×
0888889366
Trịnh Phương Oanh
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
1 người
Xem tất cả
Theo dõi
Đang theo dõi
0 người
Xem tất cả
Trịnh Phương Oanh
1321 ngày trước
Theo dõi
[MỚI]Địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệpTừ 2021, tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm cả tên doanh nghiệp. Đây là nội dung mới được Quốc hội đề cập đến tại Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14. Quy định mới về tên địa điểm kinh doanhCụ thể, Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ:Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không yêu cầu với địa điểm kinh doanh mà chỉ quy định tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm cụm từ “chi nhánh” với chi nhánh, cụm từ “văn phòng đại diện” với văn phòng đại diện. Quy định mới về tên địa điểm kinh doanhNgoài ra, Điều 41 Luật 2020 cũng có quy định cụ thể với tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh gồm:– Phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu;– Phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Trong đó, tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu… do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh* Thành phần hồ sơTheo Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT, hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:– Thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II-11 Nghị định 122/2020/NĐ-CP.– Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;+ Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Lưu ý: Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ: người được ủy quyền phải nộp văn bản uỷ quyền kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế còn hiệu lực.* Số lượng hồ sơ: 01 bộTrình tự thủ tục lập địa điểm kinh doanhBước 1: Nộp hồ sơCó 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh.Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh . Đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng.Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơBước 3: Nhận kết quả* Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc* Lệ phí giải quyết:– 50.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh.– Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.Trên đây là bài viết tham khảo về một số quy định mới về hộ kinh doanh từ năm 2021. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Trịnh Phương Oanh
1321 ngày trước
Theo dõi
[ CẬP NHẬP] Tổng hợp những thay đổi quan trọng của luật doanh nghiệp 2020Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020. Dưới đây là tổng hợp những thay đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp 2020.Thêm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệpĐối tượng bị cấm theo quy định luật doanh nghiệp mớiNhững đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệpCơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;Cán bộ, công chức, viên chức;Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam. Trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;Tổ chức không có tư cách pháp nhân;Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộcđang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.Thêm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệpLuật Doanh nghiệp 2020 còn bổ sung thêm 01 đối tượng khác không được thành lập và quản lý doanh nghiệp: Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.Như vậy, từ ngày 01/01/2021 sẽ có 07 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệpQuy định mới về tên địa điểm kinh doanhĐiều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ quy định tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.Từ năm 2021, ngoài quy định về chữ viết nêu trên thì tại khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm yêu cầu, tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” (hiện nay chỉ áp dụng với chi nhánh, văn phòng đại diện).Không phải thông báo mẫu dấu trước khi dùngHiện nay, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014).Còn Luật Doanh nghiệp mới không quy định doanh nghiệp phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.Theo đó, Luật này quy định dấu bao gồm dấu được làm tại các cơ sở khắc dấu hoặc dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và chữ ký số.Doanh nghiệp được quyết định loại dấu; quyết định số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.Thay đổi tỷ lệ vốn trong doanh nghiệp Nhà nướcThế nào là doanh nghiệp Nhà nước?Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thay vì 100% vốn điều lệ như hiện nay.Phân chia doanh nghiệp Nhà nướcCụ thể, Điều 88 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 khái niệm doanh nghiệp Nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau:Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết gồm:– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty hoặc trong nhóm công ty mẹ – công ty con.– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.Bỏ quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thôngKhông còn thời hạn sở hữu cổ phần phổ thôngLuật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng tại khoản 2 Điều 114 Luật hiện hành để bảo đảm việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.Theo đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% (thay vì 10%) tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:– Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;– Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp;– Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết;– Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.Tạm ngừng kinh doanh chỉ cần báo trước 3 ngàyMột trong những thay đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp 2020 là thời hạn báo trước tạm ngừng kinh doanh.Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo (khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020).Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo (Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014).Theo đó có thể thấy, Luật Doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh từ 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.Trên đây là bài viết của Legalzone về Những thay đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp 2020. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Trịnh Phương Oanh
1323 ngày trước
Theo dõi
TƯ VẤN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH BÁN LẺ CHO DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀIDịch vụ thương mại hàng hóa là hoạt động trao đổi hàng hóa bao gồm:Dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ hàng hóa.Sau đây Luật sư tư vấn Công ty Luật Legalzone xin gửi tới bạn đọc bài viết về“ Tư vấn cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ ”.Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam phải thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh trước khi bán lẻ hàng hóa.Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam:Đa số là cung cấp dịch vụ phân phối hàng hóa giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam:Sau đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ bán sản cho các cá nhân trong nướcNhư vậy đối tượng khách hàng của doanh nghiệp nước ngoài là rất hạn chế tuy nhiên để doanh nghiệp nước ngoài xin được giấy phép bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam thì không hề dễ dàng.Vì thủ tục và hồ sơ vô cùng phức tạp,tuy nhiên nếu doanh nghiệp nước ngoài được cấp phép phân phối hàng hóa bán lẻ thì đó sẽ là bước phát triển vượt bậc.Trình tự thủ tục làm giấy phép bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoàiCơ sở pháp lý :– Nghị định 09/2018/NĐ-CPQuy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóacác hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài,tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamLuật sư tư vấn :Căn cứ pháp lý: Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp phép như sau:“Điều 8. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻSở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này;b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này;c) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.”Điều kiện cấp Giấy phép:“Điều 9. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanhTrường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóaa) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viêna) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;b) Đáp ứng tiêu chí sau:– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.Trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chía) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.c) Đối với hàng hóa là: gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức:Siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.”Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài đuợc quy định điều 12 nghị định như sau:“Điều 12. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanhHồ sơ gồm:Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).Bản giải trình có nội dung:a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).”CAP-GIAY-PHEP-KINH-DOANH-BAN-LETrình tự thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoàiQuy định tại Điều 13 Nghị định như sau:+ Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.+ Số lượng hồ sơ:– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 01 bộ;– Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 02 bộ; – Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 03 bộ.+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định nàya) Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;b) Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện– Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này; trường hợp từ chối cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;– Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành căn cứ vào nội dung tương ứng quy định tại Điều 10 Nghị định này để có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do (Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.CAP-GIAY-PHEP-KINH-DOANH-BAN-LETrên đây là nội dung tư vấn về cấp phép giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư của nhân viên tư vấn luật Công ty TNHH Legalzone gửi tới quý độc giả mọi thắc mắc xin gọi vào số hotline tư vấn : 0984171182Rất mong nhận được sự hợp tác!Trân trọng./.
Trịnh Phương Oanh
1323 ngày trước
Theo dõi
