×
0888889366
Lê Phương Thảo
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
0 người
Xem tất cả
Đang theo dõi
0 người
Xem tất cả
Lê Phương Thảo
731 ngày trước
Theo dõi
Bình luận Án lệ số 32/2020/AL Về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dàiTheo quy định của Luật Đất đai năm 1987 , 1993 thì ”Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào việc khai hoang, vỡ hóa, lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đất cồn cát ven biển để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối.” Khoản 1, khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”Như vậy, có thế thấy chính sách của Nhà nước đối với đất khai hoang qua các thời kỳ đều được thể hiện một cách nhất quán là nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất khai hoang trong hạn mức nếu đất đó được sử dụng ổn định lâu dài, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, không có tranh chấp. Trường hợp đất không có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai nêu trên nhưng đất đó vẫn đang sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có 8 tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu đất có nguồn gốc do cá nhân khai phá nhưng sau đó họ đi định cư ở nước ngoài, không quản lý, sử dụng mà người khác đã quản lý, sử dụng đất ổn định lâu dài, đến nay, người khai phá đất quay về đòi lại đất thì người đang sử dụng đất có phải trả lại đất cho người khai phá không? Luật đất đai chưa quy định rõ tình huống này sẽ được giải quyết như thế nào nên dẫn đến những cách giải quyết khác nhau trong thực tiễn xét xử. Có Tòa án chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất của người khai phá đất; có Tòa án cho rằng người khai phá đất hiện không còn quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất mà họ đã khai phá nên không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất của họ. Để áp dụng thống nhất pháp luật và làm căn cứ để giải quyết các vụ việc có tình huống pháp lý tương tự về sau thì việc Tòa án nhân dân tối cao công bố Án lệ số 32/2020/AL về trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài là hết sức cần thiết.Click vào đây để xem nội dung chi tiết Án lệ số 32/2020/AL
Lê Phương Thảo
732 ngày trước
Theo dõi
Bình Luận án lệ số 24/2018/AL:Các quy định liên quan đến Án lệ số 24/2018/AL về “di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân” có thể kể đến các quy định sau:Thứ nhất, Điều 219 Sở hữu chung của vợ chồng (Bộ luật dân sự 2005):"1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.”Thứ hai, Điều 223. Định đoạt tài sản chung (Bộ luật dân sự 2005)"1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.”Thứ ba, Điều 226. Chấm dứt sở hữu chung (Bộ luật dân sự 2005)"Sở hữu chung chấm dứt trong các trường hợp sau đây:1. Tài sản chung đã được chia;2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;3. Tài sản chung không còn;4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”Án lệ này đã đưa ra những điều kiện cần và đủ để xác định trường hợp nào thì di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân. Theo đó, việc người chồng hoặc vợ còn sống cùng với các thừa kế của người chết trước thống nhất phân chia toàn bộ nhà, đất của vợ chồng là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau:(1) Các bên thỏa thuận thống nhất phân chia nhà, đất;(2)Thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không có ai tranh chấp;(3) Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai.Các điều kiện nêu trên chính là điều kiện đảm bảo thỏa thuận phân chia thể hiện đúng ý chí của các bên, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật, phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong giao dịch dân sự. Về mặt thủ tục, việc chuyển dịch về quyền tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận. Án lệ đã khẳng định đối với trường hợp này, nhà, đất không còn là di sản thừa kế mà đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. Không chỉ vậy, Án lệ đã chỉ ra đường lối áp dụng thống nhất pháp luật về tố tụng, theo đó trường hợp di sản thừa kế đã chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân thì người đã nhận phân chia tài sản chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất. Click vào đây để xem Nội dung Án lệ số 24/2018/AL
