×
0888889366
Nguyễn Thị Tố Uyên
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
5 người
Xem tất cả
Theo dõi
Theo dõi
Theo dõi
Theo dõi
Theo dõi
Đang theo dõi
1 người
Xem tất cả
Theo dõi
Nguyễn Thị Tố Uyên
1051 ngày trước
Theo dõi
Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động phát triển đến một quy mô quá lớn có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong quản lý. Cho nên các công ty đôi khi cần phải tái cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình bằng biện pháp đó chính là chia tách công ty. Vậy thủ tục chia tách doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và trình tự thực hiện như thế nào? Trong bài viết này Legalzone sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.Khái niệm về chia, tách công ty Căn cứ tại Khoản 1, Điều 198 và Khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 có thể thấy rằng chỉ có Công ty Cổ phần và Công ty TNHH mới được phép chia, tách doanh nghiệp. Từ hai quy định này, có thể hiểu rằng:Chia công ty là hình thức CTCP hoặc Công ty TNHH chia các cổ đông hoặc thành viên và tài sản để thành lập hai hay nhiều công ty mới và chấm dứt hoạt động của công ty bị chia. Tách doanh nghiệp là hình thức CTCP hoặc Công ty TNHH tách một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị chia tách để thành lập một hoặc một số CTCP hoặc Công ty TNHH mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Như vậy, khi Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể tách công ty bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có ( gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty TNHH, công ty cổ phần mới ( gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Còn đối với việc chia công ty CTCP, Công ty TNHH sẽ chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có ( gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.Hình thức chia, tách công tyThứ nhất, chia công ty. CTCP, Công ty TNHH có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. Hoạt động này sẽ làm chấm dứt hoạt động của công ty bị chia. Thứ hai, tách công ty. CTCP, Công ty TNHH có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.Có thể thấy răng, điểm khác biệt giữa chia công ty và tách công ty đó là sự tồn tại của công ty sau khi bị chia, tách. Việc chia công ty, sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục để chia công ty thì công ty bị chia sẽ chấm dứt hoạt động. Còn đối với tách công ty, sau khi thực hiện thủ tục tách, công ty bị tách sẽ không chấm dứt sự tồn tại. Thủ tục chia, tách công tyThứ nhất, Chia công ty.Để có thể chia công ty, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục theo quy định tại Khoản 2, Điều 198 LDN 2020. Cụ thể như sau:Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của LDN và Điều lệ công ty. Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới theo nghị quyết, quyết định chia công ty.Nghị quyết, quyết định chia công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: +Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập; +Nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; +Phương án sử dụng lao động; +Cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập;+Nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ của công ty bị chia; +Thời hạn thực hiện chia công tyNghị quyết, quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết.Tiếp đó, Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của LDN 2020. hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết, quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này.Thứ hai, về tách công ty.Việc tách công ty sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, Điều 199 LDN 2020. Cụ thể như sau:Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.Thủ tục tách sẽ được thực hiện như sau:Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết, quyết định tách công ty theo quy định của LDN và Điều lệ công ty.Nghị quyết, quyết định tách công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: +tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; +tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; +cách thức tách công ty; +giá trị tài sản, quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách;+ thời hạn thực hiện tách công ty.Nghị quyết, quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết;Sau khi thực hiện thủ tục trên các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của LDN.Như vậy, để có thể chia, tách công ty, doanh nghiệp phải tiến hành cuộc họp Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH và cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP để thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hay Đại hội đồng cổ đông. Cụ thể, Nghị quyết về tổ chức lại công ty sẽ được thông qua nếu được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và ít nhất 75% số thành viên dự họp tán thành hoặc số thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số phiếu biểu quyết trở lên tán thành đối với công ty TNHH một thành viên. Đối với CTCP, nghị quyết được thông qua nếu hông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Nghị quyết, quyết định chia, tách công ty phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo với người lao động trong thời hạn quy định. Sau khi thực hiện thủ tục trên, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để gửi đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty, bao gồm (Khoản 1,2 , Điều 25, Nghị định 01/2021/NĐ_CP): + Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp mới+ Điều lệ công ty