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệpCông ty TNHH Legalzone là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tu van doanh nghiep, đầu tư và sở hữu trí tuệ không chỉ trợ giúp khách hàng trong việc thành lập doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh… mà còn tư vấn và trợ giúp khách hàng là các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.Tu van doanh nghiep miễn phí khi khách hàng bắt đầu quá trình khởi nghiệpTư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng;Tư vấn về ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ công ty như thế nào để quyền được tối đa nhất và hạn chế tối thiểu rủi ro cho doanh nghiệp;Tư vấn về thành viên/cổ đông góp vốn, tỷ lệ sở hữu vốn để phù hợp và hạn chế những tranh chấp phát sinh không cần thiết;Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp, đặt dấu, công bố dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp;Tư vấn xây dựng điều lệ công ty đúng luật và thỏa mãn ý chí của cổ đông/thành viên góp vốn;Tư vấn về các vấn đề sau khi thành lập doanh nghiệp như chữ ký số, hóa đơn điện tử…vv;Tư vấn các vấn đề phát sinh khác của doanh nghiệp trong quá trình thành lập;Tu van doanh nghiep khi doanh nghiệp đi vào hoạt động kinh doanhKhách hàng doanh nghiệp muốn thay đổi về đăng kí kinh doanh, chuyển loại hình hoạt động…thay đổi thông tin về doanh nghiệp, tăng giảm vốn điều.Tư vấn giải quyết tranh chấp pháp lý giữa cá nhân và tổ chức; tranh chấp giữa các thành viên/cổ đông;Những thay đổi về nhân sự liên quan đến pháp luật như: người đại diện, chức danh người đại diện, cổ đông công ty, thông tin riêng của mỗi thành viên…Tổng đài cũng tiếp nhận những thông tin về luật doanh nghiệp cần tư vấn cho khách hàng như địa điểm kinh doanh, lập chi nhánh mới hay mở văn phòng đại diện ở tỉnh thành trong và ngoài nước…Tư vấn xây dựng quản trị nội bộ doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật như xây dựng đăng ký nội quy lao động, quy chế hoạt động của công ty…Tư vấn xây dựng hợp đồng lao động; tư vấn bảo hiểm xã hội, tư vấn bảo hiểm y tế, thỏa ước lao động tập thể…Tư vấn bầu hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, các chức danh trong hội đồng quản trị, hội đồng thành viên công ty…Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề người lao động khi cổ phần hóaTư vấn thành lập đơn vị phụ thuộc của Doanh nghiệp như thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện công tyTư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, tranh chấp tại Tòa án, trọng tài với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi liên quan…Tu van doanh nghiep liên quan đến tổ chức lại doanh nghiệpTư vấn Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệpTư vấn Thủ tục giải thể doanh nghiệp;Tư vấn thủ tục tuyên bố phá sản của doanh nghiệpTư vấn chuyển đội loại hình doanh nghiệp, mua bán, sáp nhập>> Tham khảo bài viết: Các bước thành lập doanh nghiệp năm 2021 theo quy định mới nhất hiện nay Tại sao bạn nên chọn Legalzone là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn?Legalzone cung cấp nhiều gói dịch vụ tư vấn miễn phíLegalzone có đa dạng các gói dịch vụ với chi phí hợp lýĐội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn với số lượng và trình độ caoTư vấn đa dạng các lĩnh vực khác nhauTác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quảKinh nghiệm 9 năm trong lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tưTrên đây là bài tham khảo về dịch vụ tu van doanh nghiep của Legalzone. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.
Trịnh Phương Oanh
1327 ngày trước
Theo dõi
Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệpXin giấy phép thành lập doanh nghiệp ở đâu và cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi thành lập doanh nghiệp. Vì khi xác định được đơn vị cấp GPTLDN, chúng ta sẽ tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép một cách nhanh chóng, hạn chế được những chi phí không đáng có. Legalzone thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp 2020Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệpĐiều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng đăng ký kinh doanhĐiều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh (nghị định 01/2021/NĐ-CP)Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơPhối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương .Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định quy định điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (nghị định 01/2021/NĐ-CP)Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.Hướng dẫn hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn, báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương theo quy định của pháp luật.Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh .Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi cần thiết.Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện .Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.Với những thông tin vừa chia sẻ ở trên, chúng tôi tin rằng các bạn có thể dễ dàng đăng ký giấy phép thành lập doanh nghiệp và xác định được cơ quan có thầm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ Legalzone.
