0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64d8fa2d70c38-istockphoto-1367939073-170667a.jpg

PHÁP LUẬT VỀ THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

2.2. Pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT) được hiểu là tổng hòa các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật điều chỉnh và kiểm soát các TTHCCT trên 03 phương diện: các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh; các quy phạm pháp luật nội dung về thoả thuận hạn chế cạnh tranh và các quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh.

2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh 

2.2.1.1. Nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se rule)

Thông thường, nguyên tắc vi phạm mặc nhiên được áp dụng khi xem xét, đánh giá các hành vi thuộc nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng, bao gồm các thỏa thuận ấn định giá hàng hóa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát sản lượng, thỏa thuận phân chia thị trường, khu vực, khách hàng và thông đồng đấu thầu. Do vậy, khi xem xét tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các thỏa thuận này, các quốc gia nói trên đều áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên, tức là cấm trong mọi trường hợp.

Việc áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên trên thực tế thường đơn giản, chỉ cần chứng minh một TTHCCT cụ thể thỏa mãn một số điều kiện dễ dàng xác định thông qua việc nhận dạng hành vi thì thỏa thuận đó mặc nhiên bị xem là mặc nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh mà không cần xem xét ảnh hưởng đến cạnh tranh của thỏa thuận đó cũng như mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến hệ quả áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc. Bởi lẽ, "trên thực tế có nhiều hành vi, thỏa thuận đặc biệt là các hành vi liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đối tượng gắn liền với sự độc quyền của văn bằng bảo hộ, thì một số các hành vi/thỏa thuận bị xem là mặc nhiên vi phạm theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên lại trở thành hợp lý khi nó được thực hiện nhằm đảm bảo quyền hợp pháp đã được pháp luật thừa nhận cho chủ sở hữu, ví dụ như ấn định giá, ràng buộc bán kèm hoặc hành vi từ chối chuyển giao nếu như điều đó là cần thiết nhằm đảm bảo quyền hợp pháp của chủ sở hữu cũng như bảo vệ sự độc quyền hợp pháp mà pháp luật đã thừa nhận".

2.2.1.2. Nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason)

Đây là nguyên tắc đánh giá một hành vi TTHCCT là vi phạm pháp luật cạnh tranh trên cơ sở xem xét, cân bằng giữa tác động thúc đẩy cạnh tranh và tác động hạn chế cạnh tranh (HCCT) của thỏa thuận.

Theo nguyên tắc này, việc kiểm tra tính bất hợp pháp của hành vi được tiến hành dựa trên việc đánh giá xem liệu thỏa thuận giữa các doanh nghiệp đơn thuần chỉ là các quy định chung và có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh hay liệu nó có thể ngăn chặn hoặc thậm chí phá hủy sự cạnh tranh trên thị trường. 

Nếu thỏa thuận giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn so với các tác động phản cạnh tranh đồng thời lợi ích này là công bằng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong khi không có biện pháp nào khác có thể được sử dụng để mang lại lợi ích kinh tế tương đương thì thỏa thuận đó được coi là hợp pháp. Ngược lại, nếu hành vi thỏa thuận dẫn đến các tác động HCCT mà không thể bù đắp bởi các tác động thúc đẩy cạnh tranh mà nó đem lại và không đáp ứng những điều kiện nêu trên thì bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, để đưa ra được đánh giá cuối cùng, cơ quan cạnh tranh thường phải xem xét các hiện tượng đặc biệt dẫn đến việc hình thành và áp dụng các thỏa thuận, mục đích của thoả thuận, các điều kiện thị trường trước và sau khi thực hiện thỏa thuận, bản chất của thỏa thuận và các tác động thực tế hoặc có thể có do hành vi thỏa thuận gây ra.

