0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60877c6928e98-tải-xuống--7-.jpg.webp

Doanh nghiệp chậm nộp, trốn thuế bị xử lý thế nào

Thuế có vai trò rất quan trọng, là nguồn thu chủ yếu trong quá trình hình thành ngân sách nhà nước góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với các cá nhân, đơn vị thuộc vào trường hợp phải nộp thuế thì luôn phải có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ và đúng thời hạn.

Tuy nhiên trên thực tế tình trạng chậm nộp thuế vì ý thức đóng thuế chưa cao, hay hành vi lợi dụng kẽ hở của pháp luật trốn thuế diễn ra rất phổ biến. theo đó để đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân, đơn vị phải nộp thuế và tránh thất thu thuế của nhà nước, pháp luật quy định rất chặt chẽ về các mức phạt nếu có hành vi chậm nộp thuế và trốn thuế

Vậy doanh nghiệp chậm nộp, trốn thuế bị xử lý thế nào? Cùng Legalzone tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Mức phạt trong trường hợp chậm nộp thuế theo quy định pháp luật.

Nghĩa vụ đóng thuế

Đóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ của người nộp thuế đối với Nhà nước, trong đó việc đóng thuế đúng thời hạn là một trong những nghĩa vụ đó.

Tuy nhiên tùy vào ý thức và có nhiều lý do tác động của mỗi cá nhân, tổ chức không phải trường hợp nào cũng tuân thủ những nghĩa vụ đó. Tình trạng kê khai thuế thiếu hay đóng thuế chậm vẫn diễn ra phổ biến.

Doanh nghiệp chậm nộp thuế sẽ bị xử lý như thế nào?

Trong thường hợp cơ quan thuế thanh tra kiểm tra và phát hiện ra người nộp tiền thuế chậm nộp thuế thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật cụ thể tại Điều 3 của Thông tư 130/2016/TT-BTC  hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định về mức phạt đối với các trường hợp nộp tiền thuế chậm.

Theo đó, cơ quan chức năng sẽ áp dụng mức phạt 0,05%/ngày trên số tiền thuế kê khai trong thời gian nộp chậm. Đối với trường hợp đã có quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý truy thu thuế mà người nộp thuế không nộp thuế vượt quá 90 ngày kể từ ngày có văn bản nêu trên thì người nộp thuế phải áp dụng theo mức phạt 0,07% trên một ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Đây là một trong những mức phạt hợp lý vừa đủ để chấn chỉnh lại ý thức và thái độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế nhưng mức phạt cũng không quá cao để tạo điều kiện cho những người nộp thuế đang gặp khó khăn về tài chính, cần thời gian để thu xếp về tài chính để chi trả số tiền thuế đang nợ.

[caption id="attachment_20794" align="aligncenter" width="512"]

 Mức phạt đối với nhành vi chậm nộp thuế[/caption]

Theo quy định của Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định kéo dài thời gian đóng tiền phạt chậm nộp thuế lên 90 ngày để người nộp thuế có thời gian phù hợp để sắp xếp chi trả tiền thuế.

Tuy nhiên trong trường hợp, khi đã có văn bản xử phạt mà cá nhân, tổ chức chậm nộp tiền phạt vượt quá thời gian cho phép này thì sẽ bị xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt.

Theo đó pháp luật quy định nếu họ không thi hành quyết định xử phạt hành chính  thì trước hết người nộp thuế phải nộp đủ số tiền phạt , sau đó phải nộp đầy đủ số tiền chậm nộp tiền phạt với mức theo quy định là 0,05% trên một ngày trên tổng số tiền phạt mà cá nhân, tổ chức đó chưa nộp cho cơ quan chức năng.

Về căn cứ số thời gian chậm nộp thì theo quy định thời gian này sẽ  được tính từ ngày cuối thời hạn nộp tiền phạt, bao gồm cả ngày lễ ngày nghỉ.

Mức xử phạt khi có hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

[caption id="attachment_20793" align="aligncenter" width="512"]

Mức phạt đối với hành vi trốn thuế

 Mức phạt đối với hành vi trốn thuế[/caption]

Hành vi trốn thuế theo quy định

Theo quy định của pháp luật những cá nhân tổ chức thuộc vào đối tượng nộp thuế có hành vi thực hiện các phương pháp để giảm thiểu số thuế phải nộp đều được xem là hành vi trốn thuế.

