×
0888889366
Lê Quỳnh Trang LGZ
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
1 người
Xem tất cả
Theo dõi
Đang theo dõi
0 người
Xem tất cả
Lê Quỳnh Trang LGZ
876 ngày trước
Theo dõi
Thủ tục nhập khẩu máy móc cho Công ty nước ngoàiTrình tự, thủ tục nhập khẩu máy móc cho Công ty nước ngoài được thực hiện như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu với Legalzone qua bài viết sau đây:Căn cứ pháp lýLuật Hải quan 2014.Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính : Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuThông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chínhQuyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụngThủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụngĐiều kiện nhập khẩuTheo Điều 6, Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có quy định: “Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:1. Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.2. Được sản xuất theo tiêu chuẩn:a) Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;b) Trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.”Thủ tục nhập khẩuTheo Điều 8, Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có quy định: – Hồ sơ nhập khẩu:Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan (Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018), doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau: + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu;+ Bản chính giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc, thiết bị về năm sản xuất và tiêu chuẩn của máy móc, thiết bị đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 6 Quyết định này trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc. Giấy xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự và kèm bản dịch sang tiếng Việt;+ Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 11 Quyết định này trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc nhưng không có Giấy xác nhận của nhà sản xuất hoặc máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia không thuộc các nước G7, Hàn Quốc. Nội dung chứng thư giám định thực hiện theo quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 10 Quyết định này.– Trình tự, thủ tục nhập khẩu:+ Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này về Cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan;+ Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp phải có chứng thư giám định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì trong chứng thư giám định phải có kết luận máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 6 Quyết định này.Trường hợp thiết bị nhập khẩu đã vượt quá tuổi sử dụng thì có được nhập khẩu về hay không?Theo khoản 1 Điều 9 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trong trường hợp khác như sau:– Trong trường hợp doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất tại Việt Nam, để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định này nhưng công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi máy móc, thiết bị trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc, thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu, trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến về Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết.Tham khảo thêm về Thành lập Công ty 100% vốn nước ngoàiThủ tục nhập khẩu máy móc mớiCăn cứ vào Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; Kiểm tra, giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục nhập khẩu hàng hóa sẽ gồm:Bước 1: Khai hải quan– Hồ sơ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu.Căn cứ Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:Tờ khai hải quan;Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép;Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành;Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;Hợp đồng ủy thác.Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóaBước 3: Tính thuếBước 4: Nộp thuế, lệ phíBước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quanTrên đây thông tin Legalzone muốn cung cấp tới bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ công ty Luật Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn: 088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancyTư vấn pháp lý/ Legal consultancyFb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Lê Quỳnh Trang LGZ
876 ngày trước
Theo dõi
Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt NamThương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định ra sao theo quy định của pháp luật thương mại. Hãy cùng Legalzone tìm hiểu qua bài viết sau.Thương nhân nước ngoàiTheo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại năm 2005 “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.”– Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.– Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam1. Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.3. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.4. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài1. Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;b) Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;c) Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;d) Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;đ) Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.2. Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.Tham khảo thêm về Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoàiQuyền và nghĩa vụ của thương nhân nước ngoàiQuyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diệnQuyền của Văn phòng đại diện1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện1. Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.2. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật này cho phép.3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.4. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.5. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.Quyền và nghĩa vụ chi nhánh của thương nhân nước ngoàiQuyền của Chi nhánh1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.2. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.3. Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.4. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.5. Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.6. Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.7. Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.Nghĩa vụ của Chi nhánh1. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.2. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.3. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiQuyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xác định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn: 088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/https://thutucphapluat.com/Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultancyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultancyTư vấn pháp lý/ Legal consultancyFb Legalzone https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Lê Quỳnh Trang LGZ
876 ngày trước
Theo dõi
So sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp nước ngoàiKhái niệmTheo Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, tổ chức theo quy định của Luật Đầu tư.Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:– Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh; gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài; tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.Như vậy, đầu tư là việc tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bằng việc bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, trong đó:+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn vào các dự án ở một quốc gia khác và giành quyền điều hành trực tiếp với dự án mà họ đầu tư.+ Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu; các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư ko trực tiếp tham gia quản lý hợp đồng đầu tư.Các hình thức đầu tư gián tiếp bao gồm: mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác tại một quốc gia theo qui định pháp luật về chứng khoán và các pháp luật khác có liên quan.Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến bên chủ đầu tư: Lợi nhuận tương đối ổn định, có thể hạn chế rủi ro khi phân tán vốn đầu tư tại nhiều dự án khác nhau. Về khó khăn thì chủ đầu tư không phải điều hành hoạt động sử dụng vốn nên lợi ích thu được thường thấp.>>> Có thể bạn quan tâm: Thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiSo sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp nước ngoàiSo sánh FDI và FPI Đầu tư trực tiếpĐầu tư gián tiếpKhái niệmLà hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanhLà hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình thực hiện hoạt động đầu tư hoặc kinh doanhHình thức– Thành lập tổ chức kinh tế;– Thực hiện dự án đầu tư;– Theo hợp đồng BBC;– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn gópĐầu tư cổ phần, mua cổ phần, phần vốn gópQuyền kiểm soátNắm quyền quản lý, kiểm soát trực tiếp. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãiMua chứng khoán và không nắm quyền kiểm soát trực tiếp. Bên tiếp nhận đầu tư (vốn) có toàn quyền chủ động trong kinh doanhPhương tiện đầu tưCác chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nướcSố lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng nước (thường là < 10>Xu hướng đầu tưHướng đầu tư từ nước phát triển sang nước đang phát triểnHướng đầu tưừ các nước phát triển với nhau hoặc đang phát triển hơn là luân chuyển các nước kém phát triểnRủi ro và lợi nhuậnRủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải chịu phần rủi ro mà mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được theo lợi nhuận của công ty và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn, nhà đầu tư sẽ được hưởng và chia theo tỉ lệ phần góp của mìnhRủi ro ít, bên nhận đầu tư sẽ phải gánh chịu rủi ro. Lợi nhuận thu được chia theo cổ tức hoặc việc bán chứng khoán thu chênh lệchThủ tục đầu tưNhà đầu tư phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải thực hiện các thủ tục thành lập tổ chức kinh tế sau đó mới thực hiện góp vốnNhà đầu tư tiến hành góp vốn và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tếĐăng ký góp vốnKhông có quy địnhNhà đầu tư thuộc Khoản 2 Điều 26 Luật đầu tư 2020 phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốnSo sánh đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp nước ngoàiTrên đây là thông tin Legalzone muốn cung cấp tới bạn đọc về đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ công ty Luật Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn: 088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Lê Quỳnh Trang LGZ
876 ngày trước
Theo dõi