Tại Việt Nam, nguyên tắc vi phạm mặc nhiên và nguyên tắc lập luận hợp lý cũng được áp dụng để xem xét, đánh giá tính bất hợp pháp của các hành vi hạn chế cạnh tranh. Đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền sẽ bị cấm theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên khi rơi vào các trường hợp đã được pháp luật liệt kê. Đối với TTHCCT thì một số thỏa thuận theo chiều ngang sẽ bị cấm tuyệt đối, không được hưởng miễn trừ. Ngược lại, đối với các thỏa thuận theo chiều dọc thì chỉ bị xem là mặc nhiên vi phạm nếu đó là: thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

2.2.2. Cấu trúc pháp luật nội dung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.2.2.1. Các hình thức (dạng) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hậu quả pháp lý

Pháp luật cạnh tranh chỉ quy định các hành vi bị cấm chứ không hướng dẫn chủ thể kinh doanh cần hoặc phải làm gì trong quá trình cạnh tranh. Do có tính tiếp cận từ mặt trái, PLCT thuộc loại pháp luật mang tính can thiệp/ngăn cản cho nên chế định TTHCCT thường kiểm soát các thoả thuận sau đây nhằm hạn chế cạnh tranh:

Các dạng thoả thuận sử dụng công cụ giá để hạn chế cạnh tranh

Thoả thuận sử dụng giá để HCCT chia thành hai nhóm: thoả thuận ấn định giá nhằm bóc lột khách hàng và thoả thuận sử dụng giá nhằm mục đích củng cố vị trí trên thị trường liên quan (thoả thuận bán giá thấp). Các TTHCCT nói chung và thoả thuận sử dụng giá để HCCT nói riêng luôn tồn tại những mâu thuẫn mang tính bản chất xuất phát từ sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa các doanh nghiệp.

Khi tiến hành thoả thuận sử dụng giá, các doanh nghiệp tham gia thoả thuận phải xác lập một mức giá chung. Nhưng các doanh nghiệp có chi phí sản xuất cao mong muốn xác lập mức giá cao, trong khi doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp thì muốn xác lập giá thấp. Điều này làm cho việc phân chia lợi ích trong nhóm thoả thuận trở nên không đồng đều và đó cũng là lúc các doanh nghiệp có khuynh hướng phá vỡ thoả thuận.

Thỏa thuận ấn định giá nhằm bóc lột khách hàng là một trong những dạng phổ biến nhất của hành vi sử dụng công cụ giá để HCCT. Thỏa thuận ấn định giá có thể diễn ra ở bất cứ khâu nào trong quá trình sản xuất và phân phối và thường được thể hiện ở các nội dung như: thống nhất áp dụng một mức giá đối với một nhóm hoặc tất cả các khách hàng; loại trừ việc chiết khấu hoặc ấn định một mức chiết khấu đồng bộ;…

Thoả thuận phân chia thị trường

Thoả thuận về việc phân chia thị trường được xác định một cách cụ thể với mục đích không cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, có thể xảy ra ở cả thị trường nội địa hoặc thị trường quốc tế. Việc kiểm soát các thoả thuận phân chia thị trường, phân chia khách hàng là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật về TTHCCT, đây là dạng hành vi TTHCCT bị cấm trong PLCT của tất cả các nước.

Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Mặc dù năng lực kinh doanh hiện có của doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng bản thân các doanh nghiệp đã thoả thuận hạn chế, kiểm soát số lượng cũng như khối lượng sản xuất, mua bán hoặc cung ứng gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường làm cho thị trường không được thoả mãn nhu cầu, từ đó giá hàng hoá, dịch vụ bị đẩy lên cao. Pháp luật cạnh tranh các nước đều cấm thoả thuận hạn chế sản lượng.

Đấu thầu thông đồng

Đây là hành vi thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu. Đấu thầu thông đồng đi ngược lại với mục tiêu của dự thầu là tìm cách bán hàng hóa, dịch vụ với giá cả và các điều kiện khác một cách ưu đãi nhất. Hầu hết các nước trên thế giới đều xác định đấu thầu thông đồng là bất hợp pháp và cấm tuyệt đối.

Thỏa thuận ngăn cản, loại bỏ 

Thường là thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận. Các nước đều có quy định cấm dạng hành vi TTHCCT này.

