0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c7890e87788-Các-giải-pháp-giáo-dục,-cải-tạo,-giúp-đỡ-người-phạm-tội-hòa-nhập-cộng-đồng,-ngăn-chặn-tái-phạm.jpg.webp

Các giải pháp giáo dục, cải tạo, giúp đỡ người phạm tội hòa nhập cộng đồng, ngăn chặn tái phạm các hành vi vi phạm về an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

4.4.5.   Các giải pháp giáo dục, cải tạo, giúp đỡ người phạm tội hòa nhập cộng đồng, ngăn chặn tái phạm

Việc giáo dục, cảm hóa người phạm tội là một quá trình lâu dài, thực hiện nghiêm túc ở tất cả các giai đoạn từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; mục đích để loại trừ khả năng tái phạm của họ ở bất cứ giai đoạn nào. Chính quyền phường/ xã và các tổ chức Mật trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,… Tổ chức tiếp nhận, quản lý, giáo dục, những tội phạm sau khi ra tù, các đối tượng sau cai nghiện, các tội phạm hưởng án treo. Phân công cụ thể tổ chức, cá nhân phối hợp với gia đình tham gia giáo dục tuyên truyền ý thức pháp luật thường xuyên, giúp đỡ, giám sát và quản lý họ; không để bị kỳ thị, bị xa lánh, giúp họ hòa nhập công đồng, cách ly các tệ nạn xã hội, ma túy, trách xa bạn bè xấu. Tạo cho họ có công việc làm ổn định, có thu nhập thường xuyên để ổn định cuộc sống, ngăn ngừa tái phạm.

Tại các Trại giam, cần nâng cao việc giáo dục học chữ phối hợp với học nghề, vì trình độ học vấn của tội phạm đa phần là thấp và mù chữ (xem bảng 2.27 - phụ lục 1). Việc đào tạo nghề tùy theo khả năng, sở thích, sức khỏe của từng phạm nhân, sao cho có thể phát huy được công việc sau một thời gian cải tạo học nghề. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức giảng dạy về kiến thức pháp luật cơ bản, những vấn đề pháp luật cấm và hậu quả của nó, những vấn đề pháp luật không cấm, học đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tiến tới loại bỏ những tư tưởng lệch lạc, hiểu sai pháp luật, sai đạo đức xã hội và loại bỏ những lối sống tham lam ích kỹ, lên án những nhu cầu lệch lạc, hướng dẫn họ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao lành mạnh. Thường xuyên tổ chức cho tội phạm tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.

Tăng cường công tác xây dựng được mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền địa phương với các trại giam nơi người phạm tội chấp hành án. Đào tạo họ có nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của địa phương mình; sau khi họ chấp hành xong hình phạt trở về địa phương có thể bố trí ngay cho họ những công việc phù hợp với tay nghề và trình độ của họ, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định để họ hòa nhập nhanh vào xã hội, trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, các trại giam căn cứ thị trường lao động ngoài xã hội và điều kiện cụ thể của trại giam, để tổ chức dạy những nghề phổ thông, đơn giản cho người chưa có nghề. Do chưa triển khai tốt vấn đề này, nên đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau khi chấp hành án trở về địa phương, người phạm tội không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định, thu nhập thấp dẫn đến tâm lý chán nản, dễ bị lối kéo và tái phạm.