Lê Phương Thảo
736 ngày trước
Theo dõi
Hà Nội – “Lao động, việc làm và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số” là Hội thảo quốc gia do Trường Đại học Công đoàn tổ chức ngày 17.11. Ông Nguyễn Xuân Hùng – Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tới dự.Các tham luận và các ý kiến trao đổi tại Hội thảo tập trung làm sáng rõ một số vấn đề lớn như cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu lao động, việc làm và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong Kỷ nguyên số; phân tích thực trạng lao động, việc làm của Việt Nam, những điểm mạnh, điểm, yếu, thời cơ cũng như thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế, phát triển đất nước phân tích những rào cản, hạn chế trong hoạt động giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên số; đề xuất các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số.Theo đánh giá, đây là những nhóm vấn đề lớn, quan trọng được thể hiện thông qua quan điểm, ý kiến, sáng kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Những nội dung này có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng trong quá trình xây dựng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Các đại biểu cũng mong muốn các nhà quản lý xã hội sẽ quan tâm tới những kiến nghị từ Hội thảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng 4.0. Hội thảo cũng gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới, nghiên cứu sâu liên quan đến chủ đề lao động việc làm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Lê Phương Thảo
736 ngày trước
Theo dõi
Ngày 16/11, tại Trụ sở Bộ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức chương trình “Đối thoại lao động Việt Nam - Hoa Kỳ”. Tham dự đối thoại về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh; đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ. Đoàn Hoa Kỳ tham dự có bà Thea Lee, Phó Thứ trưởng phụ trách các vấn đề lao động quốc tế của Bộ Lao động Hoa Kỳ; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper cùng đại diện các cán bộ của Bộ Lao động Hoa Kỳ, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.Phát biểu tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Văn Thanh cho biết, đây là cuộc đối thoại lần thứ 16 giữa hai nước sau một số năm gián đoạn. Việc nối lại Đối thoại lao động định kỳ mang ý nghĩa hết sức quan trọng giúp hai bên chia sẻ thông tin về tình hình lao động, các hoạt động hợp tác và cùng nhau đề xuất các định hướng giải pháp thúc đẩy lao động - việc làm, an sinh xã hội, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày càng có nhiều biến động. Thứ trưởng đánh giá cao những hợp tác về kỹ thuật và tài chính với Bộ Lao động Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua. Những hoạt động đó đã góp phần hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách lao động nói riêng và chính sách xã hội nói chung; nâng cao hiệu quả thực thi chính sách và đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những đối tác song phương quan trọng của Bộ LĐTBXH. Bà Thea Lee, Phó Thứ trưởng phụ trách các vấn đề lao động quốc tế của Bộ Lao động Hoa Kỳ cũng bày tỏ vui mừng việc nối lại Đối thoại lao động sẽ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.Tại buổi đối thoại, hai bên tập trung trao đổi 5 phiên chủ đề bao gồm: (i) cải cách quan hệ lao động và hợp tác kỹ thuật; (ii) nỗ lực của Việt Nam trong giải quyết vấn đề lao động trẻ em và lao động cưỡng bức; (iii) phát triển lực lượng lao động trong nền kinh tế kỹ thuật số; (iv) đa dạng và hòa nhập: những thách thức và cơ hội chính; (v) an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.Việt Nam đã chia sẻ thẳng thắn với phía Hoa Kỳ về những điểm mới của Bộ Luật Lao động sửa đổi (2019), tiến trình thực hiện gia nhập các Công ước của ILO của Việt Nam bao gồm Công ước về Tự do hiệp hội và Bảo vệ quyền tổ chức (Công ước số 87) và Công ước về Quyền tổ chức và Thương lượng tập thể (Công ước số 98). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chia sẻ thông tin về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về lao động trẻ em, bao gồm các nỗ lực giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của trẻ em trong đại dịch, công tác chăm sóc Người khuyết tật. Phía Hoa Kỳ ghi nhận những nỗ lực chung của Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt trong các nội dung phía Hoa Kỳ quan tâm bao gồm việc gia nhập các Công ước, vấn đề lao động trẻ em. Bộ Lao động Hoa Kỳ cũng cung cấp thông tin hữu ích về vấn đề an toàn vệ sinh lao động, vấn đề lao động trong nền kinh tế số, góp phần giúp Việt Nam có những định hướng trong phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng cho người lao động. Đối thoại cũng dành thời gian đánh giá nhanh tình hình triển khai các hoạt động hợp tác giữa hai Bộ trong thời gian vừa qua cũng như dự kiến kế hoạch hoạt động giữa hai Bộ trong thời gian tới.Sau một ngày Đối thoại tích cực và trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, Đối thoại lao động đã kết thúc với những kết quả hết sức tích cực, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực lao động và xã hội ngày càng bền chặt và đi vào chiều sâu.Trong khuôn khổ buổi Đối thoại, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cũng đã dành thời gian tiếp xã giao bà Thea Lee, Phó Thứ trưởng phụ trách các vấn đề lao động quốc tế của Bộ Lao động Hoa Kỳ.Tại buổi tiếp, Bộ trưởng đã nhắc lại chuyến thăm Bộ Lao động Hoa Kỳ của Bộ trưởng vào tháng 5/2022 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN – Mỹ. Bộ trưởng đánh giá cao chuyến công tác của bà tới Việt Nam tham dự phiên Đối thoại. Bộ trưởng cũng thông tin sơ lược về một số bước tiến của Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện chính sách và hội nhập quốc tế về lao động kể từ phiên Đối thoại lao động lần thứ 15 gần đây nhất vào năm 2017. Bà Thea Lee cũng bày tỏ sự vui mừng khi tới chào xã giao Bộ trưởng và tham dự Đối thoại với vai trò Trưởng đoàn Hoa Kỳ. Bà hy vọng các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa hai Bộ cũng như Đối thoại lao động giữa hai bên sẽ liên tục được duy trì để góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, giữa hai cơ quan trong thời gian tới.
Lê Phương Thảo
736 ngày trước
Theo dõi
Theo thông báo mời thầu mới nhất của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách của Sân bay quốc tế Long Thành, giai đoạn I sẽ được gia hạn thời gian nhận hồ sơ mời thầu đến ngày 23/11/2022.Đại diện của ACV cho biết, với tính chất đặc biệt quan trọng và đòi hỏi kỹ thuật, chất lượng cao của gói thầu, các nhà thầu cần có thêm thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu.Ngoài ra, ACV mong muốn tạo điều kiện để có thêm nhiều nhà thầu tham dự nhằm tăng tính cạnh tranh để có cơ hội lựa chọn nhà thầu có năng lực nhất thực hiện dự án để đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.Khi ACV tổ chức hội nghị tiền đấu thầu đã thu hút gần 10 nhà thầu đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam tham dự.Tuy nhiên, trái với kỳ vọng ban đầu, đến thời điểm đóng thầu vào 9 giờ 30 phút, ngày 8/11/2022 thì chỉ có một nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.Theo tìm hiểu, một số nhà thầu quyết định không nộp hồ sơ vì lo ngại việc đấu thầu quốc tế mà đơn giá đưa ra lại tính theo giá trong nước, trong khi tình hình lạm phát có xu hướng tăng thời gian qua.Ngoài ra, do chuỗi cung ứng thế giới đang bị đứt gãy, khâu cung ứng vận chuyển thiết bị, máy móc từ nước ngoài về sẽ mất nhiều thời gian, việc hoàn thành dự án trong 33 tháng là quá gấp rút.Gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cho nhà ga hành khách sân bay quốc tế Long Thành có giá 35.233,7 tỷ đồng, được ACV thông báo mời thầu vào ngày 20/9/2022. Đây là gói thầu hỗn hợp, lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế không qua mạng, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, loại hợp đồng trọn gói và đơn giá cố định.Theo kế hoạch dự kiến của ACV, tháng 12/2022 sẽ khởi công các hạng mục của nhà ga và khu bay như đường băng, đường lăn, sân đỗ tàu bay.