Theo đó quy định tại Thông tư 166/2013/ Thông tư của Bộ Tài chính quy định các hành vi cụ thể được xem là trốn thuế là căn cứ để đưa ra các chế tài xử lý như sau:

– Cá nhân, tổ chức là người nộp thuế  không  thực hiện việc nộp hồ sơ để đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế  lên cơ quan thuế hoặc vượt quá thời gian cho phép là 90 ngày không nộp hồ sơ khai thuế kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ theo quy định của luật.

– Cá nhân tổ chức có hành vi sử dụng không hợp pháp các hóa đơn chứng từ về thuế, đưa các loại giấy tờ về thuế không hợp pháp không có giá trị sử dụng nhằm mục đích khai báo không chính xác để được giảm miễn thuế.

– Cá nhân, tổ chức có hành vi giả tạo hồ sơ để làm giảm hoặc hủy  số lượng hàng hóa,vật tư, nguyên liệu không đúng với thực tế để giảm miễn thuế hoặc được hoàn thuế.

– Cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý lập hóa đơn sai về  cả số lượng hóa đơn,  khai khống giá trị hàng hoá, dịch vụ đầu ra để kê khai thuế thấp hơn.

– Cá nhân, tổ chức có hành vi thực hiện không đúng, đầy đủ hoặc không thực hiện việc  ghi chép trong giấy tờ, sổ kế toán  về các khoản thu là căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp cho cơ quan chức năng;  hoặc cố tình không kê khai, hay kê khai không đúng nhằm mục đích  để miễn thuế hoặc giảm số thuế phải nộp cho cơ quan chức năng.

– Cá nhân, tổ chức có hành vi không thực hiện việc xuất hóa đơn khi tham gia hoạt động kinh doanh hoặc cố tình ghi không đúng sự thật giá trị trên hóa đơn bán hàng.

– Cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng hàng hóa thuộc vào trường hợp miễn thuế hoặc được xét miễn thuế nhưng sử dụng không đúng với mục đích theo quy định của pháp luật.

– Cá nhân, tổ chức vì mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc để được miễn thuế mà có hành vi sửa chữa, tẩy xoá, hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế.

– Cá nhân, tổ chức vẫn kinh doanh trong khi đã thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền, hoặc có hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ hợp pháp.

Theo đó đối với cá nhân, tổ chức những đối tượng phải nộp thuế vi phạm những hành vi trên và để lại hậu quả nghiêm trọng nhằm làm thất thoát nguồn thuế của nhà nước, không tuân thủ nghĩa vụ phải đóng thuế thì sẽ có những chế tài xử phạt rất nghiêm khắc.

Doanh nghiệp trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào?

Đối với hành vi trốn thuế thì cá nhân sẽ phải chịu chế tài xử phạt theo quy định tại  Thông tư 166/2013/T-BTC thì tùy vào mức độ hậu quả để lại và các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì các mức phạt cũng khác nhau:

– Mức xử phạt tiền tiền một lần tính trên số tiền mà cá nhân, đơn vị phải nộp thuế trốn đóng thuế ở lần vi phạm đầu tiên, không bao gồm các hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế, hoặc các cá nhân, đơn vị đã vi phạm và tái phạm lần hai nhưng có các tình tiết giảm nhẹ .

Ví dụ về tình tiết giảm nhẹ như cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm nhưng đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả; tự nguyện khai báo, hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng trong quá trình xử lý hành vi vi phạm và xử phạt các hành vi sai phạm…Nếu có hai tình tiết giảm nhẹ thì dù tái phạm lần 2 sẽ bị xử lý ở mức nhẹ nhất.

– Mức xử phạt tiền gấp 1,5 lần trên số tiền mà cá nhân, đơn vị phải nộp thuế trốn đóng thuế ở lần vi phạm đầu tiên nhưng trong hành vi vi phạm có các tình tiết tăng nặng.

