0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64dc491085880-photo-1454165804606-c3d57bc86b40.jpg

Các nhân tố ảnh hưởng đến thể chế kinh tế

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thể chế kinh tế 

2.5.1. Thể chế chính trị 

Trong lý thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác, kiến trúc thượng tầng chính trị phải phù hợp với cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho cơ sở hạ tầng phát triển và ngược lại. Như vậy, xét dưới góc độ thể chế, cần xây dựng một thể chế chính trị phù hợp với thể chế kinh tế. 

Những luận điểm trên của Mác cũng phù hợp với những lý thuyết của kinh tế học thể chế mới. Acemoglu & Robinson (2003) khi phân tích về thể chế kinh tế dung hợp cho rằng cần xây dựng thể chế chính trị dung hợp để nhằm tạo ra sự thống nhất với thể chế kinh tế dung hợp, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho sự phát triển. Trong thể chế chính trị dung hợp quyền lực được phân phối rộng rãi, cho phép mở rộng sự tham gia của cộng đồng xã hội, đồng thời đặt ra các giới hạn và kiểm tra đối với bộ máy quyền lực bởi các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó nhà nước cần có sự tập trung quyền lực chính trị được đặt vào một liên minh rộng rãi hay nhiều nhóm. Với thể chế này quyền sở hữu được bảo đảm một cách rõ ràng, thượng tôn pháp luật, phát triển dựa chủ yếu vào thị trường, việc gia nhập thị trường tương đối tự do; hợp đồng được tôn trọng; nhà nước hỗ trợ thị trường nhưng không làm thay thị trường. 

2.5.1. Bộ máy xây dựng và tổ chức thi hành thể chế kinh tế 

Kinh nghiệm ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã chỉ ra các thể chế kinh tế ở những quốc gia này để phát huy tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đều cần được bộ máy chính quyền tổ chức thực thi hiệu quả. Những nghiên cứu của Johnson (1982), Huff (1995), Amsden (2001), Leftwich (2008) đều khẳng định điều này khi các ông cho rằng có vai trò rất lớn của nhà nước điều hành nền kinh tế thông qua đảm bảo thực thi hiệu quả thể chế kinh tế ở các nước Đông Á này, và kiểu tổ chức bộ máy nhà nước ấy chính là kiểu nhà nước kiến tạo phát triển. 

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên, có thể thấy rằng một bộ máy nhà nước đứng ra đảm bảo xây dựng và tổ chức thi hành thể chế kinh tế hiệu quả cần đảm bảo các đặc điểm sau: 

Thứ nhất, bộ máy nhà nước phải có đội ngũ nhân sự xây dựng và tổ chức thi hành thể chế đảm bảo cả số lượng lẫn chất lượng. 

Nhân tố con người là nhân tố hàng đầu, quyết định chất lượng thể chế kinh tế vì các quy định pháp luật được xây dựng và thực thi chủ yếu bởi con người. Vì vậy, cần tổ chức đội ngũ nhân sự đủ số lượng đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, đồng thời đảm bảo chất lượng (trình độ, kinh nghiệm, đạo đức…) nguồn nhân lực đảm nhiệm công việc xây dựng và tổ chức thi hành thể chế kinh tế. 

Thứ hai, bộ máy nhà nước phải có sự thượng tôn pháp luật. 

Giá trị thượng tôn pháp luật được hiểu là mọi cá nhân, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước đều phải có sự tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp, lấy đó làm chuẩn mực để hành xử. Nếu bản thân các cá nhân và tổ chức thuộc bộ máy nhà nước không tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật sẽ dẫn tới cách hành xử tùy ý không dựa vào những quy tắc pháp luật dẫn tới thể chế không được thực thi một cách hiệu quả, nghiêm minh, kỷ luật. 

Thứ ba, bộ máy nhà nước trong sạch, chống tham nhũng. 

Tham nhũng hiểu theo nghĩa chung nhất là “sự lạm dụng quyền lực, đa phần là để đạt được lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của một nhóm mà người ta phải trung thành với nó” (Stapenhurst & Kpundeh, 2002). Hoạt động quản trị của nhà nước chính là vận hành và dàn xếp thể chế, cơ cấu của một nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực chính trị nhằm kiểm soát đối với xã hội và quản lý các nguồn lực của nó vì sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy mọi hoạt động liên quan đến nhà nước đều gắn với quyền lực, do đó, nếu quyền lực bị lạm dụng (tham nhũng) sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực quản trị nhà nước trong đó có vai trò tổ chức thực thi thể chế. Các cá nhân, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước nắm giữ quyền lực trong quá trình tổ chức thực thi, triển khai các quy định pháp luật có thể lợi dụng quyền lực này trục lợi cá nhân hoặc lợi ích nhóm và gây ra những tổn thất lớn cho xã hội, điều này khiến cho các quy tắc thể chế phát huy được hiệu lực, hiệu quả của nó. 