Lê Phương Thảo
737 ngày trước
Theo dõi
Ngày 8/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với ManpowerGroup Việt Nam tổ chức Hội thảo xu hướng cho thị trường lao động trong kỷ nguyên số nhằm chia sẻ thông tin tổng quan về xu hướng thị trường lao động dưới tác động của kỷ nguyên số và đại dịch Covid-19, bao gồm kỹ năng số cho người lao động và một số vấn đề về việc làm trong nền kinh tế việc làm tự do tại Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan tham dự và chủ trì hội thảo.Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan đã đề cập ảnh hưởng của chuyển đổi số, đặc biệt dưới tác động của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu đến thị trường lao động - việc làm trong nước. Với tỷ lệ lao động kỹ năng cao chỉ đạt 11,6%, lao động Việt Nam được đánh giá là kém cạnh tranh hơn về trình độ kỹ năng so với một số thị trường khác trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Malaysia. Ngân hàng Thế giới (World Bank) ước tính rằng nếu tỷ lệ lao động kỹ năng cao tại Việt Nam quá thấp và không đủ để đáp ứng với tốc độ phát triển của chuyển đổi số, khoảng 2 triệu việc làm tại nước ta sẽ bị mất đi tính đến năm 2045.Thực tế, chuyển đổi số đã và đang thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lao động, việc làm, đòi hỏi người lao động phải thay đổi phương thức làm việc để có thể thích nghi và nắm bắt cơ hội; doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành truyền thống để phù hợp với một xã hội được chuyển đổi số; Chính phủ phải có những quyết sách linh hoạt, kịp thời và số hóa hình thức quản lý.Theo chuyên gia việc làm của Ngân hàng Thế giới Nguyễn Thị Nga, kỹ năng số bao gồm các kỹ năng, khả năng, kiến thức và thói quen làm việc cho phép con người tiếp cận và sử dụng công nghệ số. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đối với người lao động trong bối cảnh các hình thái công việc và tính chất công việc không ngừng thay đổi. Theo thống kê tại Việt Nam, 68% công việc hiện đòi hỏi kiến thức về kỹ năng số. Ứng phó và thích nghi với quá trình chuyển đổi số Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, các đại biểu thuộc các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế đã chia sẻ nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong bối cảnh mới.Ông Andree Mangels, Tổng Giám đốc ManpowerGroup Việt Nam - doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực nhân sự được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động từ năm 2008 với các giải pháp nhân lực toàn diện và linh hoạt bao gồm dịch vụ tuyển dụng cấp cao, dịch vụ khoán việc, cho thuê lại lao động, dịch vụ tính lương..., nhấn mạnh: “Công nghệ không ngừng thay đổi đồng nghĩa với yêu cầu liên tục cập nhật kỹ năng số cho người lao động. Doanh nghiệp cần linh hoạt áp dụng các chương trình nâng cao kỹ năng, đồng thời cũng cần xây dựng một chiến lược đào tạo có tầm nhìn dài hạn sao cho người lao động có thể đảm nhiệm tốt những công việc hiện tại và cả những vị trí sẽ xuất hiện trong tương lai”.Đã có không ít lo ngại về việc chuyển đổi số tạo ra biến động trong thị trường lao động, đặc biệt ở những quốc gia có năng suất lao động thấp và chủ yếu dựa vào gia công, lắp ráp. Tuy vậy, cũng có nhiều nhận định tích cực, đơn cử như Ngân hàng Thế giới cho rằng số lượng việc làm mới do quá trình chuyển đổi số tạo ra sẽ nhiều hơn gấp 7 lần so với số việc làm bị mất đi. Đến năm 2045, ước tính có khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra, chủ yếu trong các ngành dịch vụ hiện đại, và một số lượng việc làm mới trong lĩnh vực sản xuất.Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo điều này phụ thuộc vào thực tế lực lượng lao động trong nước có đủ kỹ năng phù hợp thông qua các nền tảng số hay không, trong bối cảnh nguy cơ mất đi các việc làm truyền thống có thể xảy ra ngay lập tức.Bên cạnh đó, việc bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động dưới tác động của chuyển đổi số cũng là một vấn đề nổi cộm. Kết quả khảo sát trực tuyến của Tổ chức Lao động quốc tế cho thấy một tỷ lệ rất nhỏ người được hỏi (khoảng 20%) trong số những người lao động làm việc trên nền tảng số cho biết họ được bảo hiểm về thương tật, thất nghiệp, hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp hưu trí tuổi