Ví dụ về các tình tiết tăng nặng như sau: vi phạm có tính chất tổ chức; có hành vi lôi xúi giục lôi kéo người vi phạm hay lợi dụng chức vụ của mình đi vi phạm nhằm trục lợi..v..v..hoặc với các hành vi vi phạm ở lần thứ hai nhưng không đủ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì sẽ bị chế tài ở mức phạt cao hơn.

– Mức xử phạt tiền gấp 2 lần trên số tiền vi phạm trốn thuế được áp dụng với cá nhân, đơn vị phải nộp thuế nhưng có hành vi trốn thuế ở lần vi phạm thứ hai nhưng không có tình tiết giảm nhẹ hoặc cá nhân, đơn vị này đã vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ để giảm nhẹ hình phạt.

– Mức xử phạt tiền gấp 2,5 lần tên số tền trốn thuế với cá nhân, đơn vị phải nộp thuế có hành vi trốn thuế khi những đối tượng này có hành vi vi phạm lần thứ hai nhưng trong hành vi đó có tình tiết tăng nặng hoặc đã vi phạm đến lần thứ ba mà không có một tình tiết giảm nhẹ nào.

– Mức xử phạt tiền gấp 3 lần số tiền trốn thuế của cá nhân, đơn vị phải nộp thuế có hành vi trốn thuế khi đến lần vi phạm thứ hai có kèm theo ít nhất 2 tình tiết tăng nặng hoặc đối tượng này đã vi phạm lần thứ ba và có tình tiết tăng nặng hay  đã vi phạm đến lần thứ 4.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Kèm theo những mức xử phạt về hành chính, đối với hành vi trốn thuế theo quy định của luật các đối tượng vi phạm còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là phải đóng đủ số tiền trốn thuế lên cơ quan chức năng.

Tóm lại đối với trường hợp chậm đóng thuế hay trốn thuế là hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng thuế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu của Nhà nước nên quy định về các hình thức xử phạt rất nghiêm khắc nhằm chấn chỉnh lại ý thức đóng thuế của người có nghĩa vụ.

Trên đây là một số thông tin về việc doanh nghiệp chậm nộp, trốn thuế bị xử lý thế nào?, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ

 

