0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file618507c53212a-quy-dinh-ve-mo-tai-khoan-keu-goi-tu-thien-cua-ca-nhan_2710185957.jpg.webp

Thương nhân kinh doanh xăng dầu cần đáp ứng điều kiện gì?

Nghị định 95/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu. Theo đó, thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

(1) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

(2) Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.

(3) Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

Trước đây, Nghị định 83/2014/NĐ-CP còn quy định: Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân.

Như vậy, quy định mới đã bỏ trường hợp phương tiện vận tải xăng dầu thuộc đồng sở hữu.

(4) Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

So với quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP, quy định mới cũng đã bỏ trường hợp phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc đồng sở hữu.

(5) Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất năm (05) cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

So với quy định trước đây, Nghị định 95  bỏ trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc đồng sở hữu của doanh nghiệp. Đồng thời bổ sung quy định về “thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất 05 cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp” và bổ sung đối tượng “thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân”.

 

(6) Thương nhân đầu mối kinh doanh nhiên liệu hàng không không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại mục (5) nhưng phải đáp ứng thêm điều kiện sau:

- Có phương tiện vận tải, xe tra nạp nhiên liệu hàng không phù hợp với quy định, tiêu chuẩn mặt hàng nhiên liệu hàng không thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên.

Trước đây, Nghị định 83/2014/NĐ-CP chỉ quy định phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.

- Có kho tiếp nhận tại sân bay với các trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn của mặt hàng nhiên liệu hàng không thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên. (Nội dung mới)

- Có phòng thử nghiệm đủ năng lực thuộc sở hữu hoặc thuê để kiểm tra chất lượng mặt hàng nhiên liệu hàng không theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế theo quy định hiện hành. (Nội dung mới).

Ngoài ra, cần lưu ý rằng, quy định mới đã đổi tên thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu (tên gọi trước đây) thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Như vậy, kể từ năm 2022, thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu được gọi chung là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022.

avatar
Đỗ Duyên
1113 ngày trước
Thương nhân kinh doanh xăng dầu cần đáp ứng điều kiện gì?
Nghị định 95/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xăng dầu. Theo đó, thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:(1) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.(2) Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.(3) Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.Trước đây, Nghị định 83/2014/NĐ-CP còn quy định: Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân.Như vậy, quy định mới đã bỏ trường hợp phương tiện vận tải xăng dầu thuộc đồng sở hữu.(4) Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.So với quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP, quy định mới cũng đã bỏ trường hợp phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc đồng sở hữu.(5) Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất năm (05) cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.So với quy định trước đây, Nghị định 95  bỏ trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc đồng sở hữu của doanh nghiệp. Đồng thời bổ sung quy định về “thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất 05 cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp” và bổ sung đối tượng “thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân”. (6) Thương nhân đầu mối kinh doanh nhiên liệu hàng không không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại mục (5) nhưng phải đáp ứng thêm điều kiện sau:- Có phương tiện vận tải, xe tra nạp nhiên liệu hàng không phù hợp với quy định, tiêu chuẩn mặt hàng nhiên liệu hàng không thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên.Trước đây, Nghị định 83/2014/NĐ-CP chỉ quy định phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.- Có kho tiếp nhận tại sân bay với các trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn của mặt hàng nhiên liệu hàng không thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên. (Nội dung mới)- Có phòng thử nghiệm đủ năng lực thuộc sở hữu hoặc thuê để kiểm tra chất lượng mặt hàng nhiên liệu hàng không theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế theo quy định hiện hành. (Nội dung mới).Ngoài ra, cần lưu ý rằng, quy định mới đã đổi tên thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu (tên gọi trước đây) thành thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Như vậy, kể từ năm 2022, thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu được gọi chung là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.Nghị định 95/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/01/2022.