0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6246cca60dedb-z3307955102915_e61dc490f3786376b162e6d66ae1f126.jpg.webp

Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu; nếu đang có ý định xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Bài viết dưới đây của LegalZone xin cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản, đầy đủ về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. 

1. Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu như thế nào?

Đây là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.

Loại giấy này chứng nhận cho một cơ sở nào đó có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh hay không? Đây là điều kiện cần có để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, và cơ sở sản xuất thực phẩm cam kết cung cấp sản phẩm thực phẩm vệ sinh, an toàn đến tay người tiêu dùng.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?

Thời hạn của tất cả các giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là 3 NĂM

Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận; trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.

Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Tùy sản phẩm thực tế mà cơ sở sản xuất kinh doanh, hiện nay có 3 cơ quan ban ngành liên quan đến việc cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Bộ Y Tế: có 2 cơ quan chủ yếu cấp giấy là cục vệ sinh an toàn thực phẩm Tỉnh Thành Phố hay Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm và Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
  • Bộ Nông Nghiệp: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Nông Nghiệp Tỉnh Thành Phố
  • Bộ Công Thương: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Công Thương Tỉnh Thành Phố

2. Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Đây là khâu rất quan trọng và mất nhiều thời gian trong thủ tục làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bạn không chuẩn bị kỹ. Nên lưu ý kiểm tra rà soát thật kỹ trước khi nộp hồ sơ. Vì khi thành phần hồ sơ, nội dung không đúng thì bạn sẽ mất nhiều công sức.

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Các ngành nghề đối tượng trong thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
  • Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  • Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
  • Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  • Chợ là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  • Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
  • Hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

3. Thủ tụcđăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa thế nào với người tiêu dùng?

Thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ có ý nghĩa đối với đơn vị doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất mà nó còn có ý nghĩa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Bởi lẽ với thực phẩm tràn lan trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng khó mà phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn và đâu là thực phẩm an toàn cho sức khỏe.

Thủ tục cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm và nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm. Để người dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm.

Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm là thực sự cần thiết cho cả cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Nó sẽ là cơ sở pháp lý buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải minh bạch về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với các cơ quan chức năng. Từ đó đảm bảo sản xuất các sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm để tiêu thụ trên thị trường.

4.  Thủ tục làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm quan trọng như thế nào đối với cơ sở sản xuất?

Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh về thực phẩm đều cần thực hiện thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền cho cơ sở của mình. Bởi lẽ, để được cấp giấy chứng nhận này cơ sở sản xuất thực phẩm phải có đầy đủ điều kiện vệ sinh cũng như trang thiết bị sản xuất đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm chính là sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về y tế đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

Giữa thời buổi thực phẩm bẩn lẫn lộn như hiện nay thì giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là lời đảm bảo của cơ sở, đơn vị sản xuất (có sự công nhận của cơ quan chức năng) về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng. Bởi vậy đây là loại giấy tờ quan trọng đối với mỗi cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5. Mức phạt vi phạm về đăng kí giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận vsattp sẽ bị chế tài phạt tiền sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống, mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Kèm theo chế tài phạt tiền thì bên sai phạm phải có những Biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào mức độ sai phạm như sau:

  • Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm
  • Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm

6. Quy trình thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể

a. Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩmtại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
  • Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước    có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt  động của cơ sở.

b. Cách thức thực hiện: 

  • Hồ sơ nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc nộp trực tuyến.

c.  Thời hạn giải quyết: 

  • 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ tại Chi cục ATVSTP

d. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận:

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục ATVSTP
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục ATVSTP

e. Lệ phí:

  • Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồng
  • Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm xét hồ sơ, phí thẩm định nơi sản xuất kinh doanh của cơ sở khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép: 700.000 – 3.000.000 đồng

7. Căn cứ pháp lý của thủ tục làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
  • Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ tài chính quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

8. Những lưu ý cơ bản về thủ tục làm giấy an toàn thực phẩm

  • Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm, phòng y tế sẽ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt