0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng

Bước quan trọng sau khi thành lập doanh nghiệp: Mở tài khoản ngân hàng!

Sau khi doanh nghiệp ra đời, việc mở tài khoản ngân hàng không chỉ là thủ tục cần thiết mà còn là chìa khóa giúp quản lý tài chính hiệu quả. Một tài khoản doanh nghiệp hợp pháp giúp bạn dễ dàng thực hiện giao dịch kinh doanh, tối ưu dòng tiền và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.  

1/ Thành lập doanh nghiệp có bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng không?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng, tuy nhiên, tài khoản ngân hàng được đề cập tới trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Cụ thể

Theo điểm b Khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định:

Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 119/2014/TT-BTC) quy định như sau:

Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

c) Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).

Như vậy, có thể thấy, mặc dù pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng, nhưng khi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch có giá trị vượt mức 20 triệu đồng thì việc sử dụng hình thức chuyển khoản quan ngân hàng có thể đảm bảo đủ hóa đơn và chứng từ. 

2/ Tại sao doanh nghiệp nên mở tài khoản ngân hàng?

Việc mở tài khoản ngân hàng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, như:

Quản lý tài chính dễ dàng: khi tất cả các giao dịch thu/ chi của doanh nghiệp được ghi lại rõ ràng trong một tài khoản duy nhất, doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát dòng tiền

Thanh toán nhanh gọn, an toàn: Các giao dịch như thanh toán hóa đơn, trả lương nhân viên, thu tiền hàng hóa… được thực hiện nhanh chóng qua hệ thống ngân hàng, đảm bảo tính bảo mật và tiện lợi.

Nâng cao tính chuyên nghiệp: Sử dụng tài khoản doanh nghiệp giúp tạo dựng uy tín với đối tác và khách hàng. Đặc biệt, một số ngân hàng còn miễn phí tài khoản số đẹp, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch.

Hỗ trợ công tác kế toán: Dữ liệu giao dịch từ tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng đối chiếu sổ sách và lập báo cáo tài chính chính xác, minh bạch.

Ngoài ra, một số ngân hàng còn áp dụng những chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp khi mở tài khoản ngân hàng. 

3/ Điều kiện để doanh nghiệp sở hữu tài khoản ngân hàng

Theo Thông tư 15/VBHN-NHNN, không phải ai cũng có thể mở tài khoản doanh nghiệp, mà chỉ những tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật mới đủ điều kiện. Cụ thể:

✅ Tổ chức có tư cách pháp nhân: Bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần… Đây là những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật.

✅ Doanh nghiệp tư nhân: Được điều hành bởi một cá nhân duy nhất, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

✅ Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình cùng đăng ký thành lập. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, quy trình mở tài khoản của hộ kinh doanh sẽ giống với quy trình mở tài khoản cá nhân.

4/ Hồ sơ mở tài khoản doanh nghiệp – Cần chuẩn bị những gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2019/TT-NHNN) hồ sơ mở tài khoản thanh toán đối với doanh nghiệp bao gồm:

Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 23/2014/TT-NHNN;

Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;

Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp và quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức mở tài khoản thanh toán kèm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của những người đó.

Trên đây là những giấy tờ bắt buộc mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để mở tài khoản. Tuy nhiên, tùy vào quy mô doanh nghiệp mà mỗi ngân hàng sẽ có yêu cầu hồ sơ khác nhau. Nhưng nhìn chung, một số giấy tờ doanh nghiệp cần chuẩn bị có thể kể đến: 

✅ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp.

✅ CMND/CCCD còn hiệu lực của người đại diện hợp pháp chủ tài khoản và kế toán trưởng/ người phụ trách kế toán hoặc người được ủy quyền .

✅ Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (đối với doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015).

✅ CMND/CCCD của chủ sở hữu hưởng lợi cuối cùng.

✅ Biên bản/Nghị quyết/Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng/ người phụ trách kế toán hoặc hợp đồng thuê dịch vụ kế toán.

Nếu doanh nghiệp thuộc diện siêu nhỏ (theo Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP), một số hồ sơ như quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng có thể được lược bỏ. 

