh giao hàng trong thời quan sớm nhất có thể để giảm thiểu các chi phí lưu công-te-nơ, lưu bãi cũng như các khoản chi phí khác có thể phát sinh... Khi đến nhận Lệnh giao hàng Công ty H phải xuất trình Giới giới thiệu, Vận đơn đường biển bản gốc và thanh toán cho Công ty T các khoản chi phí, phí lưu công-te-nơ, lưu bãi... theo quy định của hãng tàu.Ngày 01/7/2009, Công ty H có phản hồi cho rằng nếu Công ty P (hoặc Công ty A) có văn bản chính thức (có ký tên và đóng dấu) yêu cầu giữ lại lô hàng cho Công ty H thanh toán với Công ty A thì đề nghị gửi bản sao hợp lệ của văn bản đó. Trái lại, đề nghị gửi qua bưu điện hoặc fax Lệnh giao hàng để có căn cứ thực hiện. Phí lưu công-te-nơ, lưu bãi Công ty H có trách nhiệm tính toán cụ thể sau.Tại văn bản ngày 21/7/2009, Công ty T đề nghị Công ty H trực tiếp đến nhận Lệnh giao hàng, không chuyển qua đường bưu điện khi chưa nhận được vận đơn gốc và các khoản thanh toán cước vận tải.Quá trình giải quyết vụ án, Công ty H cho rằng số tiền 70.000 USD đã trả cho Công ty A là đã bao gồm cả phí vận chuyển, nên không đồng ý trả cước phí vận chuyển và không đến làm thủ tục nhận Lệnh giao hàng. Tuy nhiên, mục 25 của Vận đơn số 08 thể hiện cước phí thu ở người nhận hàng. Tại phiên tòa sơ thẩm, Công ty H đồng ý trả tiền cước vận chuyển. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định Công ty H có trách nhiệm thanh toán toàn bộ cước phí vận tải theo Vận đơn số 08 ngày 21/5/2008 và các chi phí khác theo quy định khi nhận hàng là có cơ sở.- Đối với trách nhiệm chịu toàn bộ chi phí lưu kho, bãi và công-te-nơTác giả cho rằng việc Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định Công ty T có lỗi trong việc không giao hàng nên phải chịu toàn bộ chi phí lưu kho, bãi và công-te-nơ là chưa hợp lý.Theo Hợp đồng đại lý ngày 08/4/2003 ký giữa Công ty P và Công ty T thì Công ty P chỉ định Công ty T bán hàng, điều hành, giao hàng và là đại lý chuyển tiếp hàng hóa nội địa và/hoặc vận tải đường biển tới Việt Nam và ngược lại. Tuy nhiên, sau khi tàu cập cảng ngày 03/7/2008, Công ty T đã giữ hàng, không phát Lệnh giao hàng với lý do Công ty H không trả tiền cước phí, phụ phí theo Vận đơn số 08, trong khi Công ty H có đầy đủ vận đơn gốc là không đúng. Công ty H không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cước vận chuyển hàng hóa theo vận đơn để Công ty T làm thủ tục phát lệnh giao hàng. Do vậy, trường hợp này, cả Công ty T và Công ty H đều có lỗi trong việc chậm giao nhận hàng và cùng phải chịu trách nhiệm đối với khoản chi phí lưu kho, bãi và công te-nơ.Bên cạnh đó, Vận đơn số 08 ngày 21/5/2008 chỉ thể hiện cước phí thu ở người nhận hàng, không xác định rõ số tiền cước phí, phụ phí là bao nhiêu. Do đó, các bên phải cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh về số tiền cước phí, phụ phí vận tải theo Vận đơn số 08, số tiền chi phí lưu kho, bãi và công-te-nơ mới có cơ sở để giải quyết triệt để vụ án.Trên đây là trao đổi của tác giả, rất mong nhận được sự trao đổi của bạn đọc.