già (bao gồm cả chương trình hưu trí công và tư).Với Việt Nam, sự bùng nổ ứng dụng công nghệ số, thiết bị thông minh và xu hướng ứng dụng robot vào sản xuất hiện nay đang đặt ra thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết, để phát triển thị trường lao động thích ứng với quá trình chuyển đổi số, trong những năm qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm.Có 3 nhóm giải pháp trọng tâm: Áp dụng công nghệ, số hóa trong việc kết nối cung cầu lao động; Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước; Ưu tiên nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu mới. Kết quả đạt được từ các giải pháp trên đã giúp tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên liên tục tăng qua các năm (tỷ lệ qua các năm 2019, 2020, 2021 và 2022 lần lượt là 22,37%; 24,6%; 26,1% và 26,2%).Quá trình số hóa nhanh chóng quy trình tuyển dụng, hướng đến tuyển dụng trực tuyến, đánh giá trực tuyến, và thậm chí là quy trình tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới cũng diễn ra trực tuyến đang ngày càng phổ biến.Cùng với những xu hướng này, Việt Nam cũng đã nhanh chóng chuyển sang hình thức làm việc từ xa và hình thức làm việc linh hoạt (kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa). Xu hướng việc làm này nhiều khả năng sẽ là một phần tất yếu của giai đoạn bình thường mới và sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Lê Phương Thảo
737 ngày trước
Theo dõi
Ngày 11/11/2022, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Trong đó, quyết nghị nhiều phương án liên quan đến lương cơ sở 2023, chính sách lương hưu, bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau: Cụ thể tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng chính thức vào ngày 01/7/2023 (Mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng).Cùng với chính sách tăng lương cơ sở, Quốc hội còn quyết định:- Tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; - Tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.Căn cứ khoản 2 Điều 5, khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Theo đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.Theo đó, mức đóng BHXH được dựa trên mức lương cơ sở. Trường hợp lương cơ sở được điều chỉnh tăng 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023, mức đóng BHXH của người lao động cũng sẽ tăng theo.Mức hưởng lương hưu từ 1/7/2023Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:- Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2016.Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định sau đây:Cụ thể, tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.Như vậy, đối với nhóm đối tượng người lao động tham gia BHXH trước ngày 01/01/2016, mức hưởng lương hưu được căn cứ vào mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Trong trường hợp lương cơ sở tăng, mức hưởng lương hưu cũng sẽ tăng theo.Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2021/NĐ-CP về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, từ ngày 01/01/2022, điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021. Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 1/7/2023Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm: Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau; Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con; Mức dưỡng sức sau thai sản; Mức trợ cấp mai táng; Mức trợ cấp tuất hằng tháng được căn cứ dựa trên mức lương cơ sở, đơn cử như:- Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.- Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở…
Lê Phương Thảo
737 ngày trước
Theo dõi
Chiều 15/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn.Trong đó, đối với lĩnh vực nội vụ, Quốc hội yêu cầu đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Quốc hội cũng lưu ý, khẩn trương tham mưu thể chế hóa, thực hiện Kết luận số 14/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.Trong năm 2023, Chính phủ trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27/2018 của Ban Chấp hành Trung ương, trong đó, đặc biệt quan tâm vấn đề lương, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.