0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c76c5ea01c3-Đặc-điểm-pháp-luật-về-Chủ-tịch-nước.jpg.webp

Đặc điểm pháp luật về Chủ tịch nước

2.1.2.   Đặc điểm pháp luật về Chủ tịch nước

Pháp luật về Chủ tịch nước có những đặc điểm chung của pháp luật và đặc điểm riêng của mình; có thể khái quát một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, về lịch sử ra đời, QPPL về Chủ tịch nước ra đời rất sớm.

Lịch sử pháp luật Việt Nam cho thấy, ngay trong bản HP đầu tiên của nước ta vào năm 1946 đã chứa đựng nhiều quy định về Chủ tịch nước. Đối với các nước khác cũng vậy, QPPL về thiết chế ĐĐNN được hình thành rất sớm. Với mục đích bảo đảm tính chính danh của nhà nước trước nhân dân và cộng đồng quốc tế thì một trong những việc đầu tiên, quan trọng nhất được tiến hành ngay sau khi giành độc lập là xây dựng, thông qua HP để từ đó tổ chức BMNN, hình thành thiết chế ĐĐNN. Quan trọng hơn, khi có người ĐĐNN thì các tuyên bố, hành động của Nhà nước được khởi động và bảo đảm tính chính thức, chính danh, trong đó có cả việc công bố HP để thi hành.

Ở góc độ lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiết chế ĐĐNN ra đời từ rất sớm, gần như đồng thời với sự ra đời của nhà nước, pháp luật [26, tr.17]. Điều này được lý giải bởi vị thế mang tính tự nhiên - xã hội của các Tộc trưởng, Tù trưởng trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ tiếp tục được duy trì, thiết lập khi nhà nước chủ nô ra đời để trở thành những người ĐĐNN. Khi bàn về nguồn gốc ra đời nhà nước, C.Mác, Ph.Ănggen đã viết:

Cái tập quán giao những chức vụ của thị tộc cho một số gia đình nhất định đã biến thành một cái quyền không thể chối cãi, bằng những gia đình ấy và sự mạnh vị giàu có nữa, họ bắt đầu tập hợp nhau lại bên ngoài thị tộc của họ, thành một giai cấp riêng biệt, có đặc quyền, rằng nhà nước vừa mới ra đời đã thừa nhận những tham vọng ấy của họ.

Cụ thể hơn, khi đề cập đến nguồn gốc ra đời của người ĐĐNN, Ph.Ănggen có viết, đứng đầu thị tộc là các Hội đồng (boule), lúc đầu, có lẽ nó gồm tất cả các trưởng thị tộc; về sau, khi có quá nhiều trưởng thị tộc, thì là một số người được bầu ra trong số họ. Khi nhà nước xuất hiện, Hội đồng này biến thành Viện Nguyên lão [44] và theo thời gian, Viện Nguyên lão nhận ra một nhu cầu tất yếu là cần phải có một người lãnh đạo duy nhất, vì vậy họ đã bầu ra Vua và giao cho ông quyền lực tối cao;.

Và để khẳng định, bảo vệ vị thế ấy trong nhà nước thì pháp luật thủa ban đầu đã có những quy định về người ĐĐNN. Thật vậy, ngay trong lời nói đầu của Đạo luật Hammurabi (khoảng năm 1760 TCN) - một đạo luật cổ nhất hiện còn lưu giữ thì đã chứa đựng nội dung nhằm xác lập, bảo vệ vị thế của Vua Hammurabi với thần dân Babylon, đó là: "Anu và Bel (tên các vị thần) gọi Trẫm bằng tên Hammurabi, vị Quốc vương cao quý, Người kính sợ Thượng đế, đem quy tắc về sự công bằng tới mặt đất".

Thứ hai, về tính chất của quan hệ pháp luật, pháp luật về Chủ tịch nước điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, nền tảng, mang tính chính trị - pháp lý rất cao; chủ yếu liên quan đến tổ chức QLNN và BMNN. Đây là đặc điểm cơ bản, nổi bật nhất của pháp luật về Chủ tịch nước, quyết định những đặc điểm khác.