Người đại diện theo pháp luật của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” là người đứng đầu doanh nghiệp, được doanh nghiệp uỷ quyền, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp, với đối tác, khác hàng và với cơ quan Nhà nước. Với tư cách người đại diện theo pháp luật, họ có quyền nhân danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của doanh nghiệp. Theo đó, đối với doanh nghiệp là Công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện theo pháp luật của Công ty được quy định như thế nào? Thay đổi người đại diện công ty có vốn đầu tư nước ngoài có phức tạp không? Cần những loại hồ sơ gì? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết sau của Legalzone:Cơ sở pháp lý Luật doanh nghiệp 2020;Luật Đầu tư 2020;Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021.Người đại diện theo pháp luật của công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?Theo quy định tại Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp có quy định người đại diện theo pháp luật của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là:Người đại diện theo pháp luật công ty nước ngoài là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy đăng ký doanh nghiệp, được pháp luật thừa nhận và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho công ty nước ngoài thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự.Người đại diện theo pháp luật công ty vốn nước ngoài có thể là cổ đông/thành viên công ty cũng có thể chỉ là người được công ty thuê theo Hợp đồng lao động. Người đại diện theo pháp luật công ty nước ngoài có thể là cá nhân người nước ngoài hoặc cá nhân người Việt Nam.>>> Mời tham khảo: Thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiTính thường trực của chức danh người đại diện theo pháp luậtNếu có nhiều người đại diện thì doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.Trong trường công ty bạn có người đại diện theo pháp luật không cư trú ở Việt Nam thì Chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị có thể cử thêm một người nữa làm người đại diện của công ty. Và chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật này của công ty có thể được quy định cụ thể trong điều lệ công ty.Một số trường hợp về thay đổi người đại điện theo pháp luật cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoàiTrường hợp 1: Người đại diện theo pháp luật của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài vừa là chủ sở hữu của công ty vừa là nhà đầu tư được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của Công ty Việt Nam mà trên 50% trở lên.Trường hợp 2: Người đại diện theo pháp luật của công ty có vốn đầu tư nước ngoài không phải là chủ sở hữu công ty, không phải là nhà đầu tư nước ngoài được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty Việt Nam mà dưới 50%Các bước thực hiện thay đổi người đại diện theo pháp luật cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoàiTrường hợp 1: Người đại diện theo pháp luật của công ty có vốn đầu tư nước ngoài vừa là chủ sở hữu công ty vừa là nhà đầu tư nước ngoài trên giấy chứng nhận đầu tư hoặc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của Công ty Việt Nam với tỷ lệ 50% trở lênBước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư1.1 Hồ sơ Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty có vốn đầu tư nước ngoàiTheo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, thông tư 03/2021/TT-BKHĐT, Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến việc thay đổi tên nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần nộp những tài liệu sau:Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư (Mẫu A.I.11.h Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT);Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức hoặc văn bản tương đương đối với nhà đầu tư là cá nhân;Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;1.2 Thẩm quyền điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thay đổi người đại diện theo pháp luật cho công ty có vốn đầu tư nước ngoàiĐiều 39 Luật Đầu tư 2020 quy định về thẩm quyền điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.1.3 Thời gian thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thay đổi người đại diện theo pháp luật cho công ty có vốn đầu tư nước ngoàiTrong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.Bước 2: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệpSau khi hoàn tất thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư tiến hành thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty.2.1 Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệpTheo quy định tại Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bao gồm:Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-2 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp);Biên bản họp về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công tyNghị quyết/Quyết định của Chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty;Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài đối với cá nhân nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với tổ chức là đại diện theo pháp luật mới của Công ty.2.2. Thẩm quyền thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệpSở kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính.2.3 Thời gian thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệpTừ 03-05 ngày trong trường hợp nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.Trường hợp 2: Người đại diện theo pháp luật của công ty có vốn đầu tư nước ngoài không phải là chủ sở hữu công ty, không phải là nhà đầu tư nước ngoài được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty Việt Nam mà dưới 50%Đối với trường hợp này thì không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệpThủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp giống như trường hợp 1 đã được nêu ở trên.Trên đây thông tin Legalzone muốn cung cấp tới bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ công ty Luật Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn: 088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ Liêm; Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Lê Quỳnh Trang LGZ
