0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e207da27d94-photo-1504384764586-bb4cdc1707b0.jpg

Nội dung thu thập chứng cứ điện tử

2.2 Nội dung thu thập chứng cứ điện tử 

2.2.1 Khái niệm về thu thập chứng cứ điện tử

Quá trình thu thập chứng cứ trong hình sự gồm phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ, trong dân sự thì chủ thể, biện pháp, mức độ, yêu cầu tiến hành thu thập chứng cứ khác lĩnh vực hình sự, nhưng ở góc độ trình tự, phương pháp thu thập thì như nhau (Đỗ Văn Đương, 2011). Tuy nhiên, do chứng cứ điện tử được hình thành trên nền tảng công nghệ, nên chứng cứ điện tử có đặc điểm khác với chứng cứ truyền thống. Vì vậy, việc thu thập chứng cứ điện tử được tiến hành với quy trình trong từng công đoạn có khác với việc thu thập chứng cứ truyền thống.

Bằng việc phân tích các yếu tố khác biệt giữa việc thu thập chứng cứ truyền thống và chứng cứ điện tử thì có thể đưa ra kết luận: Thu thập chứng cứ điện tử là một quá trình sử dụng công nghệ thông tin kết hợp với biện pháp nghiệp vụ, để thu thập dữ liệu điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu chứng minh một tình huống pháp lý đã xảy ra của chủ thể có nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm chứng minh. Quá trình đó bao gồm các công đoạn cơ bản như tìm kiếm, phát hiện, sao chép, phục hồi, truy xuất, thu giữ, lưu giữ, phân tích, đánh giá và bảo quản dữ liệu cũng như thiết bị điện tử.

2.2.2 Bản chất thu thập chứng cứ điện tử

Bản chất của chứng cứ có liên quan đến tình huống pháp lý, phải phản ánh bản chất của thế giới mà chúng ta đang sống. Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới tồn tại dưới dạng vật chất, con người phản ánh thế giới này thông qua quá trình nhận thức của mình. Về mặt thể hiện, chứng cứ thể hiện dưới dạng vật chất, cơ sở để chủ thể tham gia tố tụng phản ánh nhận thức của mình về thông tin của một sự kiện pháp lý đã xảy ra.

Chứng cứ điện tử là một loại chứng cứ, nên cũng được phản ánh bởi phản ánh vật chất và phản ánh nhận thức. Tuy nhiên, do đặc thù riêng có của chứng cứ điện tử trong quá trình hình thành lệ thuộc vào công nghệ, nên chứng cứ điện tử còn phản ánh công nghệ tạo ra nó. Ví dụ cùng là mạng xã hội nhưng cách thức lưu trữ, truyền tải thông tin, tin nhắn trên Messenger và Zalo là khác nhau. 

Khi sử dụng tin nhắn làm chứng cứ điện tử, nó sẽ phản ánh vật chất là dữ liệu điện tử, phản ánh nhận thức qua thông tin mà vật chất này mang, như nội dung, tài khoản gửi đi, tài khoản nhận, gửi lúc mấy giờ, nơi gửi ở đâu. Ngoài ra, nó còn phản ánh công nghệ gửi, nhận đó là công nghệ của công cụ giao tiếp là Messenger hay Zalo, thiết bị là laptop hay điện thoại di động. Khi thu thập chứng cứ điện tử thì chủ thể tham gia tố tụng sẽ có được những phản ánh này, nhưng mức độ phản ánh thì có khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 

Từ đây, có thể thấy, bản chất của quá trình thu thập chứng cứ điện tử là quá trình phản ánh vật chất, phản ánh nhận thức, phản ánh công nghệ về dữ liệu điện tử của chủ thể tham gia tố tụng thu thập được.

2.2.3 Nguyên tắc và phương pháp thu thập chứng cứ điện tử

2.2.3.1 Nguyên tắc thu thập chứng cứ điện tử

Nguyên tắc 1: Chỉ được thu thập chứng cứ điện tử theo quy định của pháp luật.

Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”. 

Máy tính, hệ thống máy tính ít nhiều đều có lưu trữ, truyền tải, xử lý loại dữ liệu điện tử có liên quan đến thông tin, về những điều được Hiến pháp năm 2013 bảo vệ. Khi thu thập dữ liệu điện tử chắc chắn sẽ ảnh hưởng, vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến việc quy định này, nếu không được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép, hoặc chủ sở hữu thông tin này cho phép.

Trong lĩnh vực hình sự, do yêu cầu Nhà nước có trách nhiệm chứng minh tội phạm, nên thẩm quyền phê duyệt sự xâm phạm này thuộc về Nhà nước, nhằm mục đích bảo đảm an ninh công cộng. Trong dân sự, khi muốn thu thập chứng cứ điện tử thuộc loại này phải tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận của các bên liên quan, nên cần sự đồng tình của chủ sở hữu hoặc người có quyền định đoạt loại chứng cứ này.