Do Chủ tịch nước là người ĐĐNN, thay mặt cho quốc gia, đất nước trong đối nội và đối ngoại nên pháp luật về Chủ tịch nước tập trung điều chỉnh các quan hệ xã hội hết sức cơ bản, nền tảng mang tính “rường cột” của nhà nước, của quốc gia; là cơ sở để xác lập, điều chỉnh các quan hệ xã hội khác. Chiếm đa số là những quan hệ xã hội liên quan đến hình thức chính thể, tổ chức QLNN và hình thành BMNN; một số quan hệ liên quan đến đối ngoại nhà nước hay chiến tranh, hoà bình, an ninh quốc gia; một số ít quyền con người và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ở các nước theo mô hình NTQG thực quyền, khi người ĐĐNN đồng thời đứng đầu các nhánh quyền lực thì ngoài việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính cơ bản, nền tảng như trên thì pháp luật về thiết chế ĐĐNN ở đó còn điều chỉnh các quan hệ xã hội khác, có thể không mang tính cơ bản, nền tảng.

Thứ ba, về phạm vi điều chỉnh và quy mô, pháp luật về Chủ tịch nước có phạm vi điều chỉnh hẹp nhưng lại có sự giao thoa nhiều; số lượng QPPL không nhiều, quy mô ở tầm chế định pháp luật. Do pháp luật về Chủ tịch nước chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, mang tính nền tảng; mô hình Chủ tịch nước ta mang tính biểu tượng nên phạm vi điều chỉnh hẹp, số lượng QPPL không nhiều, được xếp ở mức độ quy mô chế định pháp luật thuộc ngành luật HP; đặc biệt, có sự đan xen với các ngành, chế định pháp luật khác. Thực tế pháp luật nước ta cho thấy, có rất nhiều QPPL liên quan đến Chủ tịch nước được quy định trong các luật tổ chức các thiết chế khác như Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân nhân, kể cả pháp luật chuyên ngành như pháp luật hình sự, luật về điều ước quốc tế, luật quốc tịch… Thậm chí, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về Chủ tịch nước còn đan xen với pháp luật quốc tế và với đạo đức, tôn giáo…

Thứ tư, về nguồn của pháp luật, nguồn của pháp luật về Chủ tịch nước mang tính quốc tế - chính trị rất cao. Hầu hết các QPPL điều chỉnh thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực đối ngoại đều có nguồn gốc từ quy phạm tập quán quốc tế hoặc trong các điều ước quốc tế (ĐƯQT). Các QPPL điều chỉnh về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước chịu ảnh hưởng lớn từ các học thuyết chính trị - pháp luật, nhất là về hình thức chính thể. Ở Việt Nam, đường lối chính trị của Đảng là nguồn cơ bản và quan trọng. Bên cạnh đó, các quy phạm đạo đức, tôn giáo… cũng là nguồn đáng kể của pháp luật về Chủ tịch nước.