Lê Thị Hồng Tới
801 ngày trước
Theo dõi
Chất lượng xét xử và nhiều chỉ tiêu công tác của Tòa án đạt và vượt yêu cầu Quốc hội giao Sáng 15/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2022 của TANDTC, VKSNDTC; báo cáo của Chính phủ về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.Chất lượng giải quyết, xét xử được đảm bảoBáo cáo công tác của TANDTC năm 2022 nêu rõ, chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử các loại vụ việc tiếp tục được đảm bảo. Theo đó, từ ngày 01/10/2021 đến ngày 31/7/2022, các Tòa án đã giải quyết 71,07% số vụ việc đã thụ lý. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án là 0,88%, đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết Quốc hội đề ra. Về các vụ án hình sự, các Tòa án đã giải quyết, xét xử được 85,2% các vụ việc đã thụ lý. Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội. Chất lượng tranh tụng được bảo đảm; các Tòa án đã phối hợp với VKSND tổ chức nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm. Đã xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm, do những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.Về các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động, các Tòa án đã giải quyết 68,06% số vụ việc đã thụ lý. Tỷ lệ các bản án, quyết định hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan đáp ứng yêu cầu Nghị quyết Quốc hội đề ra. Các Tòa án đã chú trọng và tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tương trợ tư pháp.Về các vụ án hành chính, các Tòa án đã giải quyết, xét xử 49% số các vụ đã thụ lý. TANDTC đã chỉ đạo các Tòa án chú trọng tổ chức đối thoại giữa người khởi kiện và người bị kiện; nghiên cứu, thí điểm việc tổ chức các buổi đối thoại bằng hình thức trực tuyến; làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình giải quyết vụ án. Trong kỳ báo cáo, không có vụ án để quá hạn luật định do nguyên nhân chủ quan; các Tòa án đã ban hành 138 quyết định buộc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.Tòa án đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệtThẩm tra báo cáo công tác của ngành Tòa án, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, năm 2022, Tòa án đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nên chất lượng xét xử và nhiều chỉ tiêu công tác đạt và vượt yêu cầu Quốc hội giao.Về cơ bản, các vụ án được đưa ra xét xử đúng thời hạn luật định. Mặc dù số lượng án thụ lý tăng, song số vụ án đã xét xử tăng 3,79%, đạt 85,2%. Hình phạt được áp dụng cơ bản bảo đảm nghiêm minh; việc quyết định về án treo, cải tạo không giam giữ cơ bản chặt chẽ. Tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm thực chất; đã tổ chức được 6.627 phiên tòa rút kinh nghiệm. Tỷ lệ án bị hủy (0,51%) và sửa (0,21%) do nguyên nhân chủ quan, đạt chỉ tiêu của Quốc hội. Số vụ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung được Viện Kiểm sát chấp nhận đạt cao (1.563 vụ), đặc biệt là chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội.Tuy nhiên, tỷ lệ giải quyết án hình sự chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội giao (trên 88%). Vẫn còn một số trường hợp vi phạm thời hạn gửi bản án; áp dụng chưa chính xác tội danh, khung hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; một số trường hợp áp dụng án treo không đúng.Với công tác xét xử, giải quyết các vụ, việc dân sự, cũng đạt kết quả đáng ghi nhận, khi số lượng thụ lý tăng (tăng 9.018 vụ) và kết quả giải quyết cũng tăng (tăng 5.312 vụ); chất lượng giải quyết án được nâng lên, nhất là án kinh doanh - thương mại. Đã hạn chế đến mức thấp việc để án quá hạn luật định, cũng như, khắc phục cơ bản việc tuyên bản án không rõ, khó thi hành. Tuy nhiên, còn một số vụ việc dân sự quá hạn giải quyết do nguyên nhân chủ quan. Vẫn còn một số trường hợp thu thập, đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ dẫn tới bản án, quyết định bị hủy, sửa. Còn một số trường hợp vi phạm về thời hạn chuyển giao văn bản tố tụng, trả lại đơn khởi kiện…Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng cho biết, dù các Tòa án đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết án hành chính, nhưng tỷ lệ giải quyết các vụ án hành chính chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội (trên 60%). Tỷ lệ án bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt yêu cầu của Quốc hội. Một số trường hợp còn có vi phạm, nên Viện kiểm sát đã ban hành 109 kiến nghị yêu cầu khắc phục và được chấp nhận thực hiện.