avatar
Nguyễn Thị Linh Chi
1305 ngày trước
Doanh nghiệp chậm nộp, trốn thuế bị xử lý thế nào
Thuế có vai trò rất quan trọng, là nguồn thu chủ yếu trong quá trình hình thành ngân sách nhà nước góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với các cá nhân, đơn vị thuộc vào trường hợp phải nộp thuế thì luôn phải có nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ và đúng thời hạn.Tuy nhiên trên thực tế tình trạng chậm nộp thuế vì ý thức đóng thuế chưa cao, hay hành vi lợi dụng kẽ hở của pháp luật trốn thuế diễn ra rất phổ biến. theo đó để đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân, đơn vị phải nộp thuế và tránh thất thu thuế của nhà nước, pháp luật quy định rất chặt chẽ về các mức phạt nếu có hành vi chậm nộp thuế và trốn thuếVậy doanh nghiệp chậm nộp, trốn thuế bị xử lý thế nào? Cùng Legalzone tìm hiểu trong bài viết dưới đâyMức phạt trong trường hợp chậm nộp thuế theo quy định pháp luật.Nghĩa vụ đóng thuếĐóng thuế đầy đủ là nghĩa vụ của người nộp thuế đối với Nhà nước, trong đó việc đóng thuế đúng thời hạn là một trong những nghĩa vụ đó.Tuy nhiên tùy vào ý thức và có nhiều lý do tác động của mỗi cá nhân, tổ chức không phải trường hợp nào cũng tuân thủ những nghĩa vụ đó. Tình trạng kê khai thuế thiếu hay đóng thuế chậm vẫn diễn ra phổ biến.Doanh nghiệp chậm nộp thuế sẽ bị xử lý như thế nào?Trong thường hợp cơ quan thuế thanh tra kiểm tra và phát hiện ra người nộp tiền thuế chậm nộp thuế thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật cụ thể tại Điều 3 của Thông tư 130/2016/TT-BTC  hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định về mức phạt đối với các trường hợp nộp tiền thuế chậm.Theo đó, cơ quan chức năng sẽ áp dụng mức phạt 0,05%/ngày trên số tiền thuế kê khai trong thời gian nộp chậm. Đối với trường hợp đã có quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý truy thu thuế mà người nộp thuế không nộp thuế vượt quá 90 ngày kể từ ngày có văn bản nêu trên thì người nộp thuế phải áp dụng theo mức phạt 0,07% trên một ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.Đây là một trong những mức phạt hợp lý vừa đủ để chấn chỉnh lại ý thức và thái độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế nhưng mức phạt cũng không quá cao để tạo điều kiện cho những người nộp thuế đang gặp khó khăn về tài chính, cần thời gian để thu xếp về tài chính để chi trả số tiền thuế đang nợ.[caption id="attachment_20794" align="aligncenter" width="512"] Mức phạt đối với nhành vi chậm nộp thuế[/caption]Theo quy định của Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định kéo dài thời gian đóng tiền phạt chậm nộp thuế lên 90 ngày để người nộp thuế có thời gian phù hợp để sắp xếp chi trả tiền thuế.Tuy nhiên trong trường hợp, khi đã có văn bản xử phạt mà cá nhân, tổ chức chậm nộp tiền phạt vượt quá thời gian cho phép này thì sẽ bị xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt.Theo đó pháp luật quy định nếu họ không thi hành quyết định xử phạt hành chính  thì trước hết người nộp thuế phải nộp đủ số tiền phạt , sau đó phải nộp đầy đủ số tiền chậm nộp tiền phạt với mức theo quy định là 0,05% trên một ngày trên tổng số tiền phạt mà cá nhân, tổ chức đó chưa nộp cho cơ quan chức năng.Về căn cứ số thời gian chậm nộp thì theo quy định thời gian này sẽ  được tính từ ngày cuối thời hạn nộp tiền phạt, bao gồm cả ngày lễ ngày nghỉ.Mức xử phạt khi có hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.[caption id="attachment_20793" align="aligncenter" width="512"] Mức phạt đối với hành vi trốn thuế[/caption]Hành vi trốn thuế theo quy địnhTheo quy định của pháp luật những cá nhân tổ chức thuộc vào đối tượng nộp thuế có hành vi thực hiện các phương pháp để giảm thiểu số thuế phải nộp đều được xem là hành vi trốn thuế.Theo đó quy định tại Thông tư 166/2013/ Thông tư của Bộ Tài chính quy định các hành vi cụ thể được xem là trốn thuế là căn cứ để đưa ra các chế tài xử lý như sau:– Cá nhân, tổ chức là người nộp thuế  không  thực hiện việc nộp hồ sơ để đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế  lên cơ quan thuế hoặc vượt quá thời gian cho phép là 90 ngày không nộp hồ sơ khai thuế kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ theo quy định của luật.– Cá nhân tổ chức có hành vi sử dụng không hợp pháp các hóa đơn chứng từ về thuế, đưa các loại giấy tờ về thuế không hợp pháp không có giá trị sử dụng nhằm mục đích khai báo không chính xác để được giảm miễn thuế.– Cá nhân, tổ chức có hành vi giả tạo hồ sơ để làm giảm hoặc hủy  số lượng hàng hóa,vật tư, nguyên liệu không đúng với thực tế để giảm miễn thuế hoặc được hoàn thuế.– Cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý lập hóa đơn sai về  cả số lượng hóa đơn,  khai khống giá trị hàng hoá, dịch vụ đầu ra để kê khai thuế thấp hơn.– Cá nhân, tổ chức có hành vi thực hiện không đúng, đầy đủ hoặc không thực hiện việc  ghi chép trong giấy tờ, sổ kế toán  về các khoản thu là căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp cho cơ quan chức năng;  hoặc cố tình không kê khai, hay kê khai không đúng nhằm mục đích  để miễn thuế hoặc giảm số thuế phải nộp cho cơ quan chức năng.– Cá nhân, tổ chức có hành vi không thực hiện việc xuất hóa đơn khi tham gia hoạt động kinh doanh hoặc cố tình ghi không đúng sự thật giá trị trên hóa đơn bán hàng.– Cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng hàng hóa thuộc vào trường hợp miễn thuế hoặc được xét miễn thuế nhưng sử dụng không đúng với mục đích theo quy định của pháp luật.– Cá nhân, tổ chức vì mục đích làm giảm số thuế phải nộp hoặc để được miễn thuế mà có hành vi sửa chữa, tẩy xoá, hủy bỏ chứng từ kế toán, sổ kế.– Cá nhân, tổ chức vẫn kinh doanh trong khi đã thông báo tạm ngừng kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền, hoặc có hành vi vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ hợp pháp.Theo đó đối với cá nhân, tổ chức những đối tượng phải nộp thuế vi phạm những hành vi trên và để lại hậu quả nghiêm trọng nhằm làm thất thoát nguồn thuế của nhà nước, không tuân thủ nghĩa vụ phải đóng thuế thì sẽ có những chế tài xử phạt rất nghiêm khắc.Doanh nghiệp trốn thuế sẽ bị xử lý như thế nào?Đối với hành vi trốn thuế thì cá nhân sẽ phải chịu chế tài xử phạt theo quy định tại  Thông tư 166/2013/T-BTC thì tùy vào mức độ hậu quả để lại và các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì các mức phạt cũng khác nhau:– Mức xử phạt tiền tiền một lần tính trên số tiền mà cá nhân, đơn vị phải nộp thuế trốn đóng thuế ở lần vi phạm đầu tiên, không bao gồm các hành vi khai sai dẫn đến thiếu tiền thuế, hoặc các cá nhân, đơn vị đã vi phạm và tái phạm lần hai nhưng có các tình tiết giảm nhẹ .Ví dụ về tình tiết giảm nhẹ như cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm nhưng đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả; tự nguyện khai báo, hối lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng trong quá trình xử lý hành vi vi phạm và xử phạt các hành vi sai phạm…Nếu có hai tình tiết giảm nhẹ thì dù tái phạm lần 2 sẽ bị xử lý ở mức nhẹ nhất.– Mức xử phạt tiền gấp 1,5 lần trên số tiền mà cá nhân, đơn vị phải nộp thuế trốn đóng thuế ở lần vi phạm đầu tiên nhưng trong hành vi vi phạm có các tình tiết tăng nặng.Ví dụ về các tình tiết tăng nặng như sau: vi phạm có tính chất tổ chức; có hành vi lôi xúi giục lôi kéo người vi phạm hay lợi dụng chức vụ của mình đi vi phạm nhằm trục lợi..v..v..hoặc với các hành vi vi phạm ở lần thứ hai nhưng không đủ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì sẽ bị chế tài ở mức phạt cao hơn.– Mức xử phạt tiền gấp 2 lần trên số tiền vi phạm trốn thuế được áp dụng với cá nhân, đơn vị phải nộp thuế nhưng có hành vi trốn thuế ở lần vi phạm thứ hai nhưng không có tình tiết giảm nhẹ hoặc cá nhân, đơn vị này đã vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ để giảm nhẹ hình phạt.– Mức xử phạt tiền gấp 2,5 lần tên số tền trốn thuế với cá nhân, đơn vị phải nộp thuế có hành vi trốn thuế khi những đối tượng này có hành vi vi phạm lần thứ hai nhưng trong hành vi đó có tình tiết tăng nặng hoặc đã vi phạm đến lần thứ ba mà không có một tình tiết giảm nhẹ nào.– Mức xử phạt tiền gấp 3 lần số tiền trốn thuế của cá nhân, đơn vị phải nộp thuế có hành vi trốn thuế khi đến lần vi phạm thứ hai có kèm theo ít nhất 2 tình tiết tăng nặng hoặc đối tượng này đã vi phạm lần thứ ba và có tình tiết tăng nặng hay  đã vi phạm đến lần thứ 4.Biện pháp khắc phục hậu quảKèm theo những mức xử phạt về hành chính, đối với hành vi trốn thuế theo quy định của luật các đối tượng vi phạm còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là phải đóng đủ số tiền trốn thuế lên cơ quan chức năng.Tóm lại đối với trường hợp chậm đóng thuế hay trốn thuế là hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng thuế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu của Nhà nước nên quy định về các hình thức xử phạt rất nghiêm khắc nhằm chấn chỉnh lại ý thức đóng thuế của người có nghĩa vụ.Trên đây là một số thông tin về việc doanh nghiệp chậm nộp, trốn thuế bị xử lý thế nào?, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