0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c4d725bc6a7-Đặc-điểm-pháp-luật-về-Tổ-chức-hành-nghề-luật-sư.jpg.webp

Đặc điểm pháp luật về Tổ chức hành nghề luật sư

2.2.2. Đặc điểm pháp luật về Tổ chức hành nghề luật sư

2.2.2.1. Đặc điểm pháp luật về Tổ chức hành nghề luật sư

Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TCHNLS khi chủ thể này tiến hành các giao dịch của mình với tư cách là chủ thể kinh doanh dịch vụ pháp lý là các quan hệ về kinh doanh thương mại. Khi TCHNLS đăng ký hoạt động kinh doanh tương tự như đối với doanh nghiệp, kể cả trong trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì thủ tục đăng ký hoạt động đối với cá nhân luật sư tương tự như cá nhân đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.TCHNLS và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước như một chủ thể kinh doanh, chỉ có một điểm khác biệt là, nếu như doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, thì TCHNLS và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương với mã đăng ký kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, có thể nói chế định pháp luật về TCHNLS thuộc ngành luật kinh tế.

Thứ hai, về phương pháp điều chỉnh, có hai phương pháp đặc trưng truyền thống của ngành luật kinh tế đó là sự kết hợp giữa phương pháp hành chính-kinh tế và phương pháp bình đẳng thỏa thuận được điều chỉnh đối với pháp luật về TCHNLS. Trong quan hệ với các cơ quan Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng, các luật sư trong TCHNLS chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tư pháp, thực hiện trách nhiệm xã hội-pháp lý-nghề nghiệp đối với các hoạt động bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo,đối tượng chính sách,v.v...Trong quan hệ theo chiều ngang với khách hàng,với các đồng nghiệp, TCHNLS được xác định như một Tổ chức kinh tế - dân sự, có quyền bình đẳng thỏa thuận trong các phương diện hoạt động của mình, giao kết các hợp đồng dịch vụ pháp lý, thỏa thuận thù lao với khách hàng trừ trường hợp thù lao trong vụ án hình sự và bào chữa (chỉ định) theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ ba, dưới góc độ luật thực định dựa trên các tiêu chí khác nhau, pháp luật về TCHNLS được phân thành các loại nguồn khác nhau. Khi dựa vào hiệu lực pháp luật của văn bản, pháp luật về TCHNLS được phân thành các văn bản luật và văn bản dưới luật. Các văn bản luật bao gồm: Hiến pháp; Luật về luật sư; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Bộ Luật tố tụng hình sự; Bộ Luật tố tụng dân sư; Luật tố tụng hành chính; Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, v.v...Các văn bản dưới luật đơn cử như: Pháp lệnh luật sư; các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp luật về luật sư; các Thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật về luật sư và TCHNLS,v.v…

Thứ tư, khi dựa trên đối tượng điều chỉnh thì pháp luật về TCHNLS được phân thành các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ bao gồm: i/Nhóm quan hệ thứ nhất, là nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập các tiêu chuẩn, điều kiện để một người trở thành luật sư, được cung cấp dịch vụ pháp lý, đến quan hệ của luật sư và TCHNLS với khách hàng, với các cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác,v.v...hình thành theo hợp đồng dịch vụ pháp lý; pháp luật điều chỉnh quan hệ của luật sư và TCHNLS với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan quản lý nhà nước và với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư như: Hiệp Hội luật sư, Đoàn Luật sư, Liên Đoàn luật sư; ii/ Nhóm quan hệ thứ hai, là nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nội bộ của TCHNLS; của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

Thứ năm, khi dựa vào lĩnh vực hành nghề, pháp luật về hành nghề luật sư và TCHNLS được phân thành các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tham gia tố tụng của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và luật sư thành viên của các TCHNLS, các quy phạm điều chỉnh hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư, của TCHNLS và các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp các dịch vụ pháp lý khác của TCHNLS.