Trịnh Phương Oanh
1327 ngày trước
Theo dõi
Thời gian thành lập doanh nghiệp 2020Thời gian thành lập doanh nghiệp là vấn đề rất được các doanh nhân quan tâm khi thành lập doanh nghiệp để có thể bố trí và sắp xếp thời gian, tiền bạc cũng như công việc. Hãy cùng Legalzone tìm hiểu về thời gian thành lập doanh nghiệp 2020.Khái niệmThành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tùy thuộc vào loại hình mà thủ tục pháp lý này có tính đơn giản hay phức tạp không giống nhau.Thời gian thành lập doanh nghiệp năm 2020Thời gian thành lập doanh nghiệp 2020Hiện nay, thời gian thành lập doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào hình thức phát triển của từng doanh nghiệp cụ thể như sau:Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (từ 1% – 100%).Doanh nghiệp sẽ cần thời gian cụ thể như sau:– Thời gian xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là khoảng 15 – 30 ngày.– Thời gian xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp từ 3 – 7 ngày.Thành lập doanh nghiệp vốn của Việt Nam-Thời gian cần để mở doanh nghiệp chính là thời gian làm hồ sơ và xin giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp vốn Việt Nam là khoảng 3 – 7 ngày.-Doanh nghiệp cần lưu ý là thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có 100% vốn của nước ngoài phải đầy đủ và hợp lệ. Như vậy, cơ quan quản lý có thẩm quyền với có thể nhanh chóng xử lý và cấp giấy phép hợp lệ cho doanh nghiệp. Nếu trường hợp hồ sơ thiếu sót, không đúng thì cơ quan quản lý sẽ không cấp giấy phép, lý do sẽ được trả lời bằng văn bản. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải làm lại hồ sơ, thủ tục, kéo theo thời gian mở doanh nghiệp cũng sẽ lâu hơn.-Ngoài ra, doanh nghiệp cần biết rằng, trên đây chỉ là khoảng thời gian để xin giấy phép thành lập doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp cần thêm thời gian để chuẩn bị thông tin doanh nghiệp và hoàn tất các thủ tục cần thiết sau khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Ví dụ như thời gian làm tài khoản ngân hàng (1 ngày), thời gian khắc con dấu (khoảng 3 ngày), thời gian chờ cấp mã số thuế (khoảng 5 – 7 ngày)…Hồ sơ thành lập doanh nghiệpHồ sơ đăng ký đầu tư:– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đầu tư.– Báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh điều kiện tài chính của chủ đầu tư của nước ngoài.– Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu của cá nhân và kèm theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức.– Đề xuất về dự án đầu tư.– Hợp đồng về việc sử dụng đất, thuê văn phòng hợp pháp .– Giải trình về công nghệ hạn chế được sử dụng trong dự án nếu có.Hồ sơ nộp lên Sở kế hoạch và đầu tư.Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty.– Danh sách thành viên hoặc cổ đông của công ty.– Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu kèm theo giấy phép đăng ký kinh doanh hay tài liệu tương đương có khả năng chứng minh tư cách pháp nhân liên quan.– Điều lệ của công ty.Hồ sơ nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của LegalzoneCông ty Legalzone với đội ngũ luật sư, luật gia, tư vấn viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư. Quan trọng hơn hết chúng tôi đặt chất lượng dịch vụ và thái độ làm việc lên trên giá cả hợp đồng để mang lại cho khách hàng kết quả tốt nhất.– Chúng tôi hỗ trợ khách hàng tất cả các bước trong thủ tục thành lập doanh nghiệp, các nội dung liên quan đến thay đổi đăng ký kinh doanh. Đồng thời, cam kết hỗ trợ pháp lý trọn đời cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của chúng tôi.– Hỗ trợ nhanh nhất tới khách hàng, chỉ cần yêu cầu dịch vụ chúng tôi sẵn lòng tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật doanh nghiệp.– Cung cấp đa dạng các dịch vụ pháp lý có liên quan đến giấy phép, sở hữu trí tuệ…Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn dịch vụ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ Legalzone
Trịnh Phương Oanh
1327 ngày trước
Theo dõi
Giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý những gì? Thực hiện như thế nào? Hãy cùng Legalzone tìm hiểu quy đinh pháp luật về giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiCăn cứ pháp lýLuật doanh nghiệp 2020Nghi định 01/2021/NĐ-CPKhái niệm-Theo khoản 11 điều 4 luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.Điều kiện giải thể doanh nghiệp (điều 207 )Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệpDoanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.Hồ sơ giải thể (điều 210)Thông báo về giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).Thủ tục giải thể ( điều 208 )Bước 1:Công ty thông qua Quyết định giải thể;Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;b) Lý do giải thể;c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;Bước 2:Gửi công văn đề nghị được đóng mã số thuế đến Cơ quan thuế;Bước 3:Thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong vòng 07 ngày (khoản 5 điều 208 luật doanh nghiệp 2020)Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;b) Nợ thuế;c) Các khoản nợ khác; Bước 4:Gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan Đăng ký kinh doanh;Bước 5:Cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo tiến hành thủ tục giải thể nếu hồ sơ hợp lệ;Hoàn trả dấu và hủy mẫu dấu tại Cơ quan Công an. Gửi xác nhận về việc hủy con dấu và mẫu dấu từ Cơ quan Công an cho Cơ quan Đăng ký kinh doanh kèm theo báo cáo tóm tắt về quá trình giải thể công ty;Nếu hồ sơ hợp lệ, trong 07 ngày Cơ quan Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về việc xóa tên khỏi Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể, doanh nghiệp không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;Trên đây là nội dung bài viết giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Legalzone gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ Legalzone để được giải đáp.
