0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c515cba4b33-Một-số-kiến-nghị-nhằm-hoàn-thiện-pháp-luật-về-tiền-lương-trong-doanh-nghiệp-.jpg.webp

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

4.1.   Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

4.1.1.   Hoàn thiện cấu trúc pháp luật về tiền lương và ban hành Luật về tiền lương trong doanh nghiệp

Cấu trúc hình thức của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp đòi hỏi phải có một hệ thống các quy phạm điều chỉnh về nội dung này một cách đầy đủ, thống nhất, được chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật và được ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để hoàn thiện cấu trúc hình thức của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp, cần thiết phải:

Một là, nghiên cứu, đánh giá tầm quan trọng của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật lao động, tiến tới luật hóa từng chế định, nhóm chế định lớn trong Bộ luật lao động thành các nội dung có tầm trọng có thể xây dựng thành các luật riêng rẽ, đảm bảo giá trị pháp lý của các nội dung này.

Hai là, rà soát toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tìm và xác định cụ thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nội dung có liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp, từ vấn đề cơ sở pháp lý cho việc thỏa thuận, đàm phán, thống nhất trong cơ chế ba bên, đến các căn cứ xây dựng, ban hành chế độ tiền lương, thang bảng lương, định mức lao động, cơ chế điều chỉnh lương tối thiểu, chế độ trách nhiệm... để từ đó xác định hình thức văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm điều chỉnh các nội dung nói trên.

Ba là, xây dựng các quy phạm pháp luật thống nhất, phù hợp, chất lượng cao chứa đựng trong các văn bản có giá trị pháp lý, đủ tầm để điều chỉnh các nội dung có liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp. Trên cơ sở xác lập mối tương quan trong quan hệ với các chủ thể như tổ chức đại diện người lao động, với các tổ chức thành viên, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với các chủ thể có yếu tố nước ngoài, phi chính phủ.

Bốn là, nhanh chóng nghiên cứu, thảo luận và thông qua văn bản quy phạm pháp luật về các tổ chức hội - một trong những cơ sở pháp lý quan trọng thể chế hóa các quyền tự do, dân chủ mà Hiến pháp đã ghi nhận. Việc thiếu các quy định pháp luật về Hội là một rào cản tương đối lớn trong việc hình thành và hoạt động của các tổ chức hội, trong đó có tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

* Hoàn thiện cấu trúc nội dung của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

Cấu trúc nội dung của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp đòi hỏi các quy phạm pháp luật phải xác định được những quan hệ xã hội, các vấn đề có liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp có tầm quan trọng cần điều chỉnh bằng pháp luật, đồng thời phản ánh sự điều chỉnh một cách toàn diện, phù hợp, thống nhất, trên một nền tảng kỹ thuật pháp lý cao, bền vững. Trên cơ sở đánh giá nội dung và thực trạng pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp, có thể đưa ra một số nội dung pháp luật cần xây dựng như sau:

Một là, cần xác định và xây dựng các quy phạm pháp luật tiền lương trong doanh nghiệp trong một văn bản có giá trị pháp lý cao, ghi nhận mục tiêu và phạm vi điều chỉnh, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ về tiền lương trong doanh nghiệp.

Hai là, nội dung các quy phạm pháp luật phải được thể hiện một cách khoa học, tiến bộ về các thuật ngữ chuyên môn, chuyên ngành, chuyên dùng, thể hiện hết bản chất của các sự vật, hiện tượng mà nó quy định. Nghiên cứu cho thấy, nhiều quy định về thuật ngữ pháp lý còn chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất, có phạm vi hẹp so với bản chất của chúng.

Ba là, kết cấu nội dung pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp phải thể hiện đầy đủ các điều khoản, trong đó điều chỉnh từ các quy định chung đến vấn đề nguyên tắc, căn cứ, quyền và nghĩa vụ của các bên, về tổ chức Hội đồng Tiền lương quốc gia, chế độ trách nhiệm và các nội dung khác có liên quan.

Trong đó, nội dung pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp phải thể hiện các nội dung chính sau đây:

-   Các quy định nguyên tắc chung, mục đích, yêu cầu, điều kiện, mục đích của tiền lương trong doanh nghiệp;

-  Các quy định về căn cứ để xây dựng, ban hành, điều chỉnh tiền lương trong doanh nghiệp;

-  Các quy định về thang lương, bảng lương, định mức lao động;

-  Các quy định về Hội đồng Tiền lương quốc gia;

-   Các quy định về quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp.

Bốn là, hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong hoạt động của cơ chế hai bên, cơ chế ba bên. Trong quan hệ với các chủ thể trên, khả năng đạt được những yêu cầu, mong muốn, đòi hỏi của mỗi chủ thể là hết sức khó khăn, buộc các chủ thể phải hạ bớt những yêu cầu, đòi hỏi về lợi ích của mình, do đó, quá trình thương lượng, thỏa thuận, thống nhất thường gian nan. Với vị thế chính trị của mình, các chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể cả tổ chức công đoàn đại diện cho tập thể người lao động, có thể tạo sức ép tương đối lớn lên các cuộc thương lượng, làm cho quá trình tự do ý chí, tự do thể hiện ý chí của tổ chức đại diện NSDLĐ có thể bị ảnh hưởng, sự công bằng, bình đẳng, dân chủ trong quan hệ giữa các chủ thể có thể không đạt được một cách đầy đủ.

*  Ban hành Luật về tiền lương trong doanh nghiệp

Theo nghiên cứu, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành luật về tiền lương, coi trọng vấn đề này một cách thỏa đáng để nâng tầm điều chỉnh bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao.

Ở Việt Nam, để thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ mọi mặt của đời sống, trong đó có quan hệ lao động, phát huy khả năng phản biện chính sách, pháp luật, lành mạnh hóa quan hệ lao động, việc làm cần thiết hiện nay là đưa dự thảo Luật về tiền lương trong doanh nghiệp vào chương trình nghị sự của Quốc hội và cần phải thông qua, ban hành văn bản này, tạo ra cơ sở pháp lý cho vấn đề tiền lương trong doanh nghiệp trở thành một nội dung có vai trò to lớn, có tầm quan trọng góp phần xây dựng môi trường lao động lành mạnh, minh bạch.

Phương án đề xuất: Quốc hội nghiên cứu, thông qua một văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi: “Luật về tiền lương (phạm vi điều chỉnh: trong doanh nghiệp)”. Trong đó cần cụ thể hóa các nội dung:

Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của Luật về tiền lương trong doanh nghiệp là tất cả các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động.

Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của Luật về tiền lương là tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cá nhân có sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động.

Thứ ba, các quy định về nguyên tắc tổ chức, đảm bảo các bên trong quan hệ lao động hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa;

Thứ tư, các quy định về căn cứ xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, đảm bảo dân chủ, bình đẳng, tự nguyện, loại trừ mọi sự áp đặt, can thiệp từ bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào;

Thứ năm, các quy định về căn cứ xây dựng và điều chỉnh mức lương tối thiểu, theo đó yêu cầu về sự công khai, minh bạch, sát thực tiễn.

Thứ sáu, các quy định về thành lập, thành phần, hoạt động của Hội đồng Tiền lương quốc gia, những tiêu chí, tôn chỉ thành lập tổ chức, quy định trách nhiệm của các thành viên...

