0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file609b88667c592-2.jpg.webp

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Đối với tranh chấp liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất như: tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cầm cố, hợp đồng chuyển đổi, tặng cho quyền sử dụng đất thì có tính thời hiệu khởi kiện hay không? Cách tính như thế nào? sau đây, Legalzone sẽ cung cấp đến quý khách hàng những thắc mắc về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai.

Thời hạn, thời hiệu là gì?

Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 thì Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Trong đó, thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, thời hiệu khởi kiện về đất đai là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.Ví dụ: điều 154 BLDS 2015: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 điều 23 của Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự thì được hiểu như sau:

Quy định về khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa án

  • Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tức là không bị hạn chế thời hạn khởi kiện.
  • Đối với các tranh chấp khác (không thuộc loại tranh chấp nêu trên) thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Hiện nay khi khởi kiện tranh chấp đất đai vụ án không bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại UBND phường, xã, thị trấn như quy định cũ, đây là một trong các điểm mới giải quyết sự tồn đọng trong việc giải quyết các tình huống tranh chấp đất đai. Trường hợp trong vụ án tài liệu chứng minh cho việc tranh chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị cấp sai thì bạn nên thực hiện thủ tục khởi kiện quyết định hành chính cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai.

Cách xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Để xác định thời hiệu thì phải xác định được thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc cũng như thời điểm được xác định. Việc tính thời hiệu phải tuân thủ cách tính thời hạn. Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và ngày chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp thời hiệu chỉ có thời điểm bắt đầu mà không quy định thời điểm kết thúc như: Thời hiệu đòi lại tài sản là nhà đất không xác định ngày kết thúc thời hiệu.

Thời điểm được xác định (hay hiểu cách khác là “điểm mốc”) thông thường là ngày có sự kiện pháp lý xảy ra (vi phạm nghĩa vụ thanh toán, ngày xảy ra tai nạn, người để lại di sản chết…)

Thời hiệu khởi kiện về tranh chấp đất thừa kế

Điều 623 Bộ Luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trên đây, là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

avatar
Lê Tún Anh
1292 ngày trước
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai
Đối với tranh chấp liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất như: tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cầm cố, hợp đồng chuyển đổi, tặng cho quyền sử dụng đất thì có tính thời hiệu khởi kiện hay không? Cách tính như thế nào? sau đây, Legalzone sẽ cung cấp đến quý khách hàng những thắc mắc về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai.Thời hạn, thời hiệu là gì?Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 thì Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Trong đó, thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, thời hiệu khởi kiện về đất đai là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.Ví dụ: điều 154 BLDS 2015: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai được pháp luật quy định như thế nào?Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 điều 23 của Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự thì được hiểu như sau:Quy định về khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa ánĐối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tức là không bị hạn chế thời hạn khởi kiện.Đối với các tranh chấp khác (không thuộc loại tranh chấp nêu trên) thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đaiHiện nay khi khởi kiện tranh chấp đất đai vụ án không bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại UBND phường, xã, thị trấn như quy định cũ, đây là một trong các điểm mới giải quyết sự tồn đọng trong việc giải quyết các tình huống tranh chấp đất đai. Trường hợp trong vụ án tài liệu chứng minh cho việc tranh chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị cấp sai thì bạn nên thực hiện thủ tục khởi kiện quyết định hành chính cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai.Cách xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đaiĐể xác định thời hiệu thì phải xác định được thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc cũng như thời điểm được xác định. Việc tính thời hiệu phải tuân thủ cách tính thời hạn. Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và ngày chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp thời hiệu chỉ có thời điểm bắt đầu mà không quy định thời điểm kết thúc như: Thời hiệu đòi lại tài sản là nhà đất không xác định ngày kết thúc thời hiệu.Thời điểm được xác định (hay hiểu cách khác là “điểm mốc”) thông thường là ngày có sự kiện pháp lý xảy ra (vi phạm nghĩa vụ thanh toán, ngày xảy ra tai nạn, người để lại di sản chết…)Thời hiệu khởi kiện về tranh chấp đất thừa kếĐiều 623 Bộ Luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.Trên đây, là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.