876 ngày trước
Theo dõi
Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàiĐiều lệ công ty là gì?Điều lệ công ty là cam kết chung, được sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong công ty về các vấn đề như: Cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh, phương thức quản lý của công ty. Điều lệ công ty được xem là văn bản quan trọng trong mỗi doanh nghiệp và được ưu tiên áp dụng trước cả các văn bản pháp luật nếu nội dung của Điều lệ công ty không trái với những quy định của Luật. Khoản 1 Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.” Điều lệ công ty được xây dựng từ khi doanh nghiệp mới thành lập và được sửa đổi xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói, điều lệ luôn là kim chỉ nam và được xem như tôn chỉ hoạt động của mỗi doanh nghiệp.Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàiĐiều lệ công ty phải có những nội dung gì?Khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Điều lệ công ty phải có những nội dung cụ thể sau:“2. Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);b) Ngành, nghề kinh doanh;c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;e) Cơ cấu tổ chức quản lý;g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;i) Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.”Có thể bạn quan tâm: Thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiĐiều lệ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàiMẫu Điều lệ doanh nghiệp/công ty 100% vốn nước ngoàiĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP 100% VỐN NƯỚC NGOÀIĐiều 1:Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do (các) chủ đầu tư sau đây xin thành lập tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.1. Tên Công ty hoặc cá nhân:…………………………………………2. Đại diện được ủy quyền:……………………………………………Chức vụ:Quốc tịch:Địa chỉ thường trú:Trụ sở chính :………………………………………Điện thoại:……. Fax:………Ngành nghề kinh doanh chính:……………………………………Giấy phép thành lập công ty:…………………………………..Đăng ký tại:………Ghi chú: nếu chủ đầu tư bao gồm nhiều thành viên thì từng thành viên sẽ mô tả đầy đủ các chi tiết nêu trên.Điều 2:Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.Điều 3:Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm mục đích :(Mô tả mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp).Điều 4:1.Tên Doanh nghiệp là:…..(Tên tiếng Việt Nam), tên giao dịch (bằng tiếng nước ngoài thông dụng) của Doanh nghiệp là:………….2. Địa chỉ của doanh nghiệp:– Trụ sở chính:……………. …………………..– Nhà máy/ xưởng sản xuất chính: ………………………..– Chi nhánh ( nếu có):– Văn phòng đại diện (nếu có):3. Năng lực sản xuất: hàng hóa/ dịch vụ vào năm sản xuất ổn định (chia thành sản phẩm chính và phụ nếu cần thiết).4. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ:– Tại thị trường Việt Nam:…………% sản phẩm.– Xuất khẩu:……..% sản phẩm.5. Các cam kết khác: ……….(Ví dụ như tiến độ và nội dung thực hiện chương trình nội địa hóa đối với các sản phẩm cơ khí điện, điện, điện tử ….).Điều 5:1. Tổng vốn đầu tư của Doanh nghiệp là:…..2. Vốn pháp định của doanh nghiệp là:……. bằng………. (Ghi rõ phương thức).3. Thời hạn thực hiện vốn pháp định như sau:(Ghi rõ tiến độ và thời hạn hoàn thành việc đưa vốn pháp định vào Việt Nam).Điều 6:Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp là…….. năm kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Bất kỳ sự thay đổi nào về thời hạn phải được chủ Doanh nghiệp báo cáo cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét và chuẩn y.Điều 7:Kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, tiến độ dự án này được thực hiện như sau:Khởi công xây dựng: từ tháng thứ:……..2. Lắp đặt thiết bị: từ tháng thứ…….3.Vận hành thử: từ tháng thứ………….4. Sản xuất chính thức: từ tháng thứ ………Điều 8:Doanh nghiệp dùng …. là đơn vị tiền tệ trong hạch toán (nêu tên đồng tiền cụ thể). Việc chuyển đổi giữa các đồng tiền khác và đồng tiền hạch toán được thực hiện theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển đổi.Doanh nghiệp thực hiện việc thanh, quyết toán thông qua tài khoản tiền Việt Nam và tiền nước ngoài mở tại Ngân hàng Việt Nam, hoặc tại Ngân hàng liên doanh, hoặc tại chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam, hoặc tại Ngân hàng nước ngoài nếu được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận.Điều 9:1. Hệ thống kế toán được áp dụng của Doanh nghiệp là …. (trường hợp áp dụng hình thức kế toán nước ngoài phải được Bộ Tài chính Việt Nam chuẩn y và chịu sự giám sát của cơ quan tài chính có thẩm quyền của Việt Nam).2. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của Doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính Việt Nam.3. Năm tài chính của Doanh nghiệp bắt đầu từ … và kết thức vào … hàng năm. Năm tài chính đầu tiên của Doanh nghiệp bắt đầu từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư và kết thúc vào …4. Doanh nghiệp báo cáo tài chính hàng năm và được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm toán.Điều 10:Tài sản của Doanh nghiệp được bảo hiểm tại … (tên và địa chỉ của tổ chức bảo hiểm) và không bị quốc hữu hóa, trưng thu, tịch thu hoặc chuyển sang chủ sở hữu khác bằng biện pháp hành chính.Điều 11:Doanh nghiệp sẽ thành lập quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi và các quỹ khác. Cơ cấu hoạt động, quy mô, nguồn vốn và nguyên tắc sử dụng từng quỹ do Tổng giám đốc quyết định trên cơ sở lợi nhuận thu được, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.Điều 12:Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước Việt Nam theo pháp luật Việt Nam và các quy định ghi trong Giấy phép đầu tư.