Lưu ý: 

Tên tài khoản phải trùng khớp với tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các giấy tờ pháp lý khác. Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thông báo và đăng ký tài khoản này với cơ quan thuế, đảm bảo cơ quan thuế có thể theo dõi các giao dịch  tài chính của doanh nghiệp và đảm bảo tính minh bạch trong việc nộp thuế

avatar
Phạm Thu Trà
2 ngày trước
Bước quan trọng sau khi thành lập doanh nghiệp: Mở tài khoản ngân hàng!
Sau khi doanh nghiệp ra đời, việc mở tài khoản ngân hàng không chỉ là thủ tục cần thiết mà còn là chìa khóa giúp quản lý tài chính hiệu quả. Một tài khoản doanh nghiệp hợp pháp giúp bạn dễ dàng thực hiện giao dịch kinh doanh, tối ưu dòng tiền và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.  1/ Thành lập doanh nghiệp có bắt buộc phải mở tài khoản ngân hàng không?Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng, tuy nhiên, tài khoản ngân hàng được đề cập tới trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Cụ thểTheo điểm b Khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định:Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.Đồng thời, điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 119/2014/TT-BTC) quy định như sau:Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.c) Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).Như vậy, có thể thấy, mặc dù pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng, nhưng khi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch có giá trị vượt mức 20 triệu đồng thì việc sử dụng hình thức chuyển khoản quan ngân hàng có thể đảm bảo đủ hóa đơn và chứng từ. 2/ Tại sao doanh nghiệp nên mở tài khoản ngân hàng?Việc mở tài khoản ngân hàng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, như:Quản lý tài chính dễ dàng: khi tất cả các giao dịch thu/ chi của doanh nghiệp được ghi lại rõ ràng trong một tài khoản duy nhất, doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát dòng tiềnThanh toán nhanh gọn, an toàn: Các giao dịch như thanh toán hóa đơn, trả lương nhân viên, thu tiền hàng hóa… được thực hiện nhanh chóng qua hệ thống ngân hàng, đảm bảo tính bảo mật và tiện lợi.Nâng cao tính chuyên nghiệp: Sử dụng tài khoản doanh nghiệp giúp tạo dựng uy tín với đối tác và khách hàng. Đặc biệt, một số ngân hàng còn miễn phí tài khoản số đẹp, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch.Hỗ trợ công tác kế toán: Dữ liệu giao dịch từ tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng đối chiếu sổ sách và lập báo cáo tài chính chính xác, minh bạch.Ngoài ra, một số ngân hàng còn áp dụng những chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp khi mở tài khoản ngân hàng. 3/ Điều kiện để doanh nghiệp sở hữu tài khoản ngân hàngTheo Thông tư 15/VBHN-NHNN, không phải ai cũng có thể mở tài khoản doanh nghiệp, mà chỉ những tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật mới đủ điều kiện. Cụ thể:✅ Tổ chức có tư cách pháp nhân: Bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần… Đây là những doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật.✅ Doanh nghiệp tư nhân: Được điều hành bởi một cá nhân duy nhất, chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.✅ Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình cùng đăng ký thành lập. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, quy trình mở tài khoản của hộ kinh doanh sẽ giống với quy trình mở tài khoản cá nhân.4/ Hồ sơ mở tài khoản doanh nghiệp – Cần chuẩn bị những gì?Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2019/TT-NHNN) hồ sơ mở tài khoản thanh toán đối với doanh nghiệp bao gồm:Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 23/2014/TT-NHNN;Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp và quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức mở tài khoản thanh toán kèm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của những người đó.Trên đây là những giấy tờ bắt buộc mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để mở tài khoản. Tuy nhiên, tùy vào quy mô doanh nghiệp mà mỗi ngân hàng sẽ có yêu cầu hồ sơ khác nhau. Nhưng nhìn chung, một số giấy tờ doanh nghiệp cần chuẩn bị có thể kể đến: ✅ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp.✅ CMND/CCCD còn hiệu lực của người đại diện hợp pháp chủ tài khoản và kế toán trưởng/ người phụ trách kế toán hoặc người được ủy quyền .✅ Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (đối với doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015).✅ CMND/CCCD của chủ sở hữu hưởng lợi cuối cùng.✅ Biên bản/Nghị quyết/Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng/ người phụ trách kế toán hoặc hợp đồng thuê dịch vụ kế toán.Nếu doanh nghiệp thuộc diện siêu nhỏ (theo Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP), một số hồ sơ như quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng có thể được lược bỏ. Lưu ý: Tên tài khoản phải trùng khớp với tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các giấy tờ pháp lý khác. Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thông báo và đăng ký tài khoản này với cơ quan thuế, đảm bảo cơ quan thuế có thể theo dõi các giao dịch  tài chính của doanh nghiệp và đảm bảo tính minh bạch trong việc nộp thuế