mới+ Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập công ty mới (Đối với TNHH 2 thành viên trở lên, CTCP)+ Biên bản họp của ĐHĐCĐ với CTCP; HĐTV với công ty TNHH 2 thành viên trở lên về việc chia/tách công ty+ Nghị quyết chia/tách doanh nghiệp+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ pháp lý của thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập của công ty mới. Giải quyết khoản nợ chưa thanh toán sau khi chia, tách công tyĐối với chia công ty, sau khi chia công ty các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Đối với tách công ty, sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác. Tóm lại, để đảm bảo doanh nghiệp phát triển phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng của mình thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn một trong hai hình thức chia/tách công ty để giúp cho việc quản lý trở nên hiệu quả hơn. Việc chia/tách công ty phải đảm bảo thực hiện đúng thủ tục theo quy định của LDN 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ_CP về đăng kí doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Tố Uyên
1289 ngày trước
Theo dõi
QUY ĐỊNH VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY Hiện nay, sáp nhập doanh nghiệp được quy định trong Bộ luật Dân sự về sáp nhập pháp nhân và quy định về hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp. Pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh sáp nhập doanh nghiệp với tính chất là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp với mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật cạnh tranh kiểm soát sáp nhập doanh nghiệp với tính chất là một hành vi tập trung kinh tế có thể gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Pháp luật sở hữu trí tuệ điều chỉnh các quan hệ chuyển giao tài sản trí tuệ. Pháp luật về thuế; pháp luật về lao động; pháp luật về đất đai điều chỉnh vấn đề về thuế trong vụ sáp nhập doanh nghiệp; quy định về giải quyết việc làm cho người lao động khi sáp nhập doanh nghiệp…Khái niệm về Sáp nhập doanh nghiệpỞ Việt Nam, hoạt động Sáp nhập của doanh nghiệp được quy định tại các văn bản khác nhau, trong đó: Luật Doanh nghiệp 2020, định nghĩa về hoạt động này tại Khoản 1 Điều 201 như sau: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.Luật Cạnh tranh 2018, quy định Sáp nhập doanh nghiệp là một hoạt động Tập trung kinh tế, theo đó: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Như vậy, có thể hiểu: Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế khi một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Điều kiện thực hiện Sáp nhập doanh nghiệpTheo quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018, Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.Theo đó, khi doanh nghiệp thực hiện Sáp nhập phải đảm bảo không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh một cách đáng kế trên thị trường Việt Nam, trong đó bao gồm hoạt động thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.Ủy ban cạnh tranh quốc gia sẽ là cơ quan thực hiện đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc Sáp nhập hay không? Đánh giá những tác động tích cực của việc sáp nhập doanh nghiệp.Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Cạnh tranh 2020, căn cứ đề UNCTQG đánh giá về tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể sẽ dựa vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:+Thị phần kết hợp+Mức độ của hoạt động Sáp nhập+Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp+Lợi thế cạnh tranh+Khả năng của doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tếĐồng thời việc đánh giá tác động tích cực của việc Sáp nhập UBCTQG sẽ căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố quy định tại khoản 1, Điều 32 LCT 2018 như sau: +Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước;+Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;+Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.Như vậy, khi Doanh nghiệp muốn thực hiện Sáp nhập phải đảm bảo được không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động đến hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Việc đánh giá các tác động này sẽ do UBCTQG thực hiện.Thủ tục Sáp nhập doanh nghiêpTheo pháp luật Việt Nam hiện nay, Thủ tục Sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Cạnh tranh 2018.Tại khoản 3, Điều 201 LDN 2020 có quy định Hoạt động Sáp nhập của doanh nghiệp phải đảm bảo các quy định của Luật Cạnh Tranh về sáp nhập công ty.,Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 33 CT 2018, khi các doanh nghiệp muốn thực hiện sáp nhập phải tiến hành nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của LCT trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế dựa trên các tiêu chí tại khoản 2, Điều 33 LCT 2018. Cụ thể hồ sơ thông báo sẽ bao gồm: +Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;+Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;+Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;+Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;+Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);+Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang kinh doanh;+Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;+Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;+Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế. Sau khi thông qua hồ sơ thông báo Sáp nhập, UBCTQG sẽ thực hiện việc thẩm định, tham vấn hoạt động Sáp nhập doanh nghiệp và đưa ra quyết định hoạt động Sáp nhập được thực hiện hay thuộc trường hợp có điều kiện (Điều 42, LCT 2018) hoặc thuộc trường hợp bị cấm. Khi việc Sáp nhập được thực hiện, doanh nghiệp thực hiện tuân thủ quy định về trình tự thủ tục Sáp nhập quy định tại Khoản 2 Điều 201, LDN 2020. Cụ thể như sau:Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung sau:+Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; +Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;+Thủ tục và điều kiện sáp nhập;+ Phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; +Thời hạn thực hiện sáp nhập;Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định.Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quaSau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. kèm theo các giấy tờ theo quy định tại khoản 2, Điều 61, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, khi các doanh nghiệp muốn tiến hành Sáp nhập, đầu tiên doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục Thông báo với UBCTQG để được đánh giá và thẩm định cuộc Sáp nhập có hợp lệ hay không. Sau đó sẽ tiến hành chuẩn bị các hồ sơ theo quy định của Luật Doanh nghiệp gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Nguyễn Thị Tố Uyên
1304 ngày trước
Theo dõi
Một số ngành, nghề phải cần được cơ quan nhà nước cấp phép mới được hoạt động kinh doanh. Theo đó, cá nhân, tổ chức khi kinh doanh những ngành, nghề này phải làm thủ tục xin “giấy phép con”. Vậy giấy phép con thực chất là loại giấy tờ gì?Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của LegalzoneHiểu đúng về giấy phép conGiấy phép con không có định nghĩa cụ thể theo quy định của pháp luật.Giấy phép con được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận họ đủ điều kiện kinh doanh một, một số ngành, nghề có điều kiện.Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.Giấy phép con có tính chất tương tự như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm khác, cụ thể:– Là văn bản được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện và thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.– Điều kiện được cấp giấy phép con là đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật (Vốn pháp định, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề…)– Thường có thời hạn sử dụng cụ thể. Khi hết thời hạn thì cơ sở phải xin gia hạn giấy phép con hoặc xin cấp mới nếu muốn tiếp tục kinh doanh ngành nghề đó.Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 quy định các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ví dụ:– Sản xuất con dấu;– Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa);– Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ;– Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;…Khi nào cần phải xin giấy phép con?Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệnTheo khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.Như vậy, cá nhân, tổ chức (hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã) khi đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 đều phải xin giấy phép con của ngành, nghề đó. Trường hợp giấy phép hết hạn sử dụng thì phải tiến hành gia hạn hoặc cấp mới giấy phép con.Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành, nghề khác ngoài Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì không cần phải xin giấy phép con.Theo khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, giấy phép con sẽ được cấp dưới các hình thức sau:– Giấy phép;– Giấy chứng nhận;– Chứng chỉ;– Văn bản xác nhận, chấp thuận;– Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.Để xin được giấy phép đăng ký kinh doanh cho mỗi ngành, nghề, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đó. Điều kiện về kinh doanh ngành nghề sẽ được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành.Lưu ý: Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.Quy định về điều kiện xin giấy phép con thường có các nội dung sau đây:– Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;– Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;– Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;– Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);– Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;– Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).Căn cứ những theo những quy định này đối với từng loại ngành, nghề có điều kiện, cá nhân tổ chức chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép con cho ngành, nghề đó.Như vậy, giấy phép con là loại giấy phép được cấp cho những cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo pháp luật đầu tư. Nếu có thắc mắc liên quan đến giấy phép con, độc giả vui lòng liên hệ với Legalzone để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguyễn Thị Tố Uyên
1304 ngày trước
Theo dõi
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là một vấn đề quan trọng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức đã, sẽ và đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Chứng chỉ này được ví như là một chứng chỉ năng lực của công ty xây dựng, giúp công ty có đủ điều kiện để có thể hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.Trong bài viết này, Legalzone sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:chứng chỉ năng lực công ty xây dựng là bản đánh giá năng lực rút gọn của Bộ Xây Dựng, Sở xây dựng cấp đối với công ty, doanh nghiệp hoạt động xây dựng. Chứng chỉ năng lực công ty xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của công ty, doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.Các lĩnh vực yêu cầu tổ chức tham gia phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.Lập quy hoạch xây dựng.Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.Quản lý dự án đầu tư xây dựng.Thi công xây dựng công trình.Giám sát thi công xây dựng công trình.Thời hạn của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng: Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.Các trường hợp được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựngCấp chứng chỉ năng lực của công ty xây dựng lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực;Cấp lại chứng chỉ năng lực do chứng chỉ năng lực cũ bị mất hoặc hư hỏng hoặc hết thời hạn hiệu lực.Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực của công ty xây dựng lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực công ty xây dựngQuyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực của công ty xây dựng:Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I;Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.Cách thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ qua mạng, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ.Thời gian giải quyết: 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, xét nâng hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ hành nghề;10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực.Trình tự cấp chứng chỉ năng lực của công ty xây dựngBước 1: Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực của công ty xây dựng theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và cấp biên nhận cho người nộp.Bước 3: Giải quyết hồ sơBước 4: Tổ chức căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.Lưu ý: Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.Trên đây là một số quy định của pháp luật hiện hành về chứng chỉ năng lực của công ty xây dựng. Hãy liên hệ với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.
Nguyễn Thị Tố Uyên
1291 ngày trước
Theo dõi
Cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật là một hình thức đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ, theo đó bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Vậy quy định về cầm cố tài sản như thế nào? Legalzone sẽ giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây:Hợp đồng cầm cố tài sảnBên cạnh các hình thức bảo đảm khác như thế chấp tài sản, ký quỹ, đặt cọc, tín chấp, bảo lãnh…thì hợp đồng cầm cố là hợp đồng được nhiều người lựa chọn thực hiện trên thực tế.Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến cầm cố tài sản thường chưa được áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật.Trên thực tế, Legalzone nhận thấy có rất nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng cầm cố tài sản không phù hợp với quy định của định của pháp luật, dễ đẫn đến các trường hợp có tranh chấp và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.Do đó, để tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện cam co tai san, bạn nên nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này.Quy định về cầm cố tài sảnVấn đề cầm cố tài sản được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự hiện hành với các nội dung cụ thể như sau:Hình thức cầm cố tài sản: Việc cam co tai san phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.Hiệu lực của cầm cố tài sản: cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.Thời hạn cầm cố tài sản: Thời hạn cam co tai san do các bên thoả thuận.Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sảnBên cầm cố tài sản có các nghĩa vụ sau đây:+ Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận;+ Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố;+ Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Quyền của bên cầm cố tài sảnBên cầm cố tài sản có các quyền sau đây:+ Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của Bộ luật Dân sự 2005, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;+ Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý;+ Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận;+ Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;+ Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sảnBên nhận cam co tai san có các nghĩa vụ sau đây:+ Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố;+ Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác;+ Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu không được bên cầm cố đồng ý;+ Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.Quyền của bên nhận cầm cố tài sảnBên nhận cầm cố tài sản có các quyền sau đây:+ Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;+ Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;+ Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;+ Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.Cầm cố nhiều tài sảnTrong trường hợp cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ. Huỷ bỏ việc cầm cố tài sảnViệc cầm cố tài sản có thể bị huỷ bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.Xử lý tài sản cầm cốTrường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố. Xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp có nhiều tài sản cầm cốTrong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.Thanh toán tiền bán tài sản cầm cốTiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố;trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.Chấm dứt cầm cố tài sảnViệc cầm cố tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;+ Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;+ Tài sản cầm cố đã được xử lý;+ Theo thoả thuận của các bên.Trả lại tài sản cầm cốKhi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố.Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác.Như vậy, việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng.Trong mọi trường hợp, cầm cố tài sản đều là sự thỏa thuận từ các bên về tài sản và nghĩa vụ của các bên, bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền một tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ dân sự.Trên đây là một số quy định về cầm cố tài sản, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ
Nguyễn Thị Tố Uyên
1304 ngày trước
Theo dõi
Nhiều người Việt tại Úc muốn nhận con cháu mình làm con nuôi và bảo lãnh sang Úc nhưng lại không biết luật pháp Úc quy định như thế nào về vấn đề này.Nhiều cha mẹ người Việt có nguyện vọng nhận con cháu trong gia đình làm con nuôi và bảo lãnh sang Úc. Thủ tục nhận con nuôi ở Úc được quy định như thế nào? Liên hệ LegalZone ngay để được tư vấn: 0888889366Bảo lãnh con ruộtCác bậc cha mẹ khi đã trở thành thường trú nhân hay công dân Úc, có thể tiến hành bảo lãnh con cái sang đoàn tụ với mình tại Úc.Tuy nhiên việc bảo lãnh con cái được quy định rất chặt chẽ theo hướng dẫn của bộ di trú. Nếu con cái của quý vị sống tại Việt Nam đã trên 18 tuổi, đã lập gia đình hay đã đi làm thì sẽ không bao giờ có thể bảo lãnh được những người con này.Điều này có nghĩa là quý vị chỉ được phép bảo lãnh những đứa con nhỏ hơn 18 tuổi.Vậy trường hợp con cái của quý vị dù trên 18 tuổi mà vẫn chưa lập gia đình, thì có thể bảo lãnh được không?Theo quy định của bộ di trú thì nếu con cái của quý vị đã trên 18 tuổi nhưng chưa đến 25 tuổi và vào thời điểm nộp đơn xin visa cũng như tại vào thời điểm bộ di trú xét hồ sơ, thì những đứa con này đang học trung học, cao đẳng hay đại học toàn thời và hoàn toàn phụ thuộc vào cung cấp tài chính của cha mẹ.Nếu con cái của quý vị đã trên 25 tuổi, nhưng chưa lập gia đình và cũng không đi học toàn thời thì có thể bảo lãnh được không?Trong trường hợp này quý vị có thể bảo lãnh nếu con cái của quý vị bị tật nguyền và không thể tự mình đi làm kiếm sống được. Tuy nhiên bộ di trú sẽ xem xét rằng liệu những người con tật nguyền này có gây ra gánh nặng cho chính phủ Úc nếu cho họ sang định cư hay không.Nếu vào thời điểm quý vị bảo lãnh con cái mà người con này đang sống với cha ruột, hay mẹ ruột hay thân nhân, thì những người này phải làm những giấy tờ xác nhận cho phép người con đó, dưới 18 tuổi được sang Úc đoàn tụ với cha hay mẹ.Thời gian chờ đợi từ khi nộp hồ sơ đến khi con cái ở Việt Nam có visa đoàn tụ với cha mẹ có thể kéo dài đến 12 hay 15 tháng.Loại visa dùng để bảo lãnh con cái theo diện nói trên là visa 101.Thủ tục nhận con nuôi ở Úc, bảo lãnh con nuôi từ Việt Nam sang Úc đoàn tụ với cha mẹ nuôiLoại visa dùng để bảo lãnh con nuôi là visa 102. Người Việt chỉ có thể bảo lãnh được con nuôi từ Việt Nam sang Úc trong trường hợp như sau.– Đã xin và nhận con nuôi hợp pháp tại Việt Nam, có giấy xác nhận của tòa án đàng hoàng, trước khi quý vị sang Úc định cư, trước khi quý vị trở thành thường trú nhân hay công dân Úc, thì quý vị mới được phép bảo lãnh người con đó.– Ví dụ khi còn sống ở Việt Nam quý vị đã nhận con của anh chị của mình làm con nuôi hợp pháp, có giấy xác nhận của tòa án. Sau đó quý vị đi định cư nhưng không mang đứa nhỏ theo vì một lý do nào đó. Tuy nhiên nay quý vị muốn mang đứa nhỏ sang định cư với mình, thì quý vị có thể làm điều đó. Loại visa mà quý vị xin để bảo lãnh đứa con nuôi của quý vị chính là loại visa 101 đã được giới thiệu ở trên.Người gốc Việt hoàn toàn không được nhận con nuôi tại Việt Nam sau khi đã trở thành thường trú nhân hay công dân Úc.Hiện tại bộ di trú Úc không cho phép công dân Úc hay thường trú nhân tại Úc nhận con nuôi từ Việt Nam.Tuy nhiên Úc và Việt Nam đang đàm phán về việc cho và nhận con nuôi giữa hai quốc gia. Hy vọng trong tương lai khi hiệp định cho và nhận con nuôi giữa Úc và Việt Nam được ký và có hiệu lực, thì quý vị sẽ có cơ hội xin và bảo lãnh con nuôi sang Úc định cư với quý vị.Tìm hiểu về visa bảo lãnh con nuôi, thủ tục nhận con nuôi ở ÚcĐây là visa vĩnh viễn cho trẻ dưới 18 tuổi đã được nhận nuôi hoặc sắp được nhận nuôi từ bên ngoài nước Úc.Cha/mẹ nuôi, hoặc cha/mẹ nuôi tương lai, phải là công dân Úc, cư dân Úc vĩnh viễn, hoặc cư dân New Zealand đủ điều kiện.Cha/mẹ nuôi, hoặc cha/mẹ nuôi tương lai, với vai trò là người bảo trợ cho đứa trẻ thường nộp đơn xin visa thay cho đứa trẻ.Bộ Di Trú chịu trách nhiệm đánh giá đơn xin visa. Bộ không thể hỗ trợ việc sắp xếp xin con nuôi.Visa này dành cho ai?Visa này dành cho trẻ ở bên ngoài nước Úc, dưới 18 tuổi và đang trong quá trình hoặc đã được nhận nuôi bởi một công dân Úc, cư dân Úc vĩnh viễn hoặc cư dân New Zealand đủ điều kiện.Visa này có lệ phí bao nhiêuVisa này sẽ có phí đơn xin visa. Phí nộp đơn xin visa sẽ không được hoàn trả ngay cả khi đơn xin visa bị từ chối hoặc quý vị rút đơn xin visa. Lệ phí xin visa bao gồm lệ phí cho người nộp đơn và bất kỳ thành viên phụ thuộc nào bao gồm trong đơn.Visa này cho phép tôi làm gì?Visa này cho phép đứa trẻ:Sống vĩnh viễn ở Úc với cha/mẹ nuôiĐến và đi khỏi Úc trong vòng 5 năm kể từ ngày visa được cấpNếu đứa trẻ muốn đến và đi khỏi Úc với tư cách cư dân vĩnh viễn sau thời gian 5 năm, chúng sẽ cần xin visa và được cấp visa Cư dân trở lại 5 năm (hạng phụ 155) hoặc, nếu đủ điều kiện, nộp đơn xin quốc tịch Úc trước khi đi lại.Visa này hoạt động như thế nào?Đứa trẻ phải đã được nhận nuôi, hoặc đang trong quá trình nhận nuôi, bởi một công dân Úc, cư dân Úc vĩnh viễn, hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện.Đứa trẻ phải ở bên ngoài nước Úc khi đơn xin visa được nộp và khi visa được cấp.