Thứ năm, về đặc điểm của QPPL, pháp luật về Chủ tịch nước có cấu trúc QPPL ngắn gọn, đơn giản; quy trình ban hành chặt chẽ, giá trị pháp lý cao, ổn định; tần suất áp dụng không thường xuyên, đối tượng áp dụng không đồng đều. Do điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, nền tảng nên các QPPL về Chủ tịch nước thường được ban hành theo quy trình, thủ tục chặt chẽ, ở trong văn bản có tính thứ bậc và giá trị pháp lý rất cao (chủ yếu ở HP là luật); chủ yếu ở dạng quy phạm định nghĩa và xác lập quyền, nghĩa vụ nên thường ngắn gọn, khái quát, cấu trúc đơn giản, không đầy đủ, thiếu bộ phận chế tài. Các QPPL về Chủ tịch nước có tính ổn định cao, ít sửa đổi, bổ sung. Ở một số quốc gia, với mục địch duy trì ổn định chính trị thì những quy phạm HP liên quan đến NTQG, nhất là về chế độ chính trị, hình thức chính thể thì tính ổn định vô cùng lớn vì được bảo đảm. Ví dụ: Theo Điều 135 HP Liên bang Nga năm 1993: Các quy định tại các Chương 1, 2, 9 không thể sửa đổi bởi Quốc hội Liên bang, trừ trường hợp được ba phần năm tổng số thành viên Hội đồng Liên bang và tổng số đại biểu Đu Ma quốc gia ủng hộ, sau đó Hội nghị Lập hiến được triệu tập theo quy định của đạo luật HP liên bang. Tần suất áp dụng pháp luật về Chủ tịch nước không thường xuyên, liên tục. Ví dụ: Thẩm quyền công bố luật, pháp lệnh được cho là thường xuyên nhất thì một năm cũng vài lần. Thẩm quyền đặc xá, quốc tịch hay tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chiến tranh của Chủ tịch nước thì còn ít được áp dụng hơn nữa. Đối tượng áp dụng của pháp luật về Chủ tịch nước không đồng đều, rất rộng hoặc rất hẹp. Ví dụ: Các quy định về thẩm quyền nhân sự chủ yếu liên quan đến Quốc hội, Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Tổng kiểm toán nhà nước. Các quy định về thẩm quyền đặc xá, ân giảm án tử hình cũng chủ yếu liên quan đến các cơ quan tố tụng và một số người thụ hưởng. Trong khi đó, các quy định về chiến tranh, hoà bình, an quốc gia như tuyên bố chiến tranh, tuyên bố tình trạng khẩn cấp… thì đối tượng áp dụng lại rất rộng. Tuy nhiên, cần lưu ý, đây là đặc điểm của pháp luật về Chủ tịch nước ở Việt Nam và một số nước theo mô hình NTQG không thực quyền, không đứng đầu hành pháp.