Điều 13:Người đại diện có thẩm quyền của Doanh nghiệp trước Toà án, tổ chức trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam là …..; (chức vụ……)Điều 14:Tất cả lao động làm việc cho Doanh nghiệp được tuyển chọn, sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam được ưu tiên khi tuyển chọn nếu đáp ứng yêu cầu công việc.Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được bảo đảm bằng Hợp đồng lao động ký kết giữa từng người lao động với Tổng Giám đốc doanh nghiệp; thỏa ước lao động tập thể ký kết giữa đại diện tập thể lao động với Tổng Giám đốc doanh nghiệp phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.Điều 15:Kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân …. (quy định chi tiết).Điều 16:Doanh nghiệp có thể chấm dứt hoạt động trước thời hạn và/hoặc kết thúc trong các trường hợp sau: ……(mô tả chi tiết các trường hợp, phù hợp với quy định tại Điều 52 luật Đầu tư nước ngoài).Điều 17:Mọi điều khoản khác liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp không được quy dịnh tại Điều lệ này sẽ được Doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và Giấy phép đầu tư.Điều 18:Điều lệ này có thể được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của Người đại diện có thẩm quyền của Doanh nghiệp theo quy định tại Điều 13 của Điều lệ này và được đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư trước khi thực hiện.Điều 19:Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.Điều 20:Điều lệ Doanh nghiệp này được ký ngày …. tại … , gồm… bản gốc bằng tiếng Việt Nam và tiếng …. (tiếng nước ngoài thông dụng). Cả hai bản tiếng Việt Nam và tiếng ….. đều có giá trị pháp lý như nhau.Chủ đầu tư (Chữ ký, chức vụ, đóng dấu) Mẫu Điều lệ Công ty/Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quý vị cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan hoặc tham khảo ý kiến luật sư trước khi áp dụng vào thực tế.Trên đây thông tin Legalzone muốn cung cấp tới bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ công ty Luật Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn: 088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Lê Quỳnh Trang LGZ
876 ngày trước
Theo dõi
Thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư 100% vốn nước ngoàiCông ty 100% vốn nước ngoài có thể chuyển nhượng dự án được không? Các thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư do chuyển nhượng dự án gồm những gì? Legalzone xin giới thiệu đến bạn đọc trong bài viết dưới đây:Ảnh minh họaCơ sở pháp lý về thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư 2021Luật đầu tư 2020;Nghị định 31/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Đầu tư;Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021.Nội dung về thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư 2021Nhà đầu tư được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của mình cho nhà đầu tư khác theo các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển nhượng dự án do mình thực hiện cho nhà đầu tư khác cần phải thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Luật Đầu tư 2020 quy định về vấn đề này.Điều kiện để chuyển nhượng dự án đầu tư năm 2021Căn cứ theo Khoản 1 Điều 46 luật Đầu tư năm 2020; không phải mọi trường hợp nhà đầu tư đều được quyền chuyển nhượng dự án đầu tư. Để chuyển nhượng dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác buộc nhà đầu tư đang thực hiện dự án và nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng các điều kiện nhất định cụ thể như sau:1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ; hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:a) Dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật này;b) Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư; một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này;c) Điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất;d) Điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở; pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản;đ) Điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có);e) Khi chuyển nhượng dự án đầu tư; ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này; doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý; sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất; kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.Như vậy, để thực hiện thủ tục chuyển nhượng dự án thì bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện sau:Không thuộc trường hợp chấm dứt dự án đầu tư.Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành nghề có điều kiện phải đáp ứng điều kiện tương ứng theo quy định đối với chủ thể kinh doanh ngành nghề đó.Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai; pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đấtNếu trong Giấy chứng nhận ghi nhận điều kiện về chuyển nhượng dự án thì còn phải đáp ứng các điều kiện ghi trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.Ảnh minh họaCó thể bạn quan tâm: Thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiHồ sơ, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư do chuyển nhượng dự án Căn cứ theo Điều 31 của Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 hồ sơ; thủ tục điều chỉnh cụ thể như sau:1. Hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm:a) Văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đề nghị điều chỉnh, lý do điều chỉnh;b) Đề xuất dự án đầu tư Điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh;c) Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư liên quan đến các nội dung Điều chỉnh.d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).2. Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của dự án; Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.4. Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.5. Hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).6. Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.7. Hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội gồm:a) Tờ trình của Chính phủ;b) Các tài liệu theo quy định tại khoản 5 Điều này;c) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).Trên đây thông tin Legalzone muốn cung cấp tới bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ công ty Luật Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn: 088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Lê Quỳnh Trang LGZ
