0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng

Chữ Ký Số: 'Con Dấu' Thời Đại Số

Trong thời đại số hóa, chữ ký số là công cụ không thể thiếu cho doanh nghiệp, đảm bảo tính pháp lý và bảo mật cho các giao dịch điện tử. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết về chữ ký số, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả.

1/ Chữ ký số là gì? 

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, “chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: việc biến đối nêu trên trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

Ngoài ra, khoản 12 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 cũng quy định “chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn và tính không chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.”

Đối với doanh nghiệp, có thể hiểu chữ ký số là một con dấu của doanh nghiệp, khi nó được thừa nhận thì có thể được thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử. 

2/ Chữ ký số có giá trị pháp lý không?

Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số. Theo đó 

1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

Như vậy, nếu chữ ký số đáp ứng các yêu cầu trên thì sẽ có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay trong văn bản giấy.

3/ Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số

Theo Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được coi là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;

c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

3. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

4/ Nội dung của chữ ký số

Một số thông tin cần có trong chữ ký số đối với doanh nghiệp bao gồm

  • Tên của doanh nghiệp
  • Số hiệu chứng thư số (Serial number)
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  • Khóa công khai của chứng thư số
  • Tên của Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp
  • Chứng thư số của Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

5/ Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số

Khi sử dụng dịch vụ chữ ký số, doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 75, 76, 77 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. 

Điều 75: Quyền và nghĩa vụ của thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng

Thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có quyền:

  • Yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp văn bản chi tiết về nội dung hợp đồng.
  • Yêu cầu tạm dừng hoặc thu hồi chứng thư số đã được cấp.

Thuê bao có các nghĩa vụ sau:

  • Cung cấp thông tin trung thực, chính xác.
  • Đảm bảo thiết bị tự tạo cặp khóa tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật (nếu tự tạo cặp khóa).
  • Lưu trữ và sử dụng khóa bí mật an toàn.
  • Thông báo ngay cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số khi phát hiện khóa bí mật bị lộ, đánh cắp hoặc sử dụng trái phép.
  • Cam kết với người nhận rằng mình là chủ sở hữu hợp pháp của khóa bí mật trên chứng thư số và các thông tin trên chứng thư là chính xác.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm.

Điều 76: Quyền và nghĩa vụ của thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan, tổ chức

Thuê bao có trách nhiệm:

  • Sử dụng dịch vụ trong phạm vi được quy định.
  • Lưu trữ và sử dụng khóa bí mật một cách an toàn.
  • Thông báo cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số trong vòng 24 giờ khi phát hiện khóa bí mật bị lộ, đánh cắp hoặc sử dụng trái phép.

Điều 77: Quyền và nghĩa vụ của thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài được cấp phép tại Việt Nam

  • Tuân thủ quyền và nghĩa vụ theo phạm vi, mục đích được quy định trong giấy phép sử dụng.
  • Thông báo cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và Bộ Thông tin và Truyền thông trong vòng 24 giờ khi phát hiện khóa bí mật bị lộ, đánh cắp hoặc sử dụng trái phép.

6/ Nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký số

Điều 78 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về nghĩa vụ của người đại diện doanh nghiệp trước khi thực hiện chữ ký số, theo đó, người ký phải thực hiện quy trình kiểm tra trạng thái chứng thư số như sau: 

1. Kiểm trang trạng thái chứng thư số của mình trên hệ thống kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó.

2. Trong trường hợp người ký sử dụng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp: Kiểm tra trạng thái chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho mình trên hệ thống kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

3. Trường hợp kết quả kiểm tra tại các khoản 1 và 2 điều này đồng thời có hiệu lực, người ký thực hiện ký số. Trường hợp kết quả kiểm tra tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này là không có hiệu lực, người ký không thực hiện ký số.

7/ Nghĩa vụ kiểm tra hiệu lực chữ ký số khi nhận

Trước khi nhận chữ ký số, người nhận cũng cần phải kiểm tra các thông tin được quy định tại Điều 79 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, gồm:

a) Trạng thái chứng thư số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư số của người ký;

b) Chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số của người ký;

c) Đối với chữ ký số được tạo ra bởi chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam, người nhận phải kiểm tra hiệu lực chứng thư số trên cả hệ thống của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và hệ thống của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp chứng thư số đó.

Sau khi kiểm tra xong, người nhận phải thực hiện quy trình kiểm tra theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 130/2018/NĐ-CP: 

a) Kiểm tra trạng thái chứng thư số tại thời điểm thực hiện ký số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư số đó theo quy định tại Điều 5 Nghị định này trên hệ thống kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó;

b) Trong trường hợp người ký sử dụng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp: Kiểm tra trạng thái chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó tại thời điểm thực hiện ký số trên hệ thống kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

c) Chữ ký số trên thông điệp dữ liệu chỉ có hiệu lực khi kết quả kiểm tra tại các khoản 1 và 2 Điều này đồng thời có hiệu lực.

Trong trường hợp không tuân thủ các quy định trên hay khi đã biết hoặc được thông báo về sự không còn tin cậy của chứng thư số và khóa bí mật của người ký, người nhận phải chịu trách nhiệm. 