Theo: Đỗ Tiến Dũng

Link luận án:  Tại đây

avatar
Dang thu quynh
637 ngày trước
Đặc điểm pháp luật về Chủ tịch nước
2.1.2.   Đặc điểm pháp luật về Chủ tịch nướcPháp luật về Chủ tịch nước có những đặc điểm chung của pháp luật và đặc điểm riêng của mình; có thể khái quát một số đặc điểm sau đây:Thứ nhất, về lịch sử ra đời, QPPL về Chủ tịch nước ra đời rất sớm.Lịch sử pháp luật Việt Nam cho thấy, ngay trong bản HP đầu tiên của nước ta vào năm 1946 đã chứa đựng nhiều quy định về Chủ tịch nước. Đối với các nước khác cũng vậy, QPPL về thiết chế ĐĐNN được hình thành rất sớm. Với mục đích bảo đảm tính chính danh của nhà nước trước nhân dân và cộng đồng quốc tế thì một trong những việc đầu tiên, quan trọng nhất được tiến hành ngay sau khi giành độc lập là xây dựng, thông qua HP để từ đó tổ chức BMNN, hình thành thiết chế ĐĐNN. Quan trọng hơn, khi có người ĐĐNN thì các tuyên bố, hành động của Nhà nước được khởi động và bảo đảm tính chính thức, chính danh, trong đó có cả việc công bố HP để thi hành.Ở góc độ lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiết chế ĐĐNN ra đời từ rất sớm, gần như đồng thời với sự ra đời của nhà nước, pháp luật [26, tr.17]. Điều này được lý giải bởi vị thế mang tính tự nhiên - xã hội của các Tộc trưởng, Tù trưởng trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ tiếp tục được duy trì, thiết lập khi nhà nước chủ nô ra đời để trở thành những người ĐĐNN. Khi bàn về nguồn gốc ra đời nhà nước, C.Mác, Ph.Ănggen đã viết:Cái tập quán giao những chức vụ của thị tộc cho một số gia đình nhất định đã biến thành một cái quyền không thể chối cãi, bằng những gia đình ấy và sự mạnh vị giàu có nữa, họ bắt đầu tập hợp nhau lại bên ngoài thị tộc của họ, thành một giai cấp riêng biệt, có đặc quyền, rằng nhà nước vừa mới ra đời đã thừa nhận những tham vọng ấy của họ.Cụ thể hơn, khi đề cập đến nguồn gốc ra đời của người ĐĐNN, Ph.Ănggen có viết, đứng đầu thị tộc là các Hội đồng (boule), lúc đầu, có lẽ nó gồm tất cả các trưởng thị tộc; về sau, khi có quá nhiều trưởng thị tộc, thì là một số người được bầu ra trong số họ. Khi nhà nước xuất hiện, Hội đồng này biến thành Viện Nguyên lão [44] và theo thời gian, Viện Nguyên lão nhận ra một nhu cầu tất yếu là cần phải có một người lãnh đạo duy nhất, vì vậy họ đã bầu ra Vua và giao cho ông quyền lực tối cao;.Và để khẳng định, bảo vệ vị thế ấy trong nhà nước thì pháp luật thủa ban đầu đã có những quy định về người ĐĐNN. Thật vậy, ngay trong lời nói đầu của Đạo luật Hammurabi (khoảng năm 1760 TCN) - một đạo luật cổ nhất hiện còn lưu giữ thì đã chứa đựng nội dung nhằm xác lập, bảo vệ vị thế của Vua Hammurabi với thần dân Babylon, đó là: "Anu và Bel (tên các vị thần) gọi Trẫm bằng tên Hammurabi, vị Quốc vương cao quý, Người kính sợ Thượng đế, đem quy tắc về sự công bằng tới mặt đất".Thứ hai, về tính chất của quan hệ pháp luật, pháp luật về Chủ tịch nước điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, nền tảng, mang tính chính trị - pháp lý rất cao; chủ yếu liên quan đến tổ chức QLNN và BMNN. Đây là đặc điểm cơ bản, nổi bật nhất của pháp luật về Chủ tịch nước, quyết định những đặc điểm khác.Do Chủ tịch nước là người ĐĐNN, thay mặt cho quốc gia, đất nước trong đối nội và đối ngoại nên pháp luật về Chủ tịch nước tập trung điều chỉnh các quan hệ xã hội hết sức cơ bản, nền tảng mang tính “rường cột” của nhà nước, của quốc gia; là cơ sở để xác lập, điều chỉnh các quan hệ xã hội khác. Chiếm đa số là những quan hệ xã hội liên quan đến hình thức chính thể, tổ chức QLNN và hình thành BMNN; một số quan hệ liên quan đến đối ngoại nhà nước hay chiến tranh, hoà bình, an ninh quốc gia; một số ít quyền con người và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ở các nước theo mô hình NTQG thực quyền, khi người ĐĐNN đồng thời đứng đầu các nhánh quyền lực thì ngoài việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính cơ bản, nền tảng như trên thì pháp