4.4.6.  Các giải pháp tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho toàn dân trên địa bàn TPHCM

Tiếp tục thực hiện quyết định số 81/2008/QĐ- UBND của UBND TPHCM, nhằm nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ dân phố “Về công tác giám sát, phát hiện, tuyên truyền phòng chống tội phạm của tổ dân phố”. Các tổ chức chính trị xã hội phối hợp với Công an phường/ xã tổ chức tuyên truyền phòng chống tội phạm tại từng khu phố, tổ dân phố, mỗi gia đình; về ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và tài sản công cộng. Giám sát và thông báo kịp thời nơi trú ẩn và những hành vi khả nghi của tội phạm cho các lực lượng chức năng, nhằm giảm đến mức thấp nhất tình trạng trở thành nạn nhân của tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên bí mật khắp các phường/ xã để tuyên truyền ý thức pháp luật cho các đối tượng có nguy cơ phạm tội. Xây dựng, tuyển chọn, bồi dưỡng, tập huấn những cán bộ có trình độ về lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạm, có trình độ pháp luật để làm tuyên truyền viên; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân. Thường xuyên tổ chức diễu hành, treo các biển cảnh báo, pano, áp phích trên các tuyến đường lớn ở các quận/ huyện trọng điểm tội phạm. Đồng thời, tuyên truyền và phát tờ rơi tuyên truyền về ý thức cảnh giác tội phạm đến người nước ngoài sinh sống, làm việc và du lịch trên địa bàn TPHCM, những hướng dẫn viên du lịch, người quản lý các đoàn khách du lịch, đoàn khách quốc tế về những cách đối phó, cách tri hô, cách báo tin cho cơ quan chức năng gần nhất khi bị chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan Công an, Mật trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ của quận/ huyện, phường/ xã, phải giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tọa đàm, báo cáo chuyên đề, các hội thi tuyên truyền pháp luật về phương thức thủ đoạn của tội phạm; những điều pháp luật cho phép, những điều pháp luật cấm; hậu quả khi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, tổ chức tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện truyền thông, như: đài phát thanh, đài truyền hình, loa phát thanh ở phường/ xã, khu phố. Tổ chức các chương trình nêu gương điển hình về người tốt, việc tốt, người hoàn lương, người đoạn tuyệt với ma túy trong từng khu phố, tổ dân phố. Phối hợp với các nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, các phương thức, thủ đoạn của các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt cho học sinh mỗi tuần từ 1 đến 2 lần. Đặc biệt tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật và đạo đức lối sống cho những người có nguy cơ tiềm tàng phạm tội; các đối tượng có trình độ văn hóa thấp, các học sinh cá biệt, người nghiện ma túy, các đối tượng hình sự. Do đó, cần phải xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền có ý nghĩa tác động, làm loại bỏ những tư tưởng lệch lạc và lên án những lối sống, nhu cầu lệch lạc đó; hướng dẫn họ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao lành mạnh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, các phong trào tình nguyện, thanh niên xung kích để rèn luyện ý chí, lập trường của họ, tạo điều kiện cho họ hòa nhập với khu phố.

Nội dung tuyên truyền tập trung về các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt; xây dựng lối sống lành mạnh phù hợp với đạo đức, truyền thống dân tộc; các phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội phạm; cách phát hiện, thời gian, địa điểm thường xảy ra phạm tội. Cách phòng ngừa, tố giác tội phạm và những cá nhân có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Phải đảm bảo đủ thông tin, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với từng người dân. Ngôn ngữ sử dụng phải đơn giản, rõ ràng, trong sáng. Hình thức tuyên truyền đa dạng, như phát thanh, truyền hình, báo chí, băng rôn, tờ rơi…, phải được thực hiện thường xuyên theo tháng, quý, năm. Nội dung những tờ rơi, tờ bướm nói về các thủ đoạn, các tuyến đường, khu vực công cộng thường xảy ra phạm tội, một số hình ảnh về những vụ phạm tội đã xảy ra; số điện thoại liên lạc khi bị chiếm đoạt tài sản.