Dựa trên những phân tích của  Worlbank (2008) về các hình thái tham nhũng, các đối tượng làm việc trong cơ quan chính quyền có thể tìm kiếm lợi ích từ việc áp đặt những rào cản để thông quan đó trục lợi. Worldbank chia tham nhũng thành 3 hình thức cơ bản: (i) Chi phối nhà nước: Được coi là hành động của những cá nhân, nhóm người, tạo ra những ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng thể chế như luật, quy định, quy chế, nghị định và các chính sách của chính quyền nhằm mang lại lợi ích cho mình; (ii) Tham nhũng hành chính: Là những hành động cố ý tạo ra sự lệch lạc trong thực thi các thể chế pháp luật, quy định hiện hành. Qua đó, mang lại lợi ích cho các đối tượng trong và ngoài cơ quan chính quyền thông qua những cách thức không hợp pháp và thiếu minh bạch; (iii) Cơ chế xin - cho: Các thành phần có quyền lực thiết lập những rào cản để qua đó dành những ưu đãi cho những đối tượng trong một phạm vi hẹp nhất định, ngăn trở phát triển với đa số đối tượng khác. 

Những hình thức tham nhũng được phân chia ở trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi các thể chế kinh tế. Các thể chế thay vì phục vụ cho lợi ích kinh tế chung của xã hội lại chỉ hướng tới lợi ích tế của cá nhân hay một nhóm lợi ích nào đó. Như các hình thức tham nhũng “chi phối nhà nước” chi phối lớn hoạt động xây dựng thể chế kinh tế. Hay hình thức “tham nhũng hành chính”, “cơ chế xin - cho ảnh hưởng nhiều đến việc thực thi thể chế kinh tế khi mà các đối tượng quyền lực muốn duy trì những điều kiện, giấy phép nhằm tạo ra các rào cản buộc các doanh nghiệp phải chi những khoản chi phí không chính thức để có thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Luật Phòng chống tham nhũng quy định “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.” (Quốc hội, 2018b). Như vậy, vấn nạn tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thực thi thể chế kinh tế, khi mà các cán bộ trong bộ máy chính quyền có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để “bẻ cong” thể chế pháp luật, khiến cho pháp luật được thực thi không đúng hoặc không đầy đủ nhằm trục lợi từ các chủ thể kinh tế liên quan. 

Thứ tư, bộ máy nhà nước có quyền lực tập trung, thống nhất.  

Những nghiên cứu của Leftwich (2008) về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển thành công ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore đã cho thấy việc một nhà nước tập trung được quyền lực sẽ đảm bảo cho nhà nước ấy có đủ sức mạnh đảm bảo việc thực thi thể chế, chính sách kinh tế mang tính ổn định và nhất quán. (Acemoglu & Robinson, Tại sao các quốc gia thất bại, 2013) cũng cho rằng tình trạng thiếu tập trung chính trị sẽ dẫn đến hỗn loạn, thiếu khả năng thực thi luật pháp và trật tự. 

Các thể chế, chính sách kinh tế thường mang tính dài hạn nên trong quá trình thực thi nếu không đảm bảo tính liên tục sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, việc tập trung quyền lực cũng hạn chế sự không nhất quán trong quá trình thực thi thể chế, tránh xu hướng cát cứ quyền lực của các thế lực địa phương khi mà mỗi thế lực này lại thực thi thể chế, chính sách theo những cách riêng không thống nhất với chính quyền trung ương. 

Sự tập trung thống nhất quyền lực ở đây không đồng nghĩa với chuyên quyền, độc đoán nghĩa là quyền lực rơi vào tay một cá nhân hay một nhóm nhỏ, từ đó lạm dụng quyền lực trong tay bất chấp các nguyên tắc pháp luật, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào trong quá trình trình thực thi thể chế kinh tế. Các quyết định được đưa ra theo ý riêng, thiếu sự tiếp thu, lắng nghe, bất chấp ý kiến của cộng đồng xã hội rộng rãi trong đó có các chủ thể kinh tế chịu sự ảnh hưởng của những thể chế ấy. Nếu duy trì tình trạng độc đoán, chuyên quyền sẽ làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước trong quá trình tổ chức thực thi thể chế do không lắng nghe, nắm bắt, theo sát được tình hình thực tiễn kinh tế - xã hội dẫn tới những hành động, quyết định mang tính chủ quan, duy ý chí. 

Những hạn chế, yếu kém của hệ thống thể chế kinh tế sẽ bộc lộ khi bộ máy nhà nước không đảm bảo được những yếu tố nêu trên. 