Trịnh Phương Oanh
1329 ngày trước
Theo dõi
NHỮNG ĐIỂM MỚI NỔI BẬT CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 SO VỚI LUẬT DOANH NGHIỆP 2014Ngày 17/6/2020, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 thay thế Luật Doanh nghiệp 2014. Legalzone xin gửi tới các bạn một số nội Điểm mới của Điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020: Điểm mới của Luật Doanh nghiệpBỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụngTheo đó, Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:– Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.– Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.– Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.Như vậy, so với quy định về con dấu tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.Thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệpCụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm nhiều đối tượng không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp, gồm:– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;– Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Điểm mới của Luật Doanh nghiệpRút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh từ 2021Khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:“Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cụ thể:Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.Như vậy, thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh được rút ngắn từ chậm nhất 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc.Bổ sung hồ sơ đăng ký công ty TNHH, công ty CPSo với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 yêu cầu hồ sơ đăng ký công ty TNHH (Điều 21), công ty CP (Điều 22) phải có bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, tương tự như thành viên công ty TNHH và cổ đông sáng lập công ty CP.Bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyếtSo với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết như sau:Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.Quy định loại trừ trường hợp giải thể do bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệpĐiểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.”Quy định này bảo đảm tính đồng bộ với quy định của Luật Quản lý thuế.Điểm g khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:“Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế 1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:…g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.“Thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nướcKhái niệm doanh nghiệp nhà nước theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật này.(Còn theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ)Doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban Kiểm soátTheo khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020: Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát.(Hiện hành, theo Luật Doanh nghiệp 2014: bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên).Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.Sửa đổi quy định xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệtCụ thể, so với quy định hiện hành, việc xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt được sửa đổi, bổ sung như sau:Trường hợp 1: Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện. (Hiện hành, được thực hiện thông qua người giám hộ).Trường hợp 2:Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:+ Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty; (Hiện hành, là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba…)+ Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 6 Điều 53 thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung– Bổ sung: Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.– Bổ sung: Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án.Sửa quy định về quyền của cổ đông phổ thôngHiện hành, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty để có các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật này.Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền của cổ đông phổ thông quy định tại khoản 2 Điều 115 Luật này.DNTN có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danhTheo Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH, công ty CP hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:– Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.Hiện hành, Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH.Bỏ quy định “Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp”Hiện hành, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây:– Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;– Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bãi bỏ quy định này.Bổ sung thêm nghĩa vụ của cổ đôngTheo đó, bên cạnh việc kế thừa quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm nội dung sau:“Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.”Bổ sung trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phầnSo với quy định hiện hành, Luật Doanh nghiệp 2020, bổ sung thêm trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần như sau:Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020 chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba.Thêm trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danhTheo khoản 1 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:– Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;– Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;– Bị khai trừ khỏi công ty;– Chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;– Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.So với Luật Doanh nghiệp 2014, thêm trường hợp “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” và “chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật”. Điểm mới của Luật Doanh nghiệpBổ sung quy định “thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt”So với quy định hiện hành, Luật Doanh nghiệp 2020, bổ sung quy định “thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt” như sau:Trường hợp 1:Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.Trường hợp 2:Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.Trường hợp 3:Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.Trường hợp 4:Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.Trường hợp 5:Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.Trên đây là những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 đáng chú ý. Liên hệ đến Legalzone để nhận được sự hỗ trợ từ chuyên viên.