Đối tượng Nghĩa vụNgười bảo trợ (cha/mẹ nuôi hoặc cha/mẹ nuôi tương lai) Bảo trợ cho đứa trẻ Nếu visa diện con nuôi (hạng phụ 102) được cấp, người bảo trợ phải hỗ trợ đứa trẻ, bao gồm chỗ ăn ở và hỗ trợ tài chính để đáp ứng nhu cầu hợp lý của đứa trẻ trong suốt 2 năm đầu ở Úc.Đứa trẻ hoặc người nộp đơnNộp đơn xin hoàn thiện bao gồm tất cả các mẫu đơn, tài liệu hỗ trợ và lệ phí.Lưu ý: Người bảo trợ thường nộp đơn thay cho đứa trẻCác điều kiện cho đứa trẻ và người bảo trợCác điều kiện nhất định phải được đáp ứng bởi cha/mẹ nuôi hoặc cha/mẹ nuôi tương lai, nộp đơn xin visa này thay cho đứa trẻ.Cha/mẹ nuôi sống ở ÚcChính quyền nhận nuôi trung tâm tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ Úc có liên quan (STCAA) phải tham gia trong việc quản lý quá trình nhận nuôi với đất nước mà đứa trẻ đang sống.Nếu quý vị đang cân nhắc nhận con nuôi bên ngoài nước Úc, quý vị nên liên hệ với chính quyền nhận nuôi trung tâm ở tiểu bang hay vùng lãnh thổ của quý vị.Việc nhận nuôi được thỏa thuận riêng tưChính quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc nhìn chung không hỗ trợ việc nhận nuôi được thỏa thuận riêng tư, bao gồm cả việc nhận nuôi đứa trẻ là họ hàng. Họ sẽ không giúp người nộp đơn/người bảo trợ đáp ứng các yêu cầu của visa về việc cấp visa cho đứa trẻ được nhận nuôi.Điều quan trọng: Những người muốn thực hiện việc nhận nuôi từ nước ngoài, mà không được sắp xếp bởi chính quyền nhận nuôi tiểu bang và vùng lãnh thổ của Úc, đầu tiên nên xin tư vấn luật pháp cả ở Úc và đất nước mà đứa trẻ sống.Cha/mẹ nuôi sống ở bên ngoài nước ÚcViệc nhận nuôi được thực hiện bởi công dân Úc, cư dân Úc vĩnh viễn hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện thường sống ở các quốc gia khác không phải Úc, và được sắp xếp mà không có sự trợ giúp của chính quyền nhận nuôi của tiểu bang và vùng lãnh thổ Úc, được coi là việc nhận nuôi của người sống ở nước ngoài.Các điều kiện cho sự bảo trợĐứa trẻ phải được nhận nuôi – hoặc trong quá trình được nhận nuôi – bởi người bảo trợ. Người bảo trợ phải từ 18 tuổi trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:Công dân ÚcCó visa Úc vĩnh viễnCư dân New Zealand đủ tiêu chuẩn.Lưu ý: Người bảo trợ là cư dân New Zealand đủ tiêu chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và nhân thân.Các điều kiện cho đứa trẻĐứa trẻ phải dưới 18 tuổi vào thời điểm nộp đơn. Nếu đứa trẻ dưới 18 tuổi vào thời điểm nộp đơn, nhưng sẽ đủ 18 tuổi trước khi đơn xin được quyết định, đứa trẻ sẽ không đủ điều kiện xin visa này.Yêu cầu về sức khỏeCon cái phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe.Yêu cầu về nhân thânNgười nộp đơn từ 16 tuổi trở lên phải có nhân thân tốt để vào hoặc ở lại Úc.Giới hạn về sự bảo trợ và lợi ích tốt nhất của đứa trẻKhi người nộp đơn xin visa dưới 18 tuổi, việc bảo trợ sẽ không được thông qua (ngoại trừ trong một số trường hợp) khi người bảo trợ hoặc bạn đời của người bảo trợ hoặc người trong mối quan hệ chưa chính thức của người bảo trợ đã bị kết án hoặc đang bị buộc tội xâm phạm trẻ em. Người nộp đơn cũng cần thỏa mãn yêu cầu rằng không được có lý do cảm thông để giải thích cho việc cấp visa sẽ không mang lại lợi ích tốt nhất cho người nộp đơn.Nhằm đánh giá đơn xin bảo trợ và yêu cầu về lợi ích tốt nhất của đứa trẻ, những người bảo trợ trẻ em dưới 18 tuổi và bạn đời hay người phối ngẫu của người bảo trợ được yêu cầu nộp Bản kiểm tra của cảnh sát quốc gia liên bang Úc hoặc chứng nhận của cảnh sát nước ngoài, tùy thuộc vào hoàn cảnh.Nếu người bảo trợ hoặc người phối ngẫu của họ, đã dành tổng cộng từ 12 tháng trở lên sống ở Úc kể từ năm 16 tuổi, người đó phải cung cấp Biên bản kiểm tra của cảnh sát liên bang AFP. Họ cũng phải cung cấp chứng nhận của cảnh sát từ mỗi quốc gia họ đã sống từ 12 tháng trở lên trong vòng 10 năm qua kể từ năm 16 tuổi.Ngoại trừ: Khi Chính quyền nhận con nuôi tiểu bang và vùng lãnh thổ Úc đã thông qua việc nhận nuôi, và biên bản kiểm tra của cảnh lien bang AFP đã có trong quá trình phê duyệt, thì biên bản kiểm tra của cảnh sát quốc gia AFP sẽ không được yêu cầu kèm theo đơn xin visa.Phụ thuộc vào phúc lợi xã hộiNếu người nộp đơn, hoặc người bảo trợ của họ, có khả năng trở thành người sử dụng phúc lợi xã hội của Úc, thì Cam kết hỗ trợ (Assurance of Support) từ một công dân Úc, hoặc cư dân Úc vĩnh viễn có thể được yêu cầu. Nếu được yêu cầu, Bộ sẽ thông báo Cam kết hỗ trợ sẽ được lấy như thế nào.Các nghĩa vụNếu visa này được cấp, các yêu cầu sau phải được đáp ứng.Nghĩa vụ của người nộp đơnĐứa trẻ phải tuân thủ luật pháp của Úc và bất kỳ điều kiện nào áp dụng cho visa của chúng.Ví dụ: Đứa trẻ không được kết hôn hoặc có mối quan hệ không chính thức trước khi vào ÚcNghĩa vụ của người bảo trợLà người bảo trợ, cha/mẹ nuôi, hoặc cha/mẹ nuôi tương lai phải ký cam kết bảo trợ. Khi ký cam kết này, người bảo trợ có các nghĩa vụ sau, và phải:Chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ tài chính với chính phủ Úc mà đứa trẻ có thể phát sinh khi chúng ở ÚcĐảm bảo chỗ ăn ở và hỗ trợ tài chính theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu hợp lý của đứa trẻ. Nếu đứa trẻ nộp đơn bên ngoài Úc, việc trợ giúp sẽ kéo dài trong vòng hai năm đầu ở Úc. Nếu đứa trẻ ở Úc, sự trợ giúp sẽ kéo dài 2 năm kể từ khi visa được cấp.Cung cấp thông tin và tư vấn để giúp đứa trẻ định cư tại ÚcNgoài ra, người bảo trợ phải thông báo cho bộ bằng văn bản nếu hoàn cảnh thay đổi mà có thể ảnh hưởng tới các điều kiện hợp lệ của đứa trẻ để xin visa con cái hoặc các điều kiện hợp lệ của người bảo trợ đứa trẻ.