Đánh giá cao báo cáo của Tòa ánCác Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao các báo cáo của TANDTC, VKSNDTC, cũng các báo cáo của Chính phủ, hai báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp. Các ý kiến thống nhất cho rằng, trong năm 2022, trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có rất nhiều diễn biến phức tạp, khó lường nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp tốt của các cơ quan trong cả hệ thống chính trị, các cơ quan trong khối Nội chính, khối Tư pháp, công tác của TAND, VKSND, các cơ quan của Chính phủ có liên quan đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn so với các năm trước. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội và hoạt động của các cơ quan cùng có nhiều khó khăn (tổ chức bộ máy, biên chế không tăng, kinh phí và điều kiện bảo đảm còn hạn chế), nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, những kết quả đạt được đã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng.Về hoạt động Kiểm sát liên quan đến Tòa án, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu rõ, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác của ngành kiểm sát vẫn còn một số tồn tại cần kịp thời khắc phục như: Còn để xảy ra trường hợp Viện kiểm sát truy tố nhưng Tòa án tuyên không phạm tội. Một số trường hợp hủy bỏ biện pháp ngăn chặn chưa chặt chẽ dẫn đến bị can phạm tội mới hoặc bỏ trốn. Mặc dù số lượng án thụ lý giảm nhưng số vụ bị Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tăng 30,4%. Trong giai đoạn xét xử, còn 55 trường hợp Viện kiểm sát phải rút một phần quyết định truy tố tại phiên tòa hoặc truy tố không đúng tội danh, không đúng khung hình phạt. Chất lượng kháng nghị phúc thẩm trong một số vụ án còn hạn chế, không có căn cứ, sau đó Viện kiểm sát cấp trên phải rút kháng nghị.Về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, chất lượng kháng nghị phúc thẩm án hành chính vẫn còn hạn chế, tỷ lệ kháng nghị được Toà án chấp nhận tiếp tục giảm và chưa đạt yêu cầu của Quốc hội. Qua kết quả giám sát chuyên đề của Ủy ban Tư pháp năm 2022 cho thấy: tại một số Viện kiểm sát địa phương, công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn tới ít phát hiện được vi phạm, mặc dù có các bản án hành chính sơ thẩm bị hủy, nhưng trong nhiều năm Viện kiểm sát không có kháng nghị nào.
Lê Thị Hồng Tới
801 ngày trước
Theo dõi
Quảng Ninh: Khởi tố 3 đối tượng sản xuất và buôn bán dầu nhờn giảCông an TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 3 bị can về tội sản xuất và buôn bán hàng giả.Trước đó, tại khu vực Vũng Đục, phường Cẩm Đông, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Tổ công tác Đội Cảnh sát kinh tế chủ trì phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an TP.Cẩm Phả) tổ chức kiểm tra và bắt giữ xe ô tô biển kiểm soát 14C - 293.69 do Nguyễn Văn Tưởng điều khiển. Cùng đi trên xe lúc đó còn có Nguyễn Văn Hảo. Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ 34 thùng dầu giả (loại 18 lít/thùng), trong đó có 30 thùng dầu nhờn giả nhãn hiệu Castrol, 4 thùng dầu nhờn giả nhãn hiệu Caltex.Qua đấu tranh, lực lượng chức năng đã khám xét khẩn cấp địa điểm tại nơi sản xuất và cũng là chỗ ở của Nguyễn Văn Hùng tại tổ 3, khu 10A, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả và thu giữ thêm 17 thùng dầu nhờn giả nhãn hiệu Castrol cùng các máy móc, dụng cụ để sản xuất dầu nhờn giả gồm: 01 bộ máy ép hơi, 02 dụng đóng nắp bằng kim loại, 01 cân đĩa, 60 vỏ can loại 4 lít nhãn hiệu Castrol, 136 vỏ thùng có nắp, trong đó có 14 thùng chứa chất nhờn bên trong, 96 nắp thùng không có nhãn hiệu, 94 vỏ thùng loại 18 lít không có nhãn hiệu, 17 vỏ bìa carton nhãn hiệu Castrol, 212 nắp kim loại, 288 lót nắp, 488 tem nhãn mác, tem chống hàng giả.Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 3 bị can là: Nguyễn Văn Hùng, SN 1991, trú tại xã Quảng Nhân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Văn Hảo, SN 1995 và Nguyễn Văn Tưởng, SN 1968 cùng trú tại khu 10A, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh về tội sản xuất và buôn bán hàng giả.Hiện, Công an TP. Cẩm Phả đang tiếp tục điều tra làm rõ nội dung vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật.