Trịnh Phương Oanh
1329 ngày trước
Theo dõi
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆPCÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆPLựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp là một trong các bước mà cần thực hiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, với các ưu – nhược điểm nhất định. Bởi vậy, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với như cầu, định hướng phát triển là điều rất cần thiết. Công ty Luật Legalzone xin trình bày những đặc điểm cơ bản của các loại hình doanh nghiệp dưới bài viết dưới đây:Loại hình doanh nghiệp là gì?Loại hình doanh nghiệp là hình thức, cơ cấu doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn ghi nhận, lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp là một trong các bước mà cần thực hiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới.Các loại hình doanh nghiệp hiện nay? Hiện nay, theo quy định về luật doanh nghiệp của công ty có 6 loại hình doanh nghiệp như sau:Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ( viết tắt là công ty TNHH một thành viên)Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ( viết tắt là công ty TNHH hai thành viên trở lên)Công ty hợp danhCông ty cổ phầnDoanh nghiệp tư nhânDoanh nghiệp nhà nướcĐặc điểm các loại hình doanh nghiệpTùy thuộc mỗi loại doanh nghiệp sẽ có các đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:Thứ nhất: Công ty TNHH một thành viênCông ty TNHH một thành viên là công ty chỉ có một cá nhân hoặc là một tổ chức nào đó thực hiện là chủ sở hữu. Trong đó chủ sở hữu chịu hoàn toàn trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ về tài sản thuộc phạm vi trong số vốn điều lệ từ công ty.Cơ cấu tổ chứcĐối với vốn điều lệ trong công ty:+ Vốn điều lệ ở thời điểm đăng ký doanh nghiệp bằng tổng giá trị của tài sản của chủ sở hữu đã cam kết góp và được ghi nhận trong điều lệ công ty+ Phần vốn này sẽ có thời hạn là trong vòng 90 ngày phải thực hiện hoàn tất việc góp vốn. Nếu chủ sở hữu không thể đóng đủ số vốn như đã cam kết thì phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục thay đổi số vốn điều lệ trong công ty.Trách nhiệm của chủ sở hữu đối với tài sản+ Chịu hoàn toàn trách nhiệm về khoản nợ đồng thời các nghĩa vụ về vốn thuộc phạm vi ghi nhận của điều lệ công ty. Theo đó, toàn bộ tài sản đối với chủ sở hữu công ty không phải thực hiện chịu trách nhiệm vô hạn.Đối với việc huy động vốn : Công ty TNHH một thành viên không có thẩm quyền phát hành cổ phần. Thực tế, công ty này có thể thực hiện phát hành trái phiếu hoặc vốn vay nhận từ một cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam hoặc ngoài nước.Đối với tư cách pháp lý: Công ty TNHH một thành viên được xác nhận có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Thứ hai: Công ty TNHH hai thành viên trở lênCông ty TNHH hai thành viên trở lên là một doanh nghiệp mà trong đó bao gồm thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức nhưng đảm bảo số lượng là không quá 50 thành viên.Cơ cấu tổ chức:Vốn điều lệ: Là toàn bộ phần vốn được góp do thành viên đã cam kết góp. Thời hạn góp vốn là trong vòng tối đa 90 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Trách nhiệm của thành viên về tài sản: Do công ty có tư cách pháp nhân theo đó thì trách nhiệm là phải chịu hoàn toàn tài sản của mình. Trong đó, nghĩa vụ tài sản cùng khoản nợ các thành viên phải chịu trách nhiệm về phạm vi số vốn mà thành viên đó đã thực hiện góp vốn.