Theo: Trần Thị Nguyệt

Link Luận án: Tại đây

avatar
Thanh Huyền
621 ngày trước
PHÁP LUẬT VỀ THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
2.2. Pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranhPháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT) được hiểu là tổng hòa các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật điều chỉnh và kiểm soát các TTHCCT trên 03 phương diện: các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh; các quy phạm pháp luật nội dung về thoả thuận hạn chế cạnh tranh và các quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh.2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh 2.2.1.1. Nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se rule)Thông thường, nguyên tắc vi phạm mặc nhiên được áp dụng khi xem xét, đánh giá các hành vi thuộc nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng, bao gồm các thỏa thuận ấn định giá hàng hóa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát sản lượng, thỏa thuận phân chia thị trường, khu vực, khách hàng và thông đồng đấu thầu. Do vậy, khi xem xét tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các thỏa thuận này, các quốc gia nói trên đều áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên, tức là cấm trong mọi trường hợp.Việc áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên trên thực tế thường đơn giản, chỉ cần chứng minh một TTHCCT cụ thể thỏa mãn một số điều kiện dễ dàng xác định thông qua việc nhận dạng hành vi thì thỏa thuận đó mặc nhiên bị xem là mặc nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh mà không cần xem xét ảnh hưởng đến cạnh tranh của thỏa thuận đó cũng như mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến hệ quả áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc. Bởi lẽ, "trên thực tế có nhiều hành vi, thỏa thuận đặc biệt là các hành vi liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đối tượng gắn liền với sự độc quyền của văn bằng bảo hộ, thì một số các hành vi/thỏa thuận bị xem là mặc nhiên vi phạm theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên lại trở thành hợp lý khi nó được thực hiện nhằm đảm bảo quyền hợp pháp đã được pháp luật thừa nhận cho chủ sở hữu, ví dụ như ấn định giá, ràng buộc bán kèm hoặc hành vi từ chối chuyển giao nếu như điều đó là cần thiết nhằm đảm bảo quyền hợp pháp của chủ sở hữu cũng như bảo vệ sự độc quyền hợp pháp mà pháp luật đã thừa nhận".2.2.1.2. Nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason)Đây là nguyên tắc đánh giá một hành vi TTHCCT là vi phạm pháp luật cạnh tranh trên cơ sở xem xét, cân bằng giữa tác động thúc đẩy cạnh tranh và tác động hạn chế cạnh tranh (HCCT) của thỏa thuận.Theo nguyên tắc này, việc kiểm tra tính bất hợp pháp của hành vi được tiến hành dựa trên việc đánh giá xem liệu thỏa thuận giữa các doanh nghiệp đơn thuần chỉ là các quy định chung và có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh hay liệu nó có thể ngăn chặn hoặc thậm chí phá hủy sự cạnh tranh trên thị trường. Nếu thỏa thuận giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn so với các tác động phản cạnh tranh đồng thời lợi ích này là công bằng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong khi không có biện pháp nào khác có thể được sử dụng để mang lại lợi ích kinh tế tương đương thì thỏa thuận đó được coi là hợp pháp. Ngược lại, nếu hành vi thỏa thuận dẫn đến các tác động HCCT mà không thể bù đắp bởi các tác động thúc đẩy cạnh tranh mà nó đem lại và không đáp ứng những điều kiện nêu trên thì bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, để đưa ra được đánh giá cuối cùng, cơ quan cạnh tranh thường phải xem xét các hiện tượng đặc biệt dẫn đến việc hình thành và áp dụng các thỏa thuận, mục đích của thoả thuận, các điều kiện thị trường trước và sau khi thực hiện thỏa thuận, bản chất của thỏa thuận và các tác động thực tế hoặc có thể có do hành vi thỏa thuận gây ra.Tại Việt Nam, nguyên tắc vi phạm mặc nhiên và nguyên tắc lập luận hợp lý cũng được áp dụng để xem xét, đánh giá tính bất hợp pháp của các hành vi hạn chế cạnh tranh. Đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền sẽ bị cấm theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên khi rơi vào các trường hợp đã được pháp luật liệt kê. Đối với TTHCCT thì một số thỏa thuận theo chiều ngang sẽ bị cấm tuyệt đối, không được hưởng miễn trừ. Ngược lại, đối với các thỏa thuận theo chiều dọc thì chỉ bị xem là mặc nhiên vi phạm nếu đó là: thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.2.2.2. Cấu trúc pháp luật nội dung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh2.2.2.1. Các hình thức (dạng) thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hậu quả pháp lýPháp luật cạnh tranh chỉ quy định các hành vi bị cấm chứ không hướng dẫn chủ thể kinh doanh cần hoặc phải làm gì trong quá trình cạnh tranh. Do có tính tiếp cận từ mặt trái, PLCT thuộc loại pháp luật mang tính can thiệp/ngăn cản cho nên chế định TTHCCT thường kiểm soát các thoả thuận sau đây nhằm hạn chế cạnh tranh:Các dạng thoả thuận sử dụng công cụ giá để hạn chế cạnh tranhThoả thuận sử dụng giá để HCCT chia thành hai nhóm: thoả thuận ấn định giá nhằm bóc lột khách hàng và thoả thuận sử dụng giá nhằm mục đích củng cố vị trí trên thị trường liên quan (thoả thuận bán giá thấp). Các TTHCCT nói chung và thoả thuận sử dụng giá để HCCT nói riêng luôn tồn tại những mâu thuẫn mang tính bản chất xuất phát từ sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa các doanh nghiệp.Khi tiến hành thoả thuận sử dụng giá, các doanh nghiệp tham gia thoả thuận phải xác lập một mức giá chung. Nhưng các doanh nghiệp có chi phí sản xuất cao mong muốn xác lập mức giá cao, trong khi doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp thì muốn xác lập giá thấp. Điều này làm cho việc phân chia lợi ích trong nhóm thoả thuận trở nên không đồng đều và đó cũng là lúc các doanh nghiệp có khuynh hướng phá vỡ thoả thuận.Thỏa thuận ấn định giá nhằm bóc lột khách hàng là một trong những dạng phổ biến nhất của hành vi sử dụng công cụ giá để HCCT. Thỏa thuận ấn định giá có thể diễn ra ở bất cứ khâu nào trong quá trình sản xuất và phân phối và thường được thể hiện ở các nội dung như: thống nhất áp dụng một mức giá đối với một nhóm hoặc tất cả các khách hàng; loại trừ việc chiết khấu hoặc ấn định một mức chiết khấu đồng bộ;…Thoả thuận phân chia thị trườngThoả thuận về việc phân chia thị trường được xác định một cách cụ thể với mục đích không cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, có thể xảy ra ở cả thị trường nội địa hoặc thị trường quốc tế. Việc kiểm soát các thoả thuận phân chia thị trường, phân chia khách hàng là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật về TTHCCT, đây là dạng hành vi TTHCCT bị cấm trong PLCT của tất cả các nước.Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụMặc dù năng lực kinh doanh hiện có của doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng bản thân các doanh nghiệp đã thoả thuận hạn chế, kiểm soát số lượng cũng như khối lượng sản xuất, mua bán hoặc cung ứng gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá trên thị trường làm cho thị trường không được thoả mãn nhu cầu, từ đó giá hàng hoá, dịch vụ bị đẩy lên cao. Pháp luật cạnh tranh các nước đều cấm thoả thuận hạn chế sản lượng.Đấu thầu thông đồngĐây là hành vi thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu. Đấu thầu thông đồng đi ngược lại với mục tiêu của dự thầu là tìm cách bán hàng hóa, dịch vụ với giá cả và các điều kiện khác một cách ưu đãi nhất. Hầu hết các nước trên thế giới đều xác định đấu thầu thông đồng là bất hợp pháp và cấm tuyệt đối.Thỏa thuận ngăn cản, loại bỏ Thường là thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận. Các nước đều có quy định cấm dạng hành vi TTHCCT này.Theo: Trần Thị NguyệtLink Luận án: Tại đây