Nguyễn Thị Tố Uyên
1304 ngày trước
Theo dõi
Có thể nói, trên thực tế, nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội đặc biệt vốn đã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta và đây cũng là một vấn đề mang tính nhân đạo sâu sắc. Trong xã hội hiện nay đang tổn tại một thực tế, nhiều người muốn nhận đích danh một đứa trẻ làm con nuôi, ví dụ như đứa trẻ bị bỏ rơi trước cửa nhà, hoặc tình cờ tìm thấy hoặc chỉ đơn giản là xuất phát từ sự yêu mến. Vậy nhận con nuôi đích danh là gì? Cùng Legalzone tìm hiểu trong bài viết dưới đây.Căn cứ pháp lýLuật Nuôi con nuôi 2010Nghị định 19/2011/NĐ-CPNghị định 114/2016/NĐ-CPThông tư 24/2014/BTP2. Các khái niệm về nuôi con nuôiKhoản 1, 2, 3, 5 điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định và giải thích các khái niệm chung về nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, con nuôi và con nuôi có yếu tố nước ngoài cụ thể là:– Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.– Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.– Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.– Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.Như vậy, Luật nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành không có khái niệm cụ thể về con nuôi đích danh, đồng thời, cũng không giải thích cụ thể nhận con nuôi đích danh là gì.3. Các trường hợp nhân con nuôi đích danhNhân con nuôi đích danh được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi, cụ thể: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.Như vậy, việc nhận con nuôi đích danh chỉ áp dụng trong trường hơp có yếu tố nước ngoài, tức chỉ có Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh. 4. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh4.1. Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôiHồ sơ của người nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 31 Luật nuôi con nuôi. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:« a) Đơn xin nhận con nuôi;b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;g) Phiếu lý lịch tư pháp có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp. »Nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi:Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh phải nộp 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:1. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi. 2. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi. 3. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột. 4. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi.5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.4.2. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi đích danhHồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 32 Luật nuôi con nuôi, Điều 14 Nghị định 19/2011/NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP, cụ thể hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:a) Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật nuôi con nuôi 2010;b) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi .Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này.c) Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 điều 15 của Luật này nhưng không thành.– Hồ sơ được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.– Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng>>> Tham khảo: Nhận con nuôi ở Việt Nam 5. Thủ tục nhận nuôi con nuôi đích danhTheo quy định tại Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thì thủ tục nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:Nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoàiThủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực cụ thể sau đây:Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.2) Trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi– Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh; cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.– Sau khi kiểm tra, xác minh, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.3) Trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi– Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.– Trường hợp người nhận con nuôi đích danh, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.– Sau khi kết thúc thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu trẻ em không được người trong nước nhận làm con nuôi thì Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được giới thiệu làm con nuôi thường trú để xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo trình tự quy định tại Điều 36 của Luật nuôi con nuôi.Trên đây là nội dung tư vấn về nhận con nuôi đích danh là gì. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Nguyễn Thị Tố Uyên
1304 ngày trước
Theo dõi
Với nhiều lý do và mục đích khác nhau, việc nhận con nuôi trong đời sống xã hội Việt Nam đã tồn tại từ lâu và dần trở nên phổ biến.Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khá nhau, Tùy theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.Tuy nhiên có thể phân thành hai cách thức điển hình đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội và quan hệ nuôi con nuôi về mặt pháp lý.Để quan hệ nuôi con nuôi được đảm bảo bởi pháp luật thì người nhận con nuôi phải làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Legalzone hướng dẫn về thủ tục nhận nuôi con nuôi ở hà nội theo pháp luật hiện hành để quý khách hàng tham khảo.Hướng dẫn đầy đủ và chi tiết Quy trình thủ tục xin con nuôi tại bệnh việnĐiều kiện nhận nuôi con nuôiĐiều kiện đối với người nhận con nuôiCá nhân muốn xin con nuôi ở hà nội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể các điều kiện bao gồm:Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;Có tư các đạo đức tốt.Ngoài ra: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vơ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng hai điều kiện cuối;Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài xin con nuôi ở hà nội thì ngoài các điều kiện nêu trên, người đó còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú.Bên cạnh đó, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được nhận con nuôi ở hà nội, bao gồm:Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;Đang bị cháp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;Đang chấp hành hình phạt tù;Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác;ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.Nên xem: Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ tại Hà NộiĐiều kiện đối với người được nhận làm con nuôiTheo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì người được nhận con nuôi ở hà nội bao gồm:Trẻ em dưới 16 tuổi;Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.Bên cạnh đó nhà nước cũng quy định một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.Thủ tục nhận nuôi con nuôiĐể đăng ký việc nuôi con nuôi thì cần thực hiện theo trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi hợp pháp như sau:Bước 1: Nộp hồ sơNgười muốn xin con nuôi ở hà nội phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.Hồ sơ của người nhận con nuôiĐơn xin nhận con nuôi;Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;Phiếu