Theo Nguyễn Minh Tuấn

Link: Tại đây

 

avatar
Lã Thị Ái Vi
632 ngày trước
Các nhân tố ảnh hưởng đến thể chế kinh tế
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thể chế kinh tế 2.5.1. Thể chế chính trị Trong lý thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác, kiến trúc thượng tầng chính trị phải phù hợp với cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy cho cơ sở hạ tầng phát triển và ngược lại. Như vậy, xét dưới góc độ thể chế, cần xây dựng một thể chế chính trị phù hợp với thể chế kinh tế. Những luận điểm trên của Mác cũng phù hợp với những lý thuyết của kinh tế học thể chế mới. Acemoglu & Robinson (2003) khi phân tích về thể chế kinh tế dung hợp cho rằng cần xây dựng thể chế chính trị dung hợp để nhằm tạo ra sự thống nhất với thể chế kinh tế dung hợp, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho sự phát triển. Trong thể chế chính trị dung hợp quyền lực được phân phối rộng rãi, cho phép mở rộng sự tham gia của cộng đồng xã hội, đồng thời đặt ra các giới hạn và kiểm tra đối với bộ máy quyền lực bởi các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó nhà nước cần có sự tập trung quyền lực chính trị được đặt vào một liên minh rộng rãi hay nhiều nhóm. Với thể chế này quyền sở hữu được bảo đảm một cách rõ ràng, thượng tôn pháp luật, phát triển dựa chủ yếu vào thị trường, việc gia nhập thị trường tương đối tự do; hợp đồng được tôn trọng; nhà nước hỗ trợ thị trường nhưng không làm thay thị trường. 2.5.1. Bộ máy xây dựng và tổ chức thi hành thể chế kinh tế Kinh nghiệm ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã chỉ ra các thể chế kinh tế ở những quốc gia này để phát huy tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đều cần được bộ máy chính quyền tổ chức thực thi hiệu quả. Những nghiên cứu của Johnson (1982), Huff (1995), Amsden (2001), Leftwich (2008) đều khẳng định điều này khi các ông cho rằng có vai trò rất lớn của nhà nước điều hành nền kinh tế thông qua đảm bảo thực thi hiệu quả thể chế kinh tế ở các nước Đông Á này, và kiểu tổ chức bộ máy nhà nước ấy chính là kiểu nhà nước kiến tạo phát triển. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên, có thể thấy rằng một bộ máy nhà nước đứng ra đảm bảo xây dựng và tổ chức thi hành thể chế kinh tế hiệu quả cần đảm bảo các đặc điểm sau: Thứ nhất, bộ máy nhà nước phải có đội ngũ nhân sự xây dựng và tổ chức thi hành thể chế đảm bảo cả số lượng lẫn chất lượng. Nhân tố con người là nhân tố hàng đầu, quyết định chất lượng thể chế kinh tế vì các quy định pháp luật được xây dựng và thực thi chủ yếu bởi con người. Vì vậy, cần tổ chức đội ngũ nhân sự đủ số lượng đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, đồng thời đảm bảo chất lượng (trình độ, kinh nghiệm, đạo đức…) nguồn nhân lực đảm nhiệm công việc xây dựng và tổ chức thi hành thể chế kinh tế. Thứ hai, bộ máy nhà nước phải có sự thượng tôn pháp luật. Giá trị thượng tôn pháp luật được hiểu là mọi cá nhân, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước đều phải có sự tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp, lấy đó làm chuẩn mực để hành xử. Nếu bản thân các cá nhân và tổ chức thuộc bộ máy nhà nước không tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật sẽ dẫn tới cách hành xử tùy ý không dựa vào những quy tắc pháp luật dẫn tới thể chế không được thực thi một cách hiệu quả, nghiêm minh, kỷ luật. Thứ ba, bộ máy nhà nước trong sạch, chống tham nhũng. Tham nhũng hiểu theo nghĩa chung nhất là “sự lạm dụng quyền lực, đa phần là để đạt được lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của một nhóm mà người ta phải trung thành với nó” (Stapenhurst & Kpundeh, 2002). Hoạt động quản trị của nhà nước chính là vận hành và dàn xếp thể chế, cơ cấu của một nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực chính trị nhằm kiểm soát đối với xã hội và quản lý các nguồn lực của nó vì sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy mọi hoạt động liên quan đến nhà nước đều gắn với quyền lực, do đó, nếu quyền lực bị lạm dụng (tham nhũng) sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực quản trị nhà nước trong đó có vai trò tổ chức thực thi thể chế. Các cá nhân, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước nắm giữ quyền lực trong quá trình tổ chức thực thi, triển khai các quy định pháp luật có thể lợi dụng quyền