Đến năm 2026, giảm ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; khắc phục tình trạng giảm biên chế cơ học, cào bằng, bảo đảm bố trí biên chế phù hợp với từng loại hình, mô hình tổ chức bộ máy và từng địa bàn.Khắc phục tình trạng công chức, viên chức có năng lực thôi việc Quốc hội cũng yêu cầu có giải pháp khắc phục tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc; tiếp tục rà soát cắt giảm tối đa các chứng chỉ không gắn với tiêu chuẩn, điều kiện và yêu cầu của vị trí việc làm.Ngoài ra, Quốc hội cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện đổi mới công tác tuyển dụng công chức. Năm 2023, hoàn thành Đề án chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu, xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.Bên cạnh đó, Quốc hội cũng lưu ý khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, trong đó xác định rõ số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tương ứng với mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập…Cùng với đó, Chính phủ cần tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức; định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm vùng, miền, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế.Chính phủ khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thiếu giáo viên tại các cấp học; hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án tạo nguồn bổ sung giáo viên các cấp học, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học.Với lĩnh vực xây dựng, Quốc hội yêu cầu sớm có giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, chậm bàn giao hạ tầng các dự án nhà ở, khu đô thị, thiếu trường học, bệnh viện,... Chính phủ khẩn trương hoàn thiện pháp luật quản lý, điều chỉnh lĩnh vực bất động sản, nhà ở, nhất là dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5. Song song, là có chính sách thu hút, tạo nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường bất động sản, nhà ở xã hội; kiểm soát chặt chẽ việc huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán, bảo đảm thị trường bất động sản hoạt động công khai, minh bạch, bền vững và an toàn. Quốc hội lưu ý việc quản lý chặt chẽ, ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại các khu vực thiếu hệ thống hạ tầng hoặc chưa được phép đầu tư; không để xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản, ngăn chặn đầu cơ, đẩy giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường, trục lợi bất hợp pháp. Đặc biệt, sớm ban hành và thực hiện hiệu quả Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 – 2030; nâng mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng…
Lê Phương Thảo
737 ngày trước
Theo dõi
Ngày 14/11, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chủ trì, phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức Lễ Công bố Báo cáo khu vực về “Nữ lao động di cư trong Luật pháp và chính sách của các Quốc gia thành viên ASEAN”. Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam Giorgio Aliberti và Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam Ingrid Christensen đồng chủ trì Lễ Công bố.Lao động di cư trong nội khối đang có xu hướng ngày càng tăngBáo cáo khu vực về “Nữ lao động di cư trong Luật pháp và chính sách của các Quốc gia thành viên ASEAN” là hoạt động thuộc Kế hoạch công tác của Ủy ban thực hiện Tuyên bố ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy quyền của người lao động di cư (ACMW) giai đoạn 2021-2025 do Việt Nam chủ trì với sự hỗ trợ của Chương trình Di cư an toàn và công bằng (Safe and Fair) thuộc chương trình hợp tác ASEAN/ILO và Ban Thư ký ASEAN.Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan chúc mừng bản Báo cáo đã được hoàn thiện, trở thành công cụ, cơ sở quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách để đảm bảo các quyền lợi của lao động di cư, đặc biệt là nữ lao động di cư. Đồng thời, Thứ trưởng cũng cho rằng, lao động di cư là một trong những đặc thù của thị trường lao động khu vực Đông Nam Á, và di cư trong nội khối hiện đang có xu hướng ngày càng tăng, chiếm tới 1/3 trong tổng số lao động di cư quốc tế của khu vực vào năm 2022. Lao động di cư đem lại lợi ích kinh tế cho nước tiếp cử và phái cử, đáp ứng nhu cầu lao động thiếu hụt, giảm áp lực giải quyết việc làm lên thị trường lao động, chuyển giao công nghệ, tăng cường kỹ năng và tăng trao đổi ngoại tệ.Theo Thứ trưởng, Báo cáo đã đưa ra một nghiên cứu tổng quát về vị trí luật pháp, chính sách, chương trình và các hoạt động thực thi pháp luật tại các quốc gia thành viên ASEAN, các quy định cụ thể dành cho lao động nữ và tác động tới nữ lao động di cư. Việt Nam luôn chú trọng đến tính nhạy cảm giới trong luật pháp, chính sách quốc gia và chủ trì nhiều hoạt động hợp tác quốc tế nhằm cải thiện bình đẳng giới, thúc đẩy quyền của người lao động trong nước và khu vực.Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhanh chóng, đáp ứng giới cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài và đã được ghi nhận trong Báo cáo, cụ thể: duy trì liên lạc chặt chẽ với người di cư thông qua đường dây nóng Bảo hộ công dân; có cơ quan đại diện ngoại giao phối hợp với cơ quan chức năng nước ngoài tiếp nhận người di cư Việt Nam đang mắc kẹt để đưa về nước nếu có yêu cầu; bảo vệ lãnh sự; tổ chức các chuyến bay hồi hương nhanh...“Tôi hy vọng Lễ Công bố ngày hôm nay sẽ là cơ hội để các bên liên quan chia sẻ về những mối quan tâm, đưa ra các giải pháp thiết thực, thúc đẩy hợp tác liên ngành nhằm tăng cường quyền năng và bảo vệ tốt hơn cho người lao động di cư nữ giới. Lấy đó làm cơ sở thảo luận cho các hành động tiếp theo về vấn đề này trong thời gian tới”, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh.Cần bảo vệ nữ lao động di cưPhát biểu tại Lễ Công bố, Phó Tổng Thư ký ASEAN về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội Ekkaphab Phanthavong hoan nghênh và chúc mừng nỗ lực của các nước thành viên ASEAN, dưới sự chủ trì của Việt Nam và hỗ trợ từ ILO, Ban Thư ký ASEAN đã hoàn thiện và đưa những thông tin cập nhật cùng các điển hình tốt từ các nước thành viên vào Báo cáo khu vực. Từ đó, đưa ra nhận định về những thành tựu đã đạt được, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và các khuyến nghị nhằm khắc phục cũng như thúc đẩy quyền và lợi ích hợp pháp của lao động di cư nói chung và lao động nữ nói riêng.Đồng tình với Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, ông Ekkaphab Phanthavong cho rằng, về tổng thể, lao động di cư giúp giảm nghèo đói, tăng cường cho từng quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, nữ lao động di cư vẫn còn phải chịu nhiều bất công, đối mặt với nhiều rào cản từ các định kiến giới; tỷ lệ người lao động di cư là nữ giới còn thấp hơn nam giới và tập trung vào công việc mang lại giá trị thấp như nhân viên chăm sóc, giúp việc gia đình, ...Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra, các bất lợi đối với nữ lao động di cư diễn ra trầm trọng hơn trong toàn khu vực. “Các quốc gia cần bảo vệ nữ lao động di cư tốt hơn thông qua quá trình lập pháp; đẩy mạnh hỗ trợ lao động di cư là nữ giới để đảm bảo công bằng và bảo vệ họ khỏi các rủi ro như xâm hại hay lam dụng. Bản Báo cáo khu vực này sẽ thúc đẩy đối thoại cũng như tối ưu hóa thông tin đầu vào của các quốc gia thành viên đối với vấn đề lao động di cư, nhất là nữ lao động di cư”, Phó Tổng thư ký ASEAN kiến nghị.Chia sẻ với các đại biểu, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam cho biết, bản Báo cáo đã nêu bật lên các rủi ro và cơ hội cho nữ lao động di cư trên tinh thần lấy phụ nữ làm trung tâm, có yếu tố đáp ứng giới. Đem lại kết quả từ công tác phân tích giới trong lao động di cư, đóng góp vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ quyền của nữ lao động di cư.Thông qua bản Báo cáo, các quy định hiện hành của lao động di cư từ các quốc gia trong khu vực được phản ánh đầy đủ, bao gồm các lỗ hổng trong công tác lập pháp, bài học kinh nghiệm, cơ hội và thách thức, công tác bảo vệ quyền lợi cho người lao động di cư từ trước khi xuất cảnh đến sau khi nhập cảnh của từng quốc gia.Tại Lễ Công bố Báo cáo, các đại biểu đã được nghe chia sẻ về nhiều kết quả nghiên cứu, trao đổi về ý nghĩa các chính sách và biện pháp áp dụng trong thực tế của các nước thành viên ASEAN. Qua đó, các xu hướng di cư hiện nay, vấn đề phụ nữ di cư được nêu xuất, đồng thời phân tích toàn diện về Luật cho người di cư hiện hành và các chính sách quản lý lao động di cư tại 10 nước thành viên ASEAN. Các khuyến nghị trong Báo cáo được đề xuất nhằm thúc đẩy đảm bảo việc làm tốt cho lao động nữ di cư trong ASEAN, góp phần cho nỗ lực xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng vào người dân, vì người dân và lấy người dân làm trung tâm.
Xem thêm