Theo: Đoàn Công Viên 

Link luận án: Tại đây

avatar
Dang thu quynh
715 ngày trước
Các giải pháp giáo dục, cải tạo, giúp đỡ người phạm tội hòa nhập cộng đồng, ngăn chặn tái phạm các hành vi vi phạm về an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
4.4.5.   Các giải pháp giáo dục, cải tạo, giúp đỡ người phạm tội hòa nhập cộng đồng, ngăn chặn tái phạmViệc giáo dục, cảm hóa người phạm tội là một quá trình lâu dài, thực hiện nghiêm túc ở tất cả các giai đoạn từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; mục đích để loại trừ khả năng tái phạm của họ ở bất cứ giai đoạn nào. Chính quyền phường/ xã và các tổ chức Mật trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,… Tổ chức tiếp nhận, quản lý, giáo dục, những tội phạm sau khi ra tù, các đối tượng sau cai nghiện, các tội phạm hưởng án treo. Phân công cụ thể tổ chức, cá nhân phối hợp với gia đình tham gia giáo dục tuyên truyền ý thức pháp luật thường xuyên, giúp đỡ, giám sát và quản lý họ; không để bị kỳ thị, bị xa lánh, giúp họ hòa nhập công đồng, cách ly các tệ nạn xã hội, ma túy, trách xa bạn bè xấu. Tạo cho họ có công việc làm ổn định, có thu nhập thường xuyên để ổn định cuộc sống, ngăn ngừa tái phạm.Tại các Trại giam, cần nâng cao việc giáo dục học chữ phối hợp với học nghề, vì trình độ học vấn của tội phạm đa phần là thấp và mù chữ (xem bảng 2.27 - phụ lục 1). Việc đào tạo nghề tùy theo khả năng, sở thích, sức khỏe của từng phạm nhân, sao cho có thể phát huy được công việc sau một thời gian cải tạo học nghề. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức giảng dạy về kiến thức pháp luật cơ bản, những vấn đề pháp luật cấm và hậu quả của nó, những vấn đề pháp luật không cấm, học đường lối chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tiến tới loại bỏ những tư tưởng lệch lạc, hiểu sai pháp luật, sai đạo đức xã hội và loại bỏ những lối sống tham lam ích kỹ, lên án những nhu cầu lệch lạc, hướng dẫn họ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao lành mạnh. Thường xuyên tổ chức cho tội phạm tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.Tăng cường công tác xây dựng được mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền địa phương với các trại giam nơi người phạm tội chấp hành án. Đào tạo họ có nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của địa phương mình; sau khi họ chấp hành xong hình phạt trở về địa phương có thể bố trí ngay cho họ những công việc phù hợp với tay nghề và trình độ của họ, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định để họ hòa nhập nhanh vào xã hội, trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, các trại giam căn cứ thị trường lao động ngoài xã hội và điều kiện cụ thể của trại giam, để tổ chức dạy những nghề phổ thông, đơn giản cho người chưa có nghề. Do chưa triển khai tốt vấn đề này, nên đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau khi chấp hành án trở về địa phương, người phạm tội không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định, thu nhập thấp dẫn đến tâm lý chán nản, dễ bị lối kéo và tái phạm.4.4.6.  Các giải pháp tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho toàn dân trên địa bàn TPHCMTiếp tục thực hiện quyết định số 81/2008/QĐ- UBND của UBND TPHCM, nhằm nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ dân phố “Về công tác giám sát, phát hiện, tuyên truyền phòng chống tội phạm của tổ dân phố”. Các tổ chức chính trị xã hội phối hợp với Công an phường/ xã tổ chức tuyên truyền phòng chống tội phạm tại từng khu phố, tổ dân phố, mỗi gia đình; về ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và tài sản công cộng. Giám sát và thông báo kịp thời nơi trú ẩn và những hành vi khả nghi của tội phạm cho các lực lượng chức năng, nhằm giảm đến mức thấp nhất tình trạng trở thành nạn nhân của tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên bí mật khắp các phường/ xã để tuyên truyền ý thức pháp luật cho các đối tượng có nguy cơ phạm tội. Xây dựng, tuyển chọn, bồi dưỡng, tập huấn những cán bộ có trình độ về lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạm, có trình độ pháp luật để làm tuyên truyền viên; thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân. Thường xuyên tổ chức diễu hành, treo các biển cảnh báo, pano, áp phích trên các tuyến đường lớn ở các quận/ huyện trọng điểm tội phạm. Đồng thời, tuyên truyền và phát tờ rơi tuyên truyền về ý thức cảnh giác tội phạm đến người nước ngoài sinh sống, làm việc và du lịch trên địa bàn TPHCM, những hướng dẫn viên du lịch, người quản lý các đoàn khách du lịch, đoàn khách quốc tế về những cách đối phó, cách tri hô, cách báo tin cho cơ quan chức năng gần nhất khi bị chiếm đoạt tài sản.Cơ quan Công an, Mật trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ của quận/ huyện, phường/ xã, phải giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tọa đàm, báo cáo chuyên đề, các hội thi tuyên truyền pháp luật về phương thức thủ đoạn của tội phạm; những điều pháp luật cho phép, những điều pháp luật cấm; hậu quả khi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, tổ chức tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện truyền thông, như: đài phát thanh, đài truyền hình, loa phát thanh ở phường/ xã, khu phố. Tổ chức các chương trình nêu gương điển hình về người tốt, việc tốt, người hoàn lương, người đoạn tuyệt với ma túy trong từng khu phố, tổ dân phố. Phối hợp với các nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, các phương thức, thủ đoạn của các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt cho học sinh mỗi tuần từ 1 đến 2 lần. Đặc biệt tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật và đạo đức lối sống cho những người có nguy cơ tiềm tàng phạm tội; các đối tượng có trình độ văn hóa thấp, các học sinh cá biệt, người nghiện ma túy, các đối tượng hình sự. Do đó, cần phải xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền có ý nghĩa tác động, làm loại bỏ những tư tưởng lệch lạc và lên án những lối sống, nhu cầu lệch lạc đó; hướng dẫn họ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao lành mạnh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, các phong trào tình nguyện, thanh niên xung kích để rèn luyện ý chí, lập trường của họ, tạo điều kiện cho họ hòa nhập với khu phố.Nội dung tuyên truyền tập trung về các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt; xây dựng lối sống lành mạnh phù hợp với đạo đức, truyền thống dân tộc; các phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội phạm; cách phát hiện, thời gian, địa điểm thường xảy ra phạm tội. Cách phòng ngừa, tố giác tội phạm và những cá nhân có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Phải đảm bảo đủ thông tin, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với từng người dân. Ngôn ngữ sử dụng phải đơn giản, rõ ràng, trong sáng. Hình thức tuyên truyền đa dạng, như phát thanh, truyền hình, báo chí, băng rôn, tờ rơi…, phải được thực hiện thường xuyên theo tháng, quý, năm. Nội dung những tờ rơi, tờ bướm nói về các thủ đoạn, các tuyến đường, khu vực công cộng thường xảy ra phạm tội, một số hình ảnh về những vụ phạm tội đã xảy ra; số điện thoại liên lạc khi bị chiếm đoạt tài sản.Theo: Đoàn Công Viên Link luận án: Tại đây