Theo: Phạm Thị Ngọc Liên 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
494 ngày trước
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp
4.1.   Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp4.1.1.   Hoàn thiện cấu trúc pháp luật về tiền lương và ban hành Luật về tiền lương trong doanh nghiệpCấu trúc hình thức của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp đòi hỏi phải có một hệ thống các quy phạm điều chỉnh về nội dung này một cách đầy đủ, thống nhất, được chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật và được ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để hoàn thiện cấu trúc hình thức của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp, cần thiết phải:Một là, nghiên cứu, đánh giá tầm quan trọng của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật lao động, tiến tới luật hóa từng chế định, nhóm chế định lớn trong Bộ luật lao động thành các nội dung có tầm trọng có thể xây dựng thành các luật riêng rẽ, đảm bảo giá trị pháp lý của các nội dung này.Hai là, rà soát toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tìm và xác định cụ thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nội dung có liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp, từ vấn đề cơ sở pháp lý cho việc thỏa thuận, đàm phán, thống nhất trong cơ chế ba bên, đến các căn cứ xây dựng, ban hành chế độ tiền lương, thang bảng lương, định mức lao động, cơ chế điều chỉnh lương tối thiểu, chế độ trách nhiệm... để từ đó xác định hình thức văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm điều chỉnh các nội dung nói trên.Ba là, xây dựng các quy phạm pháp luật thống nhất, phù hợp, chất lượng cao chứa đựng trong các văn bản có giá trị pháp lý, đủ tầm để điều chỉnh các nội dung có liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp. Trên cơ sở xác lập mối tương quan trong quan hệ với các chủ thể như tổ chức đại diện người lao động, với các tổ chức thành viên, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với các chủ thể có yếu tố nước ngoài, phi chính phủ.Bốn là, nhanh chóng nghiên cứu, thảo luận và thông qua văn bản quy phạm pháp luật về các tổ chức hội - một trong những cơ sở pháp lý quan trọng thể chế hóa các quyền tự do, dân chủ mà Hiến pháp đã ghi nhận. Việc thiếu các quy định pháp luật về Hội là một rào cản tương đối lớn trong việc hình thành và hoạt động của các tổ chức hội, trong đó có tổ chức đại diện người sử dụng lao động.* Hoàn thiện cấu trúc nội dung của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệpCấu trúc nội dung của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp đòi hỏi các quy phạm pháp luật phải xác định được những quan hệ xã hội, các vấn đề có liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp có tầm quan trọng cần điều chỉnh bằng pháp luật, đồng thời phản ánh sự điều chỉnh một cách toàn diện, phù hợp, thống nhất, trên một nền tảng kỹ thuật pháp lý cao, bền vững. Trên cơ sở đánh giá nội dung và thực trạng pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp, có thể đưa ra một số nội dung pháp luật cần xây dựng như sau:Một là, cần xác định và xây dựng các quy phạm pháp luật tiền lương trong doanh nghiệp trong một văn bản có giá trị pháp lý cao, ghi nhận mục tiêu và phạm vi điều chỉnh, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ về tiền lương trong doanh nghiệp.Hai là, nội dung các quy phạm pháp luật phải được thể hiện một cách khoa học, tiến bộ về các thuật ngữ chuyên môn, chuyên ngành, chuyên dùng, thể hiện hết bản chất của các sự vật, hiện tượng mà nó quy định. Nghiên cứu cho thấy, nhiều quy định về thuật ngữ pháp lý còn chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất, có phạm vi hẹp so với bản chất của chúng.Ba là, kết cấu nội dung pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp phải thể hiện đầy đủ các điều khoản, trong đó điều chỉnh từ các quy định chung đến vấn đề nguyên tắc, căn cứ, quyền và nghĩa vụ của các bên, về tổ chức Hội đồng Tiền lương quốc gia, chế độ trách nhiệm và các nội dung khác có liên quan.Trong đó, nội dung pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp phải thể hiện các nội dung chính sau đây:-   Các quy định nguyên tắc chung, mục đích, yêu cầu, điều kiện, mục đích của tiền lương trong doanh nghiệp;-  Các quy định về căn cứ để xây dựng, ban hành, điều chỉnh tiền lương trong doanh nghiệp;-  Các quy định về thang lương, bảng lương, định mức lao động;-  Các quy định về Hội đồng Tiền lương quốc gia;-   Các quy định về quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp.Bốn là, hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong hoạt động của cơ chế hai bên, cơ chế ba bên. Trong quan hệ với các chủ thể trên, khả năng đạt được những yêu cầu, mong muốn, đòi hỏi của mỗi chủ thể là hết sức khó khăn, buộc các chủ thể phải hạ bớt những yêu cầu, đòi hỏi về lợi ích của mình, do đó, quá trình thương lượng, thỏa thuận, thống nhất thường gian nan. Với vị thế chính trị của mình, các chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể cả tổ chức công đoàn đại diện cho tập thể người lao động, có thể tạo sức ép tương đối lớn lên các cuộc thương lượng, làm cho quá trình tự do ý chí, tự do thể hiện ý chí của tổ chức đại diện NSDLĐ có thể bị ảnh hưởng, sự công bằng, bình đẳng, dân chủ trong quan hệ giữa các chủ thể có thể không đạt được một cách đầy đủ.*  Ban hành Luật về tiền lương trong doanh nghiệpTheo nghiên cứu, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành luật về tiền lương, coi trọng vấn đề này một cách thỏa đáng để nâng tầm điều chỉnh bằng một văn bản có giá trị pháp lý cao.Ở Việt Nam, để thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ mọi mặt của đời sống, trong đó có quan hệ lao động, phát huy khả năng phản biện chính sách, pháp luật, lành mạnh hóa quan hệ lao động, việc làm cần thiết hiện nay là đưa dự thảo Luật về tiền lương trong doanh nghiệp vào chương trình nghị sự của Quốc hội và cần phải thông qua, ban hành văn bản này, tạo ra cơ sở pháp lý cho vấn đề tiền lương trong doanh nghiệp trở thành một nội dung có vai trò to lớn, có tầm quan trọng góp phần xây dựng môi trường lao động lành mạnh, minh bạch.Phương án đề xuất: Quốc hội nghiên cứu, thông qua một văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi: “Luật về tiền lương (phạm vi điều chỉnh: trong doanh nghiệp)”. Trong đó cần cụ thể hóa các nội dung:Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của Luật về tiền lương trong doanh nghiệp là tất cả các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động.Thứ hai, đối tượng điều chỉnh của Luật về tiền lương là tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cá nhân có sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động.Thứ ba, các quy định về nguyên tắc tổ chức, đảm bảo các bên trong quan hệ lao động hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa;Thứ tư, các quy định về căn cứ xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, đảm bảo dân chủ, bình đẳng, tự nguyện, loại trừ mọi sự áp đặt, can thiệp từ bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào;Thứ năm, các quy định về căn cứ xây dựng và điều chỉnh mức lương tối thiểu, theo đó yêu cầu về sự công khai, minh bạch, sát thực tiễn.Thứ sáu, các quy định về thành lập, thành phần, hoạt động của Hội đồng Tiền lương quốc gia, những tiêu chí, tôn chỉ thành lập tổ chức, quy định trách nhiệm của các thành viên...Theo: Phạm Thị Ngọc Liên Link luận án:  Tại đây