lý lịch tư pháp;Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; van bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nướcGiấy khai sinh;Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;Hai ảnh toan thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích;quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.Lưu ý: Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quanỦy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ nhận con nuôi ở hà nội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.Bước 3: Đăng ký việc nuôi con nuôiKhi xét thấy người muốn xin con nuôi ở hà nội và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi,trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có ý kiến của người liên quan.Giấy chứng nhận nuôi con được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của nguwoif nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.Lưu ý: Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Theo yeu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con, con từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi đươc xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.Khi muốn xin con nuôi ở hà nội nhưng chưa nắm rõ trình tự, thủ tục, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ
Nguyễn Thị Tố Uyên
1304 ngày trước
Theo dõi
Có thể nói, trên thực tế, nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội đặc biệt vốn đã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta và đây cũng là một vấn đề mang tính nhân đạo sâu sắc.Trong xã hội hiện nay đang tổn tại một thực tế, nhiều người muốn nhận đích danh một đứa trẻ làm con nuôi, ví dụ như đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trước cửa nhà, hoặc tình cờ tìm thấy hoặc chỉ đơn giản là xuất phát từ sự yêu mến.Vậy thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh như thế nào? Việc nhận con nuôi là trẻ sơ sinh có khác gì so với nhận những đứa trẻ khác không phải là trẻ sơ sinh. Cùng Legalzone tìm hiểu trong bài viết dưới đây.Thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh như thế nào?1. Căn cứ pháp lýLuật Nuôi con nuôi 2010Nghị định 19/2011/NĐ-CPNghị định 114/2016/NĐ-CPThông tư 24/2014/BTP2. Các khái niệm về nuôi con nuôiKhoản 1, 2, 3, 5 điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định và giải thích các khái niệm chung về nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, con nuôi và con nuôi có yếu tố nước ngoài cụ thể là:Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.– Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.– Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.– Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.Như vậy, Luật nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành không có khái niệm cụ thể về con nuôi là trẻ sơ sinh, đồng thời, cũng không giải thích cụ thể nhận con nuôi đích danh là gì.3. Điều kiện nhận nuôi con nuôiĐối với cha mẹ nuôiĐiều kiện đối với người nhận con nuôi được quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010. Theo đó, người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:“a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;d) Có tư cách đạo đức tốt”.Trường hợp không được nhận nuôi con nuôiTheo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì những người sau đây không được nhận nuôi con nuôi:– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;– Đang chấp hành hình phạt tù;– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng điều kiện hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.Đối với người được nhận làm con nuôiĐiều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi như sau:“1. Trẻ em dưới 16 tuổiNgười từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi”.Như vậy, nếu muốn nhận trẻ sơ sinh làm con nuôi, bắt buộc đứa trẻ đó phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010. Theo đó, tại Khoản 4 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định: Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.=> Như vậy để tránh phạm luật cũng như nhằm giúp cho cháu bé có sự phát triển tốt nhất thì ít nhất là 15 ngày sau sinh khi đứa trẻ đã cứng cáp thì mới có thể cho đứa trẻ đó làm con nuôi.Bên cạnh đó, đối với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, mồ côi, bị khuyết tật thì còn có thể nhận con nuôi đích danh. Vậy điều kiện nhận con nuôi đích danh là gì? 3. Các trường hợp nhân con nuôi đích danhNhân con nuôi đích danh được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi, cụ thể: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.Như vậy, việc nhận con nuôi đích danh chỉ áp dụng trong trường hơp có yếu tố nước ngoài, tức chỉ có Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh.4. Hồ sơ nhận con nuôi là trẻ em sơ sinhHồ sơ của người nhận nuôi con nuôiĐiều 17 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định về hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi bao gồm:Đơn xin nhận con nuôi;Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;Phiếu lý lịch tư pháp;Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ. Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không thuộc diện cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi và không cùng thường trú tại một địa bàn xã, thì việc xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi được thực hiện như sau: – Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận. – Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi.Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôiHồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi được quy định tại Điều 18 Luật nuôi con nuôi 2010, bao gồm:a) Giấy khai sinh;b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.>>> Tham khảo: Nhận con nuôi ở Việt Nam 5. Thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh Thủ tục nhận nuôi con nuôi là trẻ sơ sinh quy định từ Điều 19 đến Điều 22 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau:Nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôiNgười nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quanỦy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến của những người có liên quan.– Lấy ý kiến của những người liên quan+ Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.+ Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến+ Người đồng ý cho làm con nuôi trên phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.+ Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.+ Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.Đăng ký việc nuôi con nuôi– Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người có liên quan.– Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người có liên quan.Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.6. Hệ quả của việc nhận nuôi con nuôiHệ quả của việc nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể:– Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.– Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.– Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.– Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Xem thêm