Nhận con nuôi đích danh
Có thể nói, trên thực tế, nuôi con nuôi là một quan hệ xã hội đặc biệt vốn đã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta và đây cũng là một vấn đề mang tính nhân đạo sâu sắc. Trong xã hội hiện nay đang tổn tại một thực tế, nhiều người muốn nhận đích danh một đứa trẻ làm con nuôi, ví dụ như đứa trẻ bị bỏ rơi trước cửa nhà, hoặc tình cờ tìm thấy hoặc chỉ đơn giản là xuất phát từ sự yêu mến. Vậy nhận con nuôi đích danh là gì? Cùng Legalzone tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Nuôi con nuôi 2010
- Nghị định 19/2011/NĐ-CP
- Nghị định 114/2016/NĐ-CP
- Thông tư 24/2014/BTP
2. Các khái niệm về nuôi con nuôi
Khoản 1, 2, 3, 5 điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định và giải thích các khái niệm chung về nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, con nuôi và con nuôi có yếu tố nước ngoài cụ thể là:
– Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
– Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
– Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
– Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Như vậy, Luật nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành không có khái niệm cụ thể về con nuôi đích danh, đồng thời, cũng không giải thích cụ thể nhận con nuôi đích danh là gì.
3. Các trường hợp nhân con nuôi đích danh
Nhân con nuôi đích danh được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi, cụ thể:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Như vậy, việc nhận con nuôi đích danh chỉ áp dụng trong trường hơp có yếu tố nước ngoài, tức chỉ có Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh.
4. Hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh
4.1. Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi
Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 31 Luật nuôi con nuôi. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
« a) Đơn xin nhận con nuôi;
b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
g) Phiếu lý lịch tư pháp có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp. »
Nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi:
Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh phải nộp 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:
1. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
2. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
3. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
4. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi.
5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
4.2. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi đích danh
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 32 Luật nuôi con nuôi, Điều 14 Nghị định 19/2011/NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP, cụ thể hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:
a) Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật nuôi con nuôi 2010;
b) Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em; Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi .
Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này.
c) Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 điều 15 của Luật này nhưng không thành.
– Hồ sơ được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
– Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng
>>> Tham khảo: Nhận con nuôi ở Việt Nam
5. Thủ tục nhận nuôi con nuôi đích danh
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thì thủ tục nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:
Nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
- Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực cụ thể sau đây:
- Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.
2) Trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi
– Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người liên quan trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh; cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.
– Sau khi kiểm tra, xác minh, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.
3) Trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi
– Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp người nhận con nuôi đích danh, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
– Sau khi kết thúc thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, nếu trẻ em không được người trong nước nhận làm con nuôi thì Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được giới thiệu làm con nuôi thường trú để xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo trình tự quy định tại Điều 36 của Luật nuôi con nuôi.
Trên đây là nội dung tư vấn về nhận con nuôi đích danh là gì. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé.