×
0888889366
Phạm Thị Hiền
Tìm kiếm công ty Luật/ Doanh nghiệp
Người theo dõi
3 người
Xem tất cả
Đang theo dõi
2 người
Xem tất cả
Theo dõi
Theo dõi
Phạm Thị Hiền
1312 ngày trước
Theo dõi
Một số ngành, nghề phải cần được cơ quan nhà nước cấp phép mới được hoạt động kinh doanh. Theo đó, cá nhân, tổ chức khi kinh doanh những ngành, nghề này phải làm thủ tục xin “giấy phép con”. Vậy giấy phép con thực chất là loại giấy tờ gì?Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của LegalzoneHiểu đúng về giấy phép conGiấy phép con không có định nghĩa cụ thể theo quy định của pháp luật.Giấy phép con được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận họ đủ điều kiện kinh doanh một, một số ngành, nghề có điều kiện.Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.Giấy phép con có tính chất tương tự như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm khác, cụ thể:– Là văn bản được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện và thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.– Điều kiện được cấp giấy phép con là đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật (Vốn pháp định, cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề…)– Thường có thời hạn sử dụng cụ thể. Khi hết thời hạn thì cơ sở phải xin gia hạn giấy phép con hoặc xin cấp mới nếu muốn tiếp tục kinh doanh ngành nghề đó.Theo Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 quy định các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ví dụ:– Sản xuất con dấu;– Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa);– Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ;– Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;…Giấy phép conKhi nào cần phải xin giấy phép con?Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiệnTheo khoản 2 Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.Như vậy, cá nhân, tổ chức (hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã) khi đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 đều phải xin giấy phép con của ngành, nghề đó. Trường hợp giấy phép hết hạn sử dụng thì phải tiến hành gia hạn hoặc cấp mới giấy phép con.Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành, nghề khác ngoài Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì không cần phải xin giấy phép con.Theo khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, giấy phép con sẽ được cấp dưới các hình thức sau:– Giấy phép;– Giấy chứng nhận;– Chứng chỉ;– Văn bản xác nhận, chấp thuận;– Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.Để xin được giấy phép đăng ký kinh doanh cho mỗi ngành, nghề, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đó. Điều kiện về kinh doanh ngành nghề sẽ được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành.Lưu ý: Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.Quy định về điều kiện xin giấy phép con thường có các nội dung sau đây:– Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;– Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;– Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;– Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);– Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;– Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).Căn cứ những theo những quy định này đối với từng loại ngành, nghề có điều kiện, cá nhân tổ chức chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép con cho ngành, nghề đó.Như vậy, giấy phép con là loại giấy phép được cấp cho những cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo pháp luật đầu tư. Nếu có thắc mắc liên quan đến giấy phép con, độc giả vui lòng liên hệ với Legalzone để được hỗ trợ nhanh nhất.
Phạm Thị Hiền
1312 ngày trước
Theo dõi
kkhông phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, ngoài công lập khi tuyển dụng công chức cấp xã.
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Tại Điều 3 Thông tư 13 quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 112/2011/NĐ-CP. Trong đó, không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, ngoài công lập khi tuyển dụng công chức cấp xã. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Legalzone để cập nhập những thông tin mới nhấtCụ thể điều kiện dự tuyển công chức xã được thực hiện theo Điều 36 Luật Cán bộ, công chức:Nội dung chính bài viết* Người có đủ các điều kiện sau được đăng ký dự tuyển công chức:* Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:* Ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển nêu trên, chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định sau:* Người có đủ các điều kiện sau được đăng ký dự tuyển công chức:– Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;– Đủ 18 tuổi trở lên;– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. (Ủy ban nhân dân cấp xã xác định các điều kiện khác quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã cần tuyển trong kế hoạch. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi tuyển dụng.)* Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:Không cư trú tại Việt Nam;Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sựĐang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tíchĐang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc> Theo dõi bài viết sau đây: Sẽ phân loại công chức theo lĩnh vực ngành nghề, chuyên môn nghiệp vụ* Ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển nêu trên, chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định sau:Hiểu biết về lý luận chính trịNắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phươngThực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làmCó đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.Ngoài những tiêu chuẩn trên, Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã còn phải có:Có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự;Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.Không phân biệt loại hình đào tạo khi tuyển dụng công chức cấp xã. Hãy liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và sử dụng dịch vụ.
Phạm Thị Hiền
1312 ngày trước
Theo dõi
Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 04/01/2021 đã ban hành thêm quy định mới về hộ kinh doanh. Hãy cùng Legalzone tìm hiểu qua bài viết: “quy định mới về hộ kinh doanh theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP”. Nội dung chính bài viếtQuy định mới về đăng ký hộ kinh doanh Về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh Quy định về mã số đăng ký hộ kinh doanh Quy định đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh Quy định về tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”Có thể thấy, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã có những quy định mới về hộ kinh doanh. Cụ thể:– Giới hạn về chủ thể được phép thành lập hộ kinh doanh:Ghi nhận 02 đối tượng được phép thành lập hộ kinh doanh là cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình.– Bỏ quy định phải đăng ký thành lập doanh nghiệp khi sử dụng từ mười lao động trở lên.Đồng thời, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã bổ sung thêm trường hợp:– Không phải đăng ký hộ kinh doanh đối với: Những người kinh doanh thời vụ.– Không được thành lập hộ kinh doanh đối với:Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tùĐang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộcĐang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất địnhCác trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.Về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanhĐịa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm. Nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh. Phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.Như vậy, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã cho phép mọi hộ kinh doanh đều được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm thay vì giới hạn chỉ hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động mới được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký như trước đây. Quy định về mã số đăng ký hộ kinh doanh Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc sau:– Mã cấp tỉnh: 02 ký tự bằng số;– Mã cấp huyện: 01 ký tự bằng chữ cái tiếng Việt;– Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh;– Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự bằng số, từ 000001 đến 999999.Quy định đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh – Khi có thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh:Chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.Trước đây không có quy định về thời hạn thực hiện đăng ký thay đổi. – Quy định chi tiết hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp. Cụ thể:+ Trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh:Hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;+ Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ trụ sở sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký:Hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;+ Các trường hợp còn lại:Hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.Quy định về tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã có sự thay đổi về:Thời gian tạm ngừng kinh doanh.Thời hạn thông báo cũngHồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh.Cụ thể:– Không còn giới hạn về thời gian tạm ngừng kinh doanh– Yêu cầu bổ sung trong hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh:Kèm theo thông báo phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;– Thay đổi thời hạn thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh:Từ “ít nhất 15 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh” thành “ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh”.Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình Theo đó, chủ hộ kinh doanh sẽ là người đại diện cho hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.Đồng thời, chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.Ngoài ra, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.Trên đây là nội dung bài viết Điểm mới về hộ kinh doanh theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Legalzone để được giải đáp chi tiết.