luật về thiết chế ĐĐNN ở đó còn điều chỉnh các quan hệ xã hội khác, có thể không mang tính cơ bản, nền tảng.Thứ ba, về phạm vi điều chỉnh và quy mô, pháp luật về Chủ tịch nước có phạm vi điều chỉnh hẹp nhưng lại có sự giao thoa nhiều; số lượng QPPL không nhiều, quy mô ở tầm chế định pháp luật. Do pháp luật về Chủ tịch nước chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, mang tính nền tảng; mô hình Chủ tịch nước ta mang tính biểu tượng nên phạm vi điều chỉnh hẹp, số lượng QPPL không nhiều, được xếp ở mức độ quy mô chế định pháp luật thuộc ngành luật HP; đặc biệt, có sự đan xen với các ngành, chế định pháp luật khác. Thực tế pháp luật nước ta cho thấy, có rất nhiều QPPL liên quan đến Chủ tịch nước được quy định trong các luật tổ chức các thiết chế khác như Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân nhân, kể cả pháp luật chuyên ngành như pháp luật hình sự, luật về điều ước quốc tế, luật quốc tịch… Thậm chí, phạm vi điều chỉnh của pháp luật về Chủ tịch nước còn đan xen với pháp luật quốc tế và với đạo đức, tôn giáo…Thứ tư, về nguồn của pháp luật, nguồn của pháp luật về Chủ tịch nước mang tính quốc tế - chính trị rất cao. Hầu hết các QPPL điều chỉnh thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực đối ngoại đều có nguồn gốc từ quy phạm tập quán quốc tế hoặc trong các điều ước quốc tế (ĐƯQT). Các QPPL điều chỉnh về vị trí, vai trò của Chủ tịch nước chịu ảnh hưởng lớn từ các học thuyết chính trị - pháp luật, nhất là về hình thức chính thể. Ở Việt Nam, đường lối chính trị của Đảng là nguồn cơ bản và quan trọng. Bên cạnh đó, các quy phạm đạo đức, tôn giáo… cũng là nguồn đáng kể của pháp luật về Chủ tịch nước.Thứ năm, về đặc điểm của QPPL, pháp luật về Chủ tịch nước có cấu trúc QPPL ngắn gọn, đơn giản; quy trình ban hành chặt chẽ, giá trị pháp lý cao, ổn định; tần suất áp dụng không thường xuyên, đối tượng áp dụng không đồng đều. Do điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, nền tảng nên các QPPL về Chủ tịch nước thường được ban hành theo quy trình, thủ tục chặt chẽ, ở trong văn bản có tính thứ bậc và giá trị pháp lý rất cao (chủ yếu ở HP là luật); chủ yếu ở dạng quy phạm định nghĩa và xác lập quyền, nghĩa vụ nên thường ngắn gọn, khái quát, cấu trúc đơn giản, không đầy đủ, thiếu bộ phận chế tài. Các QPPL về Chủ tịch nước có tính ổn định cao, ít sửa đổi, bổ sung. Ở một số quốc gia, với mục địch duy trì ổn định chính trị thì những quy phạm HP liên quan đến NTQG, nhất là về chế độ chính trị, hình thức chính thể thì tính ổn định vô cùng lớn vì được bảo đảm. Ví dụ: Theo Điều 135 HP Liên bang Nga năm 1993: Các quy định tại các Chương 1, 2, 9 không thể sửa đổi bởi Quốc hội Liên bang, trừ trường hợp được ba phần năm tổng số thành viên Hội đồng Liên bang và tổng số đại biểu Đu Ma quốc gia ủng hộ, sau đó Hội nghị Lập hiến được triệu tập theo quy định của đạo luật HP liên bang. Tần suất áp dụng pháp luật về Chủ tịch nước không thường xuyên, liên tục. Ví dụ: Thẩm quyền công bố luật, pháp lệnh được cho là thường xuyên nhất thì một năm cũng vài lần. Thẩm quyền đặc xá, quốc tịch hay tuyên bố tình trạng khẩn cấp, chiến tranh của Chủ tịch nước thì còn ít được áp dụng hơn nữa. Đối tượng áp dụng của pháp luật về Chủ tịch nước không đồng đều, rất rộng hoặc rất hẹp. Ví dụ: Các quy định về thẩm quyền nhân sự chủ yếu liên quan đến Quốc hội, Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Tổng kiểm toán nhà nước. Các quy định về thẩm quyền đặc xá, ân giảm án tử hình cũng chủ yếu liên quan đến các cơ quan tố tụng và một số người thụ hưởng. Trong khi đó, các quy định về chiến tranh, hoà bình, an quốc gia như tuyên bố chiến tranh, tuyên bố tình trạng khẩn cấp… thì đối tượng áp dụng lại rất rộng. Tuy nhiên, cần lưu ý, đây là đặc điểm của pháp luật về Chủ tịch nước ở Việt Nam và một số nước theo mô hình NTQG không thực quyền, không đứng đầu hành pháp.Theo: Đỗ Tiến DũngLink luận án:  Tại đây