lực này trục lợi cá nhân hoặc lợi ích nhóm và gây ra những tổn thất lớn cho xã hội, điều này khiến cho các quy tắc thể chế phát huy được hiệu lực, hiệu quả của nó. Dựa trên những phân tích của  Worlbank (2008) về các hình thái tham nhũng, các đối tượng làm việc trong cơ quan chính quyền có thể tìm kiếm lợi ích từ việc áp đặt những rào cản để thông quan đó trục lợi. Worldbank chia tham nhũng thành 3 hình thức cơ bản: (i) Chi phối nhà nước: Được coi là hành động của những cá nhân, nhóm người, tạo ra những ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng thể chế như luật, quy định, quy chế, nghị định và các chính sách của chính quyền nhằm mang lại lợi ích cho mình; (ii) Tham nhũng hành chính: Là những hành động cố ý tạo ra sự lệch lạc trong thực thi các thể chế pháp luật, quy định hiện hành. Qua đó, mang lại lợi ích cho các đối tượng trong và ngoài cơ quan chính quyền thông qua những cách thức không hợp pháp và thiếu minh bạch; (iii) Cơ chế xin - cho: Các thành phần có quyền lực thiết lập những rào cản để qua đó dành những ưu đãi cho những đối tượng trong một phạm vi hẹp nhất định, ngăn trở phát triển với đa số đối tượng khác. Những hình thức tham nhũng được phân chia ở trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi các thể chế kinh tế. Các thể chế thay vì phục vụ cho lợi ích kinh tế chung của xã hội lại chỉ hướng tới lợi ích tế của cá nhân hay một nhóm lợi ích nào đó. Như các hình thức tham nhũng “chi phối nhà nước” chi phối lớn hoạt động xây dựng thể chế kinh tế. Hay hình thức “tham nhũng hành chính”, “cơ chế xin - cho ảnh hưởng nhiều đến việc thực thi thể chế kinh tế khi mà các đối tượng quyền lực muốn duy trì những điều kiện, giấy phép nhằm tạo ra các rào cản buộc các doanh nghiệp phải chi những khoản chi phí không chính thức để có thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Luật Phòng chống tham nhũng quy định “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.” (Quốc hội, 2018b). Như vậy, vấn nạn tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thực thi thể chế kinh tế, khi mà các cán bộ trong bộ máy chính quyền có thể lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để “bẻ cong” thể chế pháp luật, khiến cho pháp luật được thực thi không đúng hoặc không đầy đủ nhằm trục lợi từ các chủ thể kinh tế liên quan. Thứ tư, bộ máy nhà nước có quyền lực tập trung, thống nhất.  Những nghiên cứu của Leftwich (2008) về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển thành công ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore đã cho thấy việc một nhà nước tập trung được quyền lực sẽ đảm bảo cho nhà nước ấy có đủ sức mạnh đảm bảo việc thực thi thể chế, chính sách kinh tế mang tính ổn định và nhất quán. (Acemoglu & Robinson, Tại sao các quốc gia thất bại, 2013) cũng cho rằng tình trạng thiếu tập trung chính trị sẽ dẫn đến hỗn loạn, thiếu khả năng thực thi luật pháp và trật tự. Các thể chế, chính sách kinh tế thường mang tính dài hạn nên trong quá trình thực thi nếu không đảm bảo tính liên tục sẽ không đạt được mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó, việc tập trung quyền lực cũng hạn chế sự không nhất quán trong quá trình thực thi thể chế, tránh xu hướng cát cứ quyền lực của các thế lực địa phương khi mà mỗi thế lực này lại thực thi thể chế, chính sách theo những cách riêng không thống nhất với chính quyền trung ương. Sự tập trung thống nhất quyền lực ở đây không đồng nghĩa với chuyên quyền, độc đoán nghĩa là quyền lực rơi vào tay một cá nhân hay một nhóm nhỏ, từ đó lạm dụng quyền lực trong tay bất chấp các nguyên tắc pháp luật, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào trong quá trình trình thực thi thể chế kinh tế. Các quyết định được đưa ra theo ý riêng, thiếu sự tiếp thu, lắng nghe, bất chấp ý kiến của cộng đồng xã hội rộng rãi trong đó có các chủ thể kinh tế chịu sự ảnh hưởng của những thể chế ấy. Nếu duy trì tình trạng độc đoán, chuyên quyền sẽ làm giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước trong quá trình tổ chức thực thi thể chế do không lắng nghe, nắm bắt, theo sát được tình hình thực tiễn kinh tế - xã hội dẫn tới những hành động, quyết định mang tính chủ quan, duy ý chí. Những hạn chế, yếu kém của hệ thống thể chế kinh tế sẽ bộc lộ khi bộ máy nhà nước không đảm bảo được những yếu tố nêu trên. Theo Nguyễn Minh TuấnLink: Tại đây