876 ngày trước
Theo dõi
Thủ tục vay vốn công ty mẹ ở nước ngoàiHình thức vay ngoại hối mà doanh nghiệp phải thực hiện đăngCăn cứ Thông tư số 03/2016/TT-NHNN; các hình thức vay ngoại hối của tổ chức, cá nhân nước ngoài mà doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký :-Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài:+ Vay dài hạn là: hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay từ 60 tháng trở lên. Cuối mỗi niên độ kế toán, doanh nghiệp phải tính toán và lập kế hoạch vay dài hạn, đồng thời xác định các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo để theo dõi và có kế hoạch chi trả.+ Vay trung hạn là hình thức cho vay mà thời hạn của khoản vay là từ 12 tháng đến dưới 60 tháng. Cho vay trung hạn theo dự án là giải pháp tín dụng đáp ứng các nhu cầu vay vốn trong một dự án đầu tư nhất định của doanh nghiệp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.-Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.-Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.Cơ quan có thẩm quyền giải quyếtNgân hàng nhà nước Việt Nam sẽ giải quyết thủ tục trong vòng 12 ngày-45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.Thủ tục vay vốn công ty mẹ ở nước ngoàiThành phần hồ sơ thủ tục vay vốn công ty mẹ ở nước ngoài1. Đơn đăng ký Khoản vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 03/2016/TT-NHNN.2. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay gồm: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định của pháp luật và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).3. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay bao gồm:a) Đối với Khoản vay quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 03/2016/TT-NHNN:(i) Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với Khoản vay để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư xác định rõ quy mô vốn đầu tư;(ii) Phương án cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với Khoản vay để cơ cấu lại các Khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay;b) Đối với Khoản vay quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư 03/2016/TT-NHNN:Báo cáo việc sử dụng Khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về Điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh) và phương án trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký.4. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn Khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có); hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung.5. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp Khoản vay được bảo lãnh.6. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước.7. Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời Điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.8. Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản trong các trường hợp sau:a) Trường hợp vay nước ngoài để cơ cấu lại Khoản nợ nước ngoài: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản của Bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài sẽ được cơ cấu lại từ nguồn vốn vay nước ngoài;b) Trường hợp phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam đã sử dụng để đáp ứng các Khoản chi phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành Khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản của Bên cho vay xác nhận các giao dịch thu, chi liên quan đến việc hình thành Khoản vay;c) Trường hợp Khoản vay thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Thông tư 03/2016/TT-NHNN: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản của Bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với Khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu.9. Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân Khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam10. Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về Điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.Trên đây là bài viết về “Thủ tục vay vốn công ty mẹ ở nước ngoài” của công ty Luật Legalzone. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ. Hoặc bạn có thể tham khảo các thủ tục trên trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi.>>> Mời tham khảo: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệpMọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn: 088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/https://thutucphapluat.com/Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzon
Lê Quỳnh Trang LGZ
876 ngày trước
Theo dõi