Theo: Trần Văn Công

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyenmaihuong
636 ngày trước
Đặc điểm pháp luật về Tổ chức hành nghề luật sư
2.2.2. Đặc điểm pháp luật về Tổ chức hành nghề luật sư2.2.2.1. Đặc điểm pháp luật về Tổ chức hành nghề luật sưThứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TCHNLS khi chủ thể này tiến hành các giao dịch của mình với tư cách là chủ thể kinh doanh dịch vụ pháp lý là các quan hệ về kinh doanh thương mại. Khi TCHNLS đăng ký hoạt động kinh doanh tương tự như đối với doanh nghiệp, kể cả trong trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì thủ tục đăng ký hoạt động đối với cá nhân luật sư tương tự như cá nhân đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.TCHNLS và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước như một chủ thể kinh doanh, chỉ có một điểm khác biệt là, nếu như doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, thì TCHNLS và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương với mã đăng ký kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, có thể nói chế định pháp luật về TCHNLS thuộc ngành luật kinh tế.Thứ hai, về phương pháp điều chỉnh, có hai phương pháp đặc trưng truyền thống của ngành luật kinh tế đó là sự kết hợp giữa phương pháp hành chính-kinh tế và phương pháp bình đẳng thỏa thuận được điều chỉnh đối với pháp luật về TCHNLS. Trong quan hệ với các cơ quan Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng, các luật sư trong TCHNLS chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tư pháp, thực hiện trách nhiệm xã hội-pháp lý-nghề nghiệp đối với các hoạt động bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo,đối tượng chính sách,v.v...Trong quan hệ theo chiều ngang với khách hàng,với các đồng nghiệp, TCHNLS được xác định như một Tổ chức kinh tế - dân sự, có quyền bình đẳng thỏa thuận trong các phương diện hoạt động của mình, giao kết các hợp đồng dịch vụ pháp lý, thỏa thuận thù lao với khách hàng trừ trường hợp thù lao trong vụ án hình sự và bào chữa (chỉ định) theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.Thứ ba, dưới góc độ luật thực định dựa trên các tiêu chí khác nhau, pháp luật về TCHNLS được phân thành các loại nguồn khác nhau. Khi dựa vào hiệu lực pháp luật của văn bản, pháp luật về TCHNLS được phân thành các văn bản luật và văn bản dưới luật. Các văn bản luật bao gồm: Hiến pháp; Luật về luật sư; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Luật sư; Bộ Luật tố tụng hình sự; Bộ Luật tố tụng dân sư; Luật tố tụng hành chính; Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, v.v...Các văn bản dưới luật đơn cử như: Pháp lệnh luật sư; các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp luật về luật sư; các Thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật về luật sư và TCHNLS,v.v…Thứ tư, khi dựa trên đối tượng điều chỉnh thì pháp luật về TCHNLS được phân thành các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ bao gồm: i/Nhóm quan hệ thứ nhất, là nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập các tiêu chuẩn, điều kiện để một người trở thành luật sư, được cung cấp dịch vụ pháp lý, đến quan hệ của luật sư và TCHNLS với khách hàng, với các cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác,v.v...hình thành theo hợp đồng dịch vụ pháp lý; pháp luật điều chỉnh quan hệ của luật sư và TCHNLS với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan quản lý nhà nước và với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư như: Hiệp Hội luật sư, Đoàn Luật sư, Liên Đoàn luật sư; ii/ Nhóm quan hệ thứ hai, là nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nội bộ của TCHNLS; của Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.Thứ năm, khi dựa vào lĩnh vực hành nghề, pháp luật về hành nghề luật sư và TCHNLS được phân thành các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động tham gia tố tụng của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và luật sư thành viên của các TCHNLS, các quy phạm điều chỉnh hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư, của TCHNLS và các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp các dịch vụ pháp lý khác của TCHNLS.Theo: Trần Văn CôngLink luận án: Tại đây