Nguyên tắc 2: Bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức trong quá trình thu thập chứng cứ điện tử. 

Nguyên tắc này buộc người ra quyết định thu thập chứng cứ điện tử cân nhắc khi quyết định biện pháp áp dụng cho phù hợp, tương xứng, không để gây ra thiệt hại không cân xứng với yêu cầu thu thập chứng cứ điện tử. Bên cạnh đó, việc thu thập chứng cứ điện tử phải tạo mọi điều kiện để mọi người thực hiện quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. 

Vì vậy, bảo đảm được nguyên tắc này nhằm tạo điều kiện cho việc tự do kinh doanh để phát triển kinh tế, an ninh công cộng phải tìm biện pháp tốt nhất vừa phục vụ phát triển kinh tế, vừa bảo đảm sự bình yên cho xã hội. Đồng thời, sự thỏa thuận về lợi ích tư riêng cần được tôn trọng.

Nguyên tắc 3: Chỉ được thu thập chứng cứ điện tử trong phạm vi thực thi nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm chứng minh, nhằm làm rõ sự thật, bảo đảm công bằng, khi tham gia tố tụng ở tình huống pháp lý thuộc phạm vi trách nhiệm mà cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép.

Nguyên tắc 4: Chủ thể tham gia thu thập chứng cứ điện tử phải có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ đủ để thực thi nhiệm vụ được pháp luật cho phép. Trong trường hợp không đủ trình độ, kỹ năng, kiến thức chuyên môn thì phải trưng cầu người có kỹ năng, kiến thức, chuyên gia trong lĩnh vực đang thực hiện. Đồng thời, chủ thể tham gia thu thập chứng cứ phải là người công tâm, khách quan, không có thành kiến, hiểu biết, chấp hành nghiêm pháp luật.

Nguyên tắc 5: Công cụ, phương tiện sử dụng trong quá trình thu thập chứng cứ điện tử, phải là loại số đông đã sử dụng thông dụng trên thế giới, thường xuyên trong đời sống xã hội. Trong trường hợp là phương tiện, công cụ chuyên dùng trong pháp y kỹ thuật số thì phải là loại được các tổ chức pháp y trên thế giới công nhận và pháp luật Việt Nam thừa nhận tính hiệu quả, khả thi của nó. Trường hợp công cụ, phương tiện do tổ chức, cá nhân sản xuất, thì phải được hội đồng chuyên môn cấp nhà nước thẩm định đánh giá về độ tin cậy và tính khả thi của nó.

Nguyên tắc 6: Trong quá trình thu thập chứng cứ điện tử phải bảo đảm tính nguyên vẹn của dữ liệu điện tử - phản ánh vật chất của chứng cứ điện tử. Bảo đảm kiểm tra lại được, bằng cách ghi nhận phản ánh đầy đủ quá trình thực hiện thu thập. 

Nguyên tắc này nhằm bảo đảm không có sự can thiệp trái nguyên tắc, thiên lệch, cố ý hay vô ý, làm sai lệch thông tin phản ánh sự kiện pháp lý của chứng cứ điện tử. Đối với chứng cứ điện tử dễ bị thay đổi hoặc không thể lưu giữ, bảo quản dữ liệu gốc cũng phải có phương cách kiểm chứng được, chứng minh được tồn tại sự thật khách quan của nó một cách có cơ sở khoa học.

2.2.4 Biện pháp thu thập chứng cứ điện tử

Biện pháp thu thập chứng cứ điện tử, là cách thức đưa ra để xử lý một vấn đề, một nhóm đối tượng nào đó, xử lý như thế nào, để có chứng cứ điện tử là khác nhau cho từng lĩnh vực. Lấy ví dụ đơn giản thu thập chứng cứ điện tử có trong máy tính. Về phương pháp là như nhau trong tất cả các lĩnh vực, là sao chép chống ghi ngược, phục hồi, sử dụng công cụ đọc, phân tích và trích xuất. Về biện pháp là khác nhau, trong lĩnh vực hình sự phải áp dụng biện pháp khám xét máy tính, mang tính cưỡng chế của nhà nước; lĩnh vực dân sự là sự thỏa thuận lợi ích giữa các bên liên quan, hoặc cao nhất là yêu cầu của Tòa án.

