0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng

Lưu trữ tài liệu doanh nghiệp chuẩn pháp lý: Tránh phạt, bảo vệ quyền lợi

Lưu giữ tài liệu là việc làm quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Để gặp rắc rối trong quá trình lưu giữ, doanh nghiệp cần biết những vấn đề sau.

1/ Tài liệu mà doanh nghiệp phải lưu giữ

Theo Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây: 

1. Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:

a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;

b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;

c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;

d) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;

đ) Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;

e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;

g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.

2/ Địa điểm lưu giữ tài liệu

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Doanh nghiệp quy định “Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu được quy định tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Như vậy có thể hiểu rằng, các tài liệu bắt buộc có nơi lưu giữ cụ thể. Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm để lưu giữ hồ sơ tài liệu, điều này yêu cầu doanh nghiệp cần ghi rõ địa điểm lưu giữ đó trong Điều lệ.

3/ Thời hạn lưu trữ

Ngoài một số tài liệu phải lưu giữ trong suốt thời gian hoạt động thì doanh nghiệp cần phải lưu giữ một số tài liệu theo quy định của pháp luật. 

Thời hạn lưu giữ được quy định cụ thể tại Phụ lục I Thông tư 10/2022/ TT-BNV về quy định thời hạn bảo quản tài liệu.

Đối với tài liệu kế toán phải tuân theo quy định tại Luật Kế toán và Nghị định 174/2016/NĐ-CP. Theo đó:

Luật Kế toán 2015 quy định tại Điều 41:

 Điều 41. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.

2. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu kế toán đó; nếu tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xác nhận.

3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.

4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.

5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:

a) Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;

b) Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Các tài liệu kế toán phải lưu trữ ít nhất 5 năm

Điều 12. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm

1. Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của bộ phận kế toán.

2. Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

3. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 5 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

Các tài liệu kế toán mà doanh nghiệp phải lưu trữ ít nhất 10 năm

Điều 13. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm

1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.

3. Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C.

4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.

5. Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập.

6. Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này.

7. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

Thời điểm bắt đầu tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán

Điều 15. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán

Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được quy định như sau:

1. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán quy định tại Điều 12 khoản 1, 2, 7 Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

2. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với các tài liệu kế toán quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này được tính từ ngày Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt.

3. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán liên quan đến thành lập đơn vị tính từ ngày thành lập; tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình được tính từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình; tài liệu kế toán liên quan đến giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án được tính từ ngày hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án; tài liệu kế toán liên quan đến hồ sơ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền tính từ ngày có báo cáo kiểm toán hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.

4/ Lưu giữ tài liệu khi doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động

Theo Điều 11 Nghị định 174/2016, một số tài liệu kế toán có yêu cầu thời hạn lưu trữ ngay cả thời gian sau khi doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động, cụ thể như sau:

  • Đối với trường hợp kết thúc hoạt động theo thời hạn hoạt động, và giải thể tự nguyện: Tài liệu kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam phải được lưu trữ cho đến hết thời hạn quy định tại Mục 2 nêu trên. Nơi lưu giữ do người đại diện theo pháp luật quyết định và cam kết với cơ quan thuế khi tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động hoặc giải thể tự nguyện;
  • Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tự nguyện: Công ty/ đơn vị kế toán sau khi tổ chức lại theo các hình thức này sẽ kế thừa và có trách nhiệm lưu giữ tài liệu kế toán tại trụ sở hoặc nơi khác do đơn vị này quyết định;
  • Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thuộc trường hợp do cơ quan có thẩm quyền quyết định; giải thể do bị thu hồi giấy phép: cơ quan có thẩm quyền này sẽ quyết định nơi lưu giữ tài liệu kế toán; và
  • Đối với trường hợp phá sản: các tài liệu kế toán, tài liệu liên quan đến phá sản sẽ được lưu trữ trong thời hạn tối thiểu tùy theo đó là tài liệu nào, do toà án quyết định nơi và người có trách nhiệm bảo quản tài liệu này và được ghi trong bản án/quyết định tuyên bố phá sản.

5/ Mức xử phạt doanh nghiệp không lưu giữ tài liệu

Mức xử phạt đối với doanh nghiệp không lưu giữ tài liệu tại trụ sở chính được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:

Điều 52. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;

b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;

c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.