Lê Thị Hồng Tới
801 ngày trước
Theo dõi
Các lỗi về lao động, bảo hiểm xã hội mới nhất người lao động cần biếtCăn cứ Nghị định 12/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 17.1.2022), người lao động vi phạm các quy định về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử phạt như sau:1. Các lỗi về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao độngCăn cứ Khoản 1 Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người lao động bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng nếu có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.2. Các lỗi về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpCăn cứ Khoản 1 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:- Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp.- Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.3. Các lỗi về người nước ngoài làm việc tại Việt NamCăn cứ Khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:- Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.- Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.4. Các lỗi về giải quyết tranh chấp lao độngCăn cứ Khoản 1 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt cảnh cáo đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Căn cứ Khoản 2 Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:- Cản trở việc thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo hoặc ép buộc người lao động đình công.- Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.- Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị hoặc tài sản của người sử dụng lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.5. Các lỗi về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệpCăn cứ khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.6. Các lỗi về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệpCăn cứ Khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:- Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.- Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Lê Thị Hồng Tới
801 ngày trước
Theo dõi
Từ 2021, những hợp đồng sau được xác định là hợp đồng lao độngBộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) có nhiều điểm mới; trong đó nổi bật là quy định về việc xác định hợp đồng lao động.Cụ thể, những loại hợp đồng mà khi các bên giao kết thỏa thuận bằng tên gọi khác (ví dụ như Hợp đồng cộng tác viên…) nhưng đáp ứng 02 điều kiện sau thì được xác định là hợp đồng lao động:(1) Có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương.(2) Có sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.Ngoài nội dung nêu trên, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định một số điểm mới khác về hợp đồng lao động từ 2021 như:- Bổ sung quy định về thời gian thử việcThời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.- Bổ sung thêm trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao độngThêm các trường hợp người lao động được tạm hoãn hợp đồng lao động sau đây:+ Người lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.- Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.- Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do+ Bộ Luật lao động 2012 : Người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bắt buộc phải có 01 trong những lý do được nêu tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, đồng thời đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước.+ Bộ Luật lao động 2019: Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do chỉ cần đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước tại Khoản 1 Điều 35 (trừ 01 số trường hợp không cần báo trước).- Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động dưới 1 thángTheo quy định hiện hành thì chỉ có đối tượng ký hợp đồng lao động mùa vụ là đương nhiên không phải thử việc. Từ 2021, cũng không áp dụng thử việc với hợp đồng lao động dưới 1 tháng.- Chấp nhận hợp đồng lao động được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Lê Thị Hồng Tới
801 ngày trước
Theo dõi
Thực hư "siêu doanh nghiệp": Thu hồi giấy phép nếu khai khống!Việc tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường... là cần thiết nhưng cần có chế tài phù hợp đối với các doanh nghiệp cố tình kê khai, đăng ký vốn "khủng" không tưởngMột số doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập với vốn điều lệ 500.000 tỉ đồng, gần 128.000 tỉ đồng... nhưng đến giờ vẫn chưa góp đủ phần vốn góp hoặc chỉ đăng ký cho có.Đằng sau những "siêu đại gia"Cổng thông tin quốc gia về đăng ký DN vừa ghi nhận một trường hợp DN có số vốn "khủng" là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu (đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà không để ở như dịch vụ xây dựng nhà xưởng, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, bãi đỗ xe...). Giấy đăng ký kinh doanh cho thấy DN này thành lập ngày 9-11-2018, có trụ sở tại phố Trích Sài, Hà Nội; tổng giám đốc là ông Bùi Văn Việt, SN 1953, ngụ TP Hà Nội. Năm 2018, DN đăng ký thành lập với số vốn điều lệ 132 tỉ đồng, trong đó có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn 52,8 tỉ đồng. Từ tháng 6-2019, DN này công bố tăng vốn điều lệ lên 127.902 tỉ đồng (tương đương 5,5 tỉ USD), cổ đông nước ngoài góp 51.161 tỉ đồng. Thời điểm hiện tại, địa chỉ trụ sở của công ty này chỉ có biển dịch vụ "rửa ôtô, xe máy ngày đêm" ở cổng, không có biển hiệu gì về Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Toàn Cầu. Bên trong là một căn nhà cấp 4 khóa cửa, không có người ở.Trụ sở nơi đăng ký công ty với vốn “khủng” gần 128.000 tỉ đồng của doanh nghiệp ở Hà Nội .Ảnh: MINH PHONGTrước đó, một công ty mới thành lập ở Hà Nội cũng đăng ký vốn lên tới 144.000 tỉ đồng, sau đó thừa nhận do "ghi nhầm". Hồi cuối tháng 5-2021, dư luận xôn xao khi ông Nguyễn Vũ Quốc Anh (35 tuổi) sáng lập một loạt công ty, trong đó Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn cầu (Auto Investment Group) với vốn điều lệ đăng ký ban đầu 500.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 21,7 tỉ USD), tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM. Số vốn điều lệ này vượt xa nhiều lần những tập đoàn nhà nước và tư nhân lớn nhất của Việt Nam như Vingroup, EVN, Vietcombank, VietinBank, Hòa Phát... Ngay cả vốn điều lệ của DN niêm yết lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng chỉ trên 48.000 tỉ đồng.Theo quy định của Luật DN, trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm đăng ký thành lập, chủ DN phải hoàn tất việc góp vốn, nếu không sẽ phải đăng ký lại vốn điều lệ đúng với số vốn thực góp; trường hợp không khai báo giảm số vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Ngày 18-8 là hạn cuối để "siêu DN" 500.000 tỉ đồng góp vốn nhưng đến ngày 19-8 nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết DN này chưa có động thái gì về việc góp vốn như hồ sơ đăng ký ban đầu. "DN sẽ có thêm 30 ngày để đăng ký góp đủ số vốn ban đầu hoặc thông báo giảm vốn góp đúng thực tế. Nếu hết thời hạn trên, DN vẫn không thực hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra, xử phạt theo quy định" - nguồn tin nêu rõ.Báo Người Lao Động đã liên hệ với ông Nguyễn Vũ Quốc Anh nhưng chưa nhận được phản hồi về kế hoạch góp vốn tiếp theo của Auto Investment Group. Trước đó, trong lần trao đổi với phóng viên và sau đó là livestream trên mạng xã hội, Nguyễn Vũ Quốc Anh đều khẳng định định hướng trở thành một tập đoàn hàng đầu, đại diện cho Việt Nam về mặt công nghệ ra thị trường. Thời điểm đó (tháng 6-2021), CEO 35 tuổi này thừa nhận bản thân ông không có gì ngoài chất xám. Trụ sở công ty lúc đó cũng là căn nhà cấp 4 ở TP Thủ Đức!Theo luật sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn Luật sư TP HCM, việc tạo môi trường thông thoáng, đơn giản thủ tục, hồ sơ cấp phép kinh doanh cho DN là cần thiết. Tuy nhiên, với những trường hợp như DN đăng ký vốn "khủng" gần như bất khả thi thì cơ quan quản lý cần giám sát và có biện pháp chế tài phù hợp. Điều 216 Luật DN cũng nêu rõ cơ quan đăng ký kinh doanh cần xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký DN, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN. Luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích hiện tượng DN đăng ký vốn "khủng" là do các cổ đông, thành viên công ty không bị khống chế kê khai số vốn điều lệ, quy định trong hồ sơ đăng ký thành lập DN cũng không yêu cầu giấy tờ xác nhận hoặc bất cứ tài liệu nào chứng minh. "Việc kê khai vốn điều lệ do các cổ đông, thành viên công ty tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm" - luật sư Trần Tuấn Anh nói và chỉ ra thực trạng việc quản lý, giám sát góp vốn điều lệ như đăng ký kinh doanh còn bất cập.Theo các luật sư, con số vốn "khủng" như trường hợp 500.000 tỉ đồng ở TP HCM, hay tăng vốn lên gần 128.000 tỉ đồng ở Hà Nội chỉ là "tiền trên giấy". Cũng không loại trừ các cá nhân lập DN có vốn điều lệ lớn nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong khi đó chế tài xử lý hành vi trên chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính (chỉ khi bị phát giác) cao nhất là 20 triệu đồng. Đây là mức phạt quá nhẹ so với hậu quả khó lường của việc làm trên có thể gây ra.Luật sư Trần Tuấn Anh kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát các DN có hành vi nêu trên để xử lý, tránh để gây ra hậu quả khó lường. Ngoài ra, các nhà làm luật cần xem xét tăng mức khung hình phạt đối với hành vi trên để có đủ sức răn đe DN khác phải biết tuân thủ pháp luật hơn.
Lê Thị Hồng Tới
801 ngày trước
Theo dõi
Hai vợ chồng tử vong trong căn nhà bị cháyPhá khóa căn nhà bị cháy, người dân phát hiện vợ chồng anh Thơm tử vong. Hiện trường có mùi xăng.Ngày 15/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Công an TP Cam Ranh hoàn tất khám nghiệm hiện trường, điều tra cái chết của anh Trần Văn Thơm (32 tuổi) và vợ là chị Nguyễn Thủy Tiên (22 tuổi).Khoảng 17h ngày 14/9, người dân phát hiện căn nhà trên đường Lê Duẩn, TP Cam Ranh bị cháy. Nhiều người tiếp cận hiện trường nhưng ngôi nhà bị khóa từ bên trong. Sau khi phá cửa, họ phát hiện 2 người nằm bất động.Cảnh sát xác định anh Thơm và vợ đã tử vong, hiện trường có mùi xăng.Vợ chồng anh Trần Văn Thơm làm nghề tự do. Họ thuê căn nhà trên để ở. Hơn một tuần trước, hàng xóm thấy 2 người này to tiếng.
Xem thêm