Biện pháp thu thập chứng cứ điện tử cho phản ứng sự cố máy tính

Biện pháp thu thập chứng cứ điện tử trong lĩnh vực dân sự

Biện pháp thu thập chứng cứ điện tử trong lĩnh vực hình sự

Theo: Lê Tấn Quan

Link luận án: Tại đây

avatar
Thanh Huyền
472 ngày trước
Nội dung thu thập chứng cứ điện tử
2.2 Nội dung thu thập chứng cứ điện tử 2.2.1 Khái niệm về thu thập chứng cứ điện tửQuá trình thu thập chứng cứ trong hình sự gồm phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ, trong dân sự thì chủ thể, biện pháp, mức độ, yêu cầu tiến hành thu thập chứng cứ khác lĩnh vực hình sự, nhưng ở góc độ trình tự, phương pháp thu thập thì như nhau (Đỗ Văn Đương, 2011). Tuy nhiên, do chứng cứ điện tử được hình thành trên nền tảng công nghệ, nên chứng cứ điện tử có đặc điểm khác với chứng cứ truyền thống. Vì vậy, việc thu thập chứng cứ điện tử được tiến hành với quy trình trong từng công đoạn có khác với việc thu thập chứng cứ truyền thống.Bằng việc phân tích các yếu tố khác biệt giữa việc thu thập chứng cứ truyền thống và chứng cứ điện tử thì có thể đưa ra kết luận: Thu thập chứng cứ điện tử là một quá trình sử dụng công nghệ thông tin kết hợp với biện pháp nghiệp vụ, để thu thập dữ liệu điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu chứng minh một tình huống pháp lý đã xảy ra của chủ thể có nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm chứng minh. Quá trình đó bao gồm các công đoạn cơ bản như tìm kiếm, phát hiện, sao chép, phục hồi, truy xuất, thu giữ, lưu giữ, phân tích, đánh giá và bảo quản dữ liệu cũng như thiết bị điện tử.2.2.2 Bản chất thu thập chứng cứ điện tửBản chất của chứng cứ có liên quan đến tình huống pháp lý, phải phản ánh bản chất của thế giới mà chúng ta đang sống. Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới tồn tại dưới dạng vật chất, con người phản ánh thế giới này thông qua quá trình nhận thức của mình. Về mặt thể hiện, chứng cứ thể hiện dưới dạng vật chất, cơ sở để chủ thể tham gia tố tụng phản ánh nhận thức của mình về thông tin của một sự kiện pháp lý đã xảy ra.Chứng cứ điện tử là một loại chứng cứ, nên cũng được phản ánh bởi phản ánh vật chất và phản ánh nhận thức. Tuy nhiên, do đặc thù riêng có của chứng cứ điện tử trong quá trình hình thành lệ thuộc vào công nghệ, nên chứng cứ điện tử còn phản ánh công nghệ tạo ra nó. Ví dụ cùng là mạng xã hội nhưng cách thức lưu trữ, truyền tải thông tin, tin nhắn trên Messenger và Zalo là khác nhau. Khi sử dụng tin nhắn làm chứng cứ điện tử, nó sẽ phản ánh vật chất là dữ liệu điện tử, phản ánh nhận thức qua thông tin mà vật chất này mang, như nội dung, tài khoản gửi đi, tài khoản nhận, gửi lúc mấy giờ, nơi gửi ở đâu. Ngoài ra, nó còn phản ánh công nghệ gửi, nhận đó là công nghệ của công cụ giao tiếp là Messenger hay Zalo, thiết bị là laptop hay điện thoại di động. Khi thu thập chứng cứ điện tử thì chủ thể tham gia tố tụng sẽ có được những phản ánh này, nhưng mức độ phản ánh thì có khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Từ đây, có thể thấy, bản chất của quá trình thu thập chứng cứ điện tử là quá trình phản ánh vật chất, phản ánh nhận thức, phản ánh công nghệ về dữ liệu điện tử của chủ thể tham gia tố tụng thu thập được.2.2.3 Nguyên tắc và phương pháp thu thập chứng cứ điện tử2.2.3.1 Nguyên tắc thu thập chứng cứ điện tửNguyên tắc 1: Chỉ được thu thập chứng cứ điện tử theo quy định của pháp luật.Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”. Máy tính, hệ thống máy tính ít nhiều đều có lưu trữ, truyền tải, xử lý loại dữ liệu điện tử có liên quan đến thông tin, về những điều được Hiến pháp năm 2013 bảo vệ. Khi thu thập dữ liệu điện tử chắc chắn sẽ ảnh hưởng, vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến việc quy định này, nếu không được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép, hoặc chủ sở hữu thông tin này cho phép.Trong lĩnh vực hình sự, do yêu cầu Nhà nước có trách nhiệm chứng minh tội phạm, nên thẩm quyền phê duyệt sự xâm phạm này thuộc về Nhà nước, nhằm mục đích bảo đảm an ninh công cộng. Trong dân sự, khi muốn thu thập chứng cứ điện tử thuộc loại này phải tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận của các bên liên quan, nên cần sự đồng tình của chủ sở hữu hoặc người có quyền định đoạt loại chứng cứ này.Nguyên tắc 2: Bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức trong quá trình thu thập chứng cứ điện tử. Nguyên tắc này buộc người ra quyết định thu thập chứng cứ điện tử cân nhắc khi quyết định biện pháp áp dụng cho phù hợp, tương xứng, không để gây ra thiệt hại không cân xứng với yêu cầu thu thập chứng cứ điện tử. Bên cạnh đó, việc thu thập chứng cứ điện tử phải tạo mọi điều kiện để mọi người thực hiện quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Vì vậy, bảo đảm được nguyên tắc này nhằm tạo điều kiện cho việc tự do kinh doanh để phát triển kinh tế, an ninh công cộng phải tìm biện pháp tốt nhất vừa phục vụ phát triển kinh tế, vừa bảo đảm sự bình yên cho xã hội. Đồng thời, sự thỏa thuận về lợi ích tư riêng cần được tôn trọng.Nguyên tắc 3: Chỉ được thu thập chứng cứ điện tử trong phạm vi thực thi nghĩa vụ, quyền và trách nhiệm chứng minh, nhằm làm rõ sự thật, bảo đảm công bằng, khi tham gia tố tụng ở tình huống pháp lý thuộc phạm vi trách nhiệm mà cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép.Nguyên tắc 4: Chủ thể tham gia thu thập chứng cứ điện tử phải có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ đủ để thực thi nhiệm vụ được pháp luật cho phép. Trong trường hợp không đủ trình độ, kỹ năng, kiến thức chuyên môn thì phải trưng cầu người có kỹ năng, kiến thức, chuyên gia trong lĩnh vực đang thực hiện. Đồng thời, chủ thể tham gia thu thập chứng cứ phải là người công tâm, khách quan, không có thành kiến, hiểu biết, chấp hành nghiêm pháp luật.Nguyên tắc 5: Công cụ, phương tiện sử dụng trong quá trình thu thập chứng cứ điện tử, phải là loại số đông đã sử dụng thông dụng trên thế giới, thường xuyên trong đời sống xã hội. Trong trường hợp là phương tiện, công cụ chuyên dùng trong pháp y kỹ thuật số thì phải là loại được các tổ chức pháp y trên thế giới công nhận và pháp luật Việt Nam thừa nhận tính hiệu quả, khả thi của nó. Trường hợp công cụ, phương tiện do tổ chức, cá nhân sản xuất, thì phải được hội đồng chuyên môn cấp nhà nước thẩm định đánh giá về độ tin cậy và tính khả thi của nó.Nguyên tắc 6: Trong quá trình thu thập chứng cứ điện tử phải bảo đảm tính nguyên vẹn của dữ liệu điện tử - phản ánh vật chất của chứng cứ điện tử. Bảo đảm kiểm tra lại được, bằng cách ghi nhận phản ánh đầy đủ quá trình thực hiện thu thập. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm không có sự can thiệp trái nguyên tắc, thiên lệch, cố ý hay vô ý, làm sai lệch thông tin phản ánh sự kiện pháp lý của chứng cứ điện tử. Đối với chứng cứ điện tử dễ bị thay đổi hoặc không thể lưu giữ, bảo quản dữ liệu gốc cũng phải có phương cách kiểm chứng được, chứng minh được tồn tại sự thật khách quan của nó một cách có cơ sở khoa học.2.2.4 Biện pháp thu thập chứng cứ điện tửBiện pháp thu thập chứng cứ điện tử, là cách thức đưa ra để xử lý một vấn đề, một nhóm đối tượng nào đó, xử lý như thế nào, để có chứng cứ điện tử là khác nhau cho từng lĩnh vực. Lấy ví dụ đơn giản thu thập chứng cứ điện tử có trong máy tính. Về phương pháp là như nhau trong tất cả các lĩnh vực, là sao chép chống ghi ngược, phục hồi, sử dụng công cụ đọc, phân tích và trích xuất. Về biện pháp là khác nhau, trong lĩnh vực hình sự phải áp dụng biện pháp khám xét máy tính, mang tính cưỡng chế của nhà nước; lĩnh vực dân sự là sự thỏa thuận lợi ích giữa các bên liên quan, hoặc cao nhất là yêu cầu của Tòa án.Biện pháp thu thập chứng cứ điện tử cho phản ứng sự cố máy tínhBiện pháp thu thập chứng cứ điện tử trong lĩnh vực dân sựBiện pháp thu thập chứng cứ điện tử trong lĩnh vực hình sựTheo: Lê Tấn QuanLink luận án: Tại đây