Theo đó, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với trường hợp doanh nghiệp không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty (theo Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020)

 

avatar
Phạm Thu Trà
4 ngày trước
Lưu trữ tài liệu doanh nghiệp chuẩn pháp lý: Tránh phạt, bảo vệ quyền lợi
Lưu giữ tài liệu là việc làm quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Để gặp rắc rối trong quá trình lưu giữ, doanh nghiệp cần biết những vấn đề sau.1/ Tài liệu mà doanh nghiệp phải lưu giữTheo Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây: 1. Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;d) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;đ) Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.2/ Địa điểm lưu giữ tài liệuTheo khoản 2 Điều 11 Luật Doanh nghiệp quy định “Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu được quy định tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật”.Như vậy có thể hiểu rằng, các tài liệu bắt buộc có nơi lưu giữ cụ thể. Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm để lưu giữ hồ sơ tài liệu, điều này yêu cầu doanh nghiệp cần ghi rõ địa điểm lưu giữ đó trong Điều lệ.3/ Thời hạn lưu trữNgoài một số tài liệu phải lưu giữ trong suốt thời gian hoạt động thì doanh nghiệp cần phải lưu giữ một số tài liệu theo quy định của pháp luật. Thời hạn lưu giữ được quy định cụ thể tại Phụ lục I Thông tư 10/2022/ TT-BNV về quy định thời hạn bảo quản tài liệu.Đối với tài liệu kế toán phải tuân theo quy định tại Luật Kế toán và Nghị định 174/2016/NĐ-CP. Theo đó:Luật Kế toán 2015 quy định tại Điều 41: Điều 41. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.2. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu kế toán đó; nếu tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xác nhận.3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:a) Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;b) Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định như sau:Các tài liệu kế toán phải lưu trữ ít nhất 5 nămĐiều 12. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm1. Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của bộ phận kế toán.2. Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.3. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 5 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.Các tài liệu kế toán mà doanh nghiệp phải lưu trữ ít nhất 10 nămĐiều 13. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.2. Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.3. Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C.4. Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.5. Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập.6. Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này.7. Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.Thời điểm bắt đầu tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toánĐiều 15. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toánThời điểm tính thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được quy định như sau:1. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán quy định tại Điều 12 khoản 1, 2, 7 Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này được tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.2. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với các tài liệu kế toán quy định tại khoản 3 Điều 13 của Nghị định này được tính từ ngày Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt.3. Thời điểm tính thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán liên quan đến thành lập đơn vị tính từ ngày thành lập; tài liệu kế toán liên quan đến chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình được tính từ ngày chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình; tài liệu kế toán liên quan đến giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án được tính từ ngày hoàn thành thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án; tài liệu kế toán liên quan đến hồ sơ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền tính từ ngày có báo cáo kiểm toán hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra.4/ Lưu giữ tài liệu khi doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt độngTheo Điều 11 Nghị định 174/2016, một số tài liệu kế toán có yêu cầu thời hạn lưu trữ ngay cả thời gian sau khi doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động, cụ thể như sau:Đối với trường hợp kết thúc hoạt động theo thời hạn hoạt động, và giải thể tự nguyện: Tài liệu kế toán của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam phải được lưu trữ cho đến hết thời hạn quy định tại Mục 2 nêu trên. Nơi lưu giữ do người đại diện theo pháp luật quyết định và cam kết với cơ quan thuế khi tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động hoặc giải thể tự nguyện;Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tự nguyện: Công ty/ đơn vị kế toán sau khi tổ chức lại theo các hình thức này sẽ kế thừa và có trách nhiệm lưu giữ tài liệu kế toán tại trụ sở hoặc nơi khác do đơn vị này quyết định;Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thuộc trường hợp do cơ quan có thẩm quyền quyết định; giải thể do bị thu hồi giấy phép: cơ quan có thẩm quyền này sẽ quyết định nơi lưu giữ tài liệu kế toán; vàĐối với trường hợp phá sản: các tài liệu kế toán, tài liệu liên quan đến phá sản sẽ được lưu trữ trong thời hạn tối thiểu tùy theo đó là tài liệu nào, do toà án quyết định nơi và người có trách nhiệm bảo quản tài liệu này và được ghi trong bản án/quyết định tuyên bố phá sản.5/ Mức xử phạt doanh nghiệp không lưu giữ tài liệuMức xử phạt đối với doanh nghiệp không lưu giữ tài liệu tại trụ sở chính được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau:Điều 52. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp…2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.…Theo đó, phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với trường hợp doanh nghiệp không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty (theo Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020)