Hy vọng rằng qua bài viết này, doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về chữ ký số. Việc áp dụng chữ ký số không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn đảm bảo tính pháp lý và bảo mật cho các giao dịch điện tử. Hãy tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ này để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại số hóa.

avatar
Phạm Thu Trà
1 ngày trước
Chữ Ký Số: 'Con Dấu' Thời Đại Số
Trong thời đại số hóa, chữ ký số là công cụ không thể thiếu cho doanh nghiệp, đảm bảo tính pháp lý và bảo mật cho các giao dịch điện tử. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết về chữ ký số, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả.1/ Chữ ký số là gì? Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, “chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: việc biến đối nêu trên trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”Ngoài ra, khoản 12 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 cũng quy định “chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn và tính không chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.”Đối với doanh nghiệp, có thể hiểu chữ ký số là một con dấu của doanh nghiệp, khi nó được thừa nhận thì có thể được thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử. 2/ Chữ ký số có giá trị pháp lý không?Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số. Theo đó 1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.Như vậy, nếu chữ ký số đáp ứng các yêu cầu trên thì sẽ có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay trong văn bản giấy.3/ Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký sốTheo Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số được coi là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau:1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.2. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:a) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;d) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.3. Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.4/ Nội dung của chữ ký sốMột số thông tin cần có trong chữ ký số đối với doanh nghiệp bao gồmTên của doanh nghiệpSố hiệu chứng thư số (Serial number)Thời hạn có hiệu lực của chứng thư sốKhóa công khai của chứng thư sốTên của Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệpChứng thư số của Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng5/ Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký sốKhi sử dụng dịch vụ chữ ký số, doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 75, 76, 77 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Điều 75: Quyền và nghĩa vụ của thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộngThuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có quyền:Yêu cầu tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp văn bản chi tiết về nội dung hợp đồng.Yêu cầu tạm dừng hoặc thu hồi chứng thư số đã được cấp.Thuê bao có các nghĩa vụ sau:Cung cấp thông tin trung thực, chính xác.Đảm bảo thiết bị tự tạo cặp khóa tuân thủ đúng quy chuẩn kỹ thuật (nếu tự tạo cặp khóa).Lưu trữ và sử dụng khóa bí mật an toàn.Thông báo ngay cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số khi phát hiện khóa bí mật bị lộ, đánh cắp hoặc sử dụng trái phép.Cam kết với người nhận rằng mình là chủ sở hữu hợp pháp của khóa bí mật trên chứng thư số và các thông tin trên chứng thư là chính xác.Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm.Điều 76: Quyền và nghĩa vụ của thuê bao sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan, tổ chứcThuê bao có trách nhiệm:Sử dụng dịch vụ trong phạm vi được quy định.Lưu trữ và sử dụng khóa bí mật một cách an toàn.Thông báo cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số trong vòng 24 giờ khi phát hiện khóa bí mật bị lộ, đánh cắp hoặc sử dụng trái phép.Điều 77: Quyền và nghĩa vụ của thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài được cấp phép tại Việt NamTuân thủ quyền và nghĩa vụ theo phạm vi, mục đích được quy định trong giấy phép sử dụng.Thông báo cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và Bộ Thông tin và Truyền thông trong vòng 24 giờ khi phát hiện khóa bí mật bị lộ, đánh cắp hoặc sử dụng trái phép.6/ Nghĩa vụ của người ký trước khi thực hiện ký sốĐiều 78 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về nghĩa vụ của người đại diện doanh nghiệp trước khi thực hiện chữ ký số, theo đó, người ký phải thực hiện quy trình kiểm tra trạng thái chứng thư số như sau: 1. Kiểm trang trạng thái chứng thư số của mình trên hệ thống kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó.2. Trong trường hợp người ký sử dụng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp: Kiểm tra trạng thái chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho mình trên hệ thống kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.3. Trường hợp kết quả kiểm tra tại các khoản 1 và 2 điều này đồng thời có hiệu lực, người ký thực hiện ký số. Trường hợp kết quả kiểm tra tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này là không có hiệu lực, người ký không thực hiện ký số.7/ Nghĩa vụ kiểm tra hiệu lực chữ ký số khi nhậnTrước khi nhận chữ ký số, người nhận cũng cần phải kiểm tra các thông tin được quy định tại Điều 79 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, gồm:a) Trạng thái chứng thư số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư số của người ký;b) Chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư số của người ký;c) Đối với chữ ký số được tạo ra bởi chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam, người nhận phải kiểm tra hiệu lực chứng thư số trên cả hệ thống của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và hệ thống của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp chứng thư số đó.Sau khi kiểm tra xong, người nhận phải thực hiện quy trình kiểm tra theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 130/2018/NĐ-CP: a) Kiểm tra trạng thái chứng thư số tại thời điểm thực hiện ký số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư số đó theo quy định tại Điều 5 Nghị định này trên hệ thống kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó;b) Trong trường hợp người ký sử dụng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp: Kiểm tra trạng thái chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số đó tại thời điểm thực hiện ký số trên hệ thống kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;c) Chữ ký số trên thông điệp dữ liệu chỉ có hiệu lực khi kết quả kiểm tra tại các khoản 1 và 2 Điều này đồng thời có hiệu lực.Trong trường hợp không tuân thủ các quy định trên hay khi đã biết hoặc được thông báo về sự không còn tin cậy của chứng thư số và khóa bí mật của người ký, người nhận phải chịu trách nhiệm. Hy vọng rằng qua bài viết này, doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về chữ ký số. Việc áp dụng chữ ký số không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn đảm bảo tính pháp lý và bảo mật cho các giao dịch điện tử. Hãy tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ này để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn trong thời đại số hóa.