Đối với tư cách pháp lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên tính từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.Đối với việc huy động vốn thì có các cách để huy động thêm số vốn cụ thể:+ Tăng số thành viên mới, đảm bảo số lượng không vượt quá là 50 thành viên+ Tăng số vốn của các thành viên thực tế từ công ty+ Huy động thêm số vốn từ hoạt động vay vốn, vay tín dụng+ Có thể phát hành trái phiếu.Thứ ba: Công ty hợp danhCông ty hợp danh là công ty trong đó có ít nhất chủ sở hữu là bao gồm 2 thành viên. Hai thành viên này cùng thực hiện kinh doanh với một tên chung – gọi là thành viên hợp danh. Trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốnCơ cấu:Vốn: Thực hiện việc góp vốn đầy đủ đồng thời đúng hạn trong thỏa thuận. Nếu không góp đủ số vốn như cam kết ban đầu thì số vốn thiếu sẽ thuộc khoản nợ của thành viên. Theo đó thành viên này có thể phải chịu hậu quả là bị khai trừ ra khỏi công tyTrách nhiệm của thành viên về tài sản:+ Tài sản mà các thành viên góp vốn sẽ được chuyển vào quyền sở hữu của công ty đồng thời tài sản tạo lập mang tên của công ty.+Tài sản thu từ các hoạt động của các thành viên kinh doanh ( nhân danh công ty)+ Ngoài ra còn có các tài sản khác do pháp luật quy định.Đối với việc góp vốn+ Góp đúng hạn và đảm bảo số vốn theo cam kết+ Nếu không góp đủ số vốn theo cam kết mà gây ra các thiệt hại của công ty thì thành viên đó phải bồi thường thiệt hại này cho công ty+ Nếu không góp đủ số vốn như cam kết ban đầu thì số vốn thiếu sẽ thuộc khoản nợ của thành viên. Theo đó thành viên này có thể phải chịu hậu quả là bị khai trừ ra khỏi công tyThứ tư: Công ty cổ phầnCơ cấu tổ chức:Vốn điều lệ:+ Được chia ra các phần bằng nhau và gọi là cổ phần. Vốn điều lệ bao gồm toàn bộ các giá trị mệnh giá của cổ phần đã được bán. Trong đó vốn điều lệ ở thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp bằng tổng giá trị mệnh giá của cổ phần từ các loại theo ghi nhận trong Điều lệ công ty đã được đăng ký mua.+ Thay đổi vốn điều lệ.Đối với tư cách pháp lý: Đủ tư cách pháp nhân đồng thời chịu trách nhiệm các khoản nợ từ công tyĐối với việc huy động vốn: Huy động vốn từ vay nguồn của cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam hoặc ngoài nước; phát hành cổ phiếu và trái phiếu.Thứ năm: Doanh nghiệp tư nhânDoanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do cá nhân là chủ đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn tài sản của họ về hoạt động của doanh nghiệp đó.Đối với tư cách pháp lý: Không có tư cách pháp nhânVốn đầu tư: do chủ của doanh nghiệp đăng ký, theo đó số vốn đầu tư có thể được tăng hoặc giảm trong hoạt động kinh doanThứ sáu: Doanh nghiệp nhà nướcSở hữu vốn: do nhà nước sở hữu hoàn toàn về vốn điều lệ là 100% hoặc do sở hữu góp vốn trên 50% nhưng không quá 100% vốn điều lệ.Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước đều có tư cách pháp nhânVốn: theo nguồn vốn thì doanh nghiệp nhà nước chia làm hai loại:+ Nhà nước sở hữu vốn 100%+ Vốn góp bị chi phối của doanh nghiệp nhà nước có phần vốn trên 50%Trên đây là nội dung cụ thể mới nhất về các loại hình doanh nghiệp theo quy định luật doanh nghiệp hiện hành . Mọi thắc mắc chưa rõ ràng bạn có thể liên hệ trực tiếp tới bộ phận
Xem thêm