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoàiNhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài hiện đang ngày càng phổ biến. Để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài này; nhà đầu tư phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Legalzone xin gửi đến vấn đề này qua bài viết:Ảnh minh họaGiấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là gì ?Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam về dự án đầu tư tại nước ngoài.Theo quy định tại Luật đầu tư 2020; Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồmMã số dự án đầu tư.Nhà đầu tư.Tên dự án đầu tư; tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).Mục tiêu; địa điểm đầu tư.Hình thức đầu tư; vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; hình thức vốn đầu tư; tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoàiĐể được cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài; nhà đầu tư Việt Nam; dự án phải đáp ứng các điều kiện sau đâyNhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật đầu tư; quy định khác của pháp luật có liên quan; pháp luật của quốc gia; vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoàiKhông thuộc ngành; nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành; nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép.Có quyết định đầu tư ra nước ngoài .Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.Ảnh minh họaThủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoàiTùy vào loại dự án và các yếu tố của dự án; Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được áp dụng như sau:Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài; Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài.Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định trên; nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên; Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Hiệu lực GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoàiGCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau đây:Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng; điều lệ công ty;Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;Theo bản án; quyết định của Tòa án; phán quyết trọng tài.Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài.Có thể bạn quan tâm: Thành lập công ty 100% vốn nước ngoàiTrường hợp Điều chỉnh GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoàiNhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong các trường hợp sau đây:Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;Thay đổi hình thức đầu tư;Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư; hình thức vốn đầu tư;Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn hoặc tăng vốn đầu tư ra nước ngoài.Nhà đầu tư phải cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi; nộp hồ sơ điều chỉnh đến Bộ KH&ĐT.Đối với các dự án đầu tư thuộc hiện chấp thuận chủ trương đầu tư; Bộ KH&ĐT thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh GCN.Trường hợp đề nghị điều chỉnh GCN dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh GCN đăng ký đầu tư ra nước ngoài.Trên đây thông tin Legalzone muốn cung cấp tới bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết; vui lòng liên hệ công ty Luật Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn: 088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/Địa chỉ: Phòng 1603; Sảnh A3; Toà nhà Ecolife; 58 Tố Hữu; Trung Văn; Nam Từ Liêm; Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzone.ltd
Lê Quỳnh Trang LGZ
876 ngày trước
Theo dõi
Quyền xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiQuyền xuất nhập khẩu là gì ?Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu.Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu; trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam; trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.Quyền xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiCơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ1. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh.2. Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.3. Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP;Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP;Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ”.Điều kiện để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóaĐiều kiện để thực hiện hoạt động mua bán đối với trường hợp xuất khẩu– Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục các loại hàng hóa cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật; không thuộc danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;– Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật.Điều kiện để thực hiện hoạt động mua bán đối với trường hợp nhập khẩu– Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục những loại hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục các loại hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục các loại hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;– Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo các điều kiện thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.– Thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.– Đối với Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.– Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.Trên đây là bài viết về “Quyền xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” của công ty Luật Legalzone. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ. Hoặc bạn có thể tham khảo các thủ tục trên trang Thủ tục pháp luật của chúng tôi.>>> Mời tham khảo: Tư vấn thường xuyên cho Doanh nghiệpMọi chi tiết xin vui lòng liên hệLEGALZONE COMPANYHotline tư vấn: 088.888.9366Email: Support@legalzone.vnWebsite: https://legalzone.vn/https://thutucphapluat.com/Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội———————————-Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcyTư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcyTư vấn pháp lý/ Legal consultantcyFb Legalzone: https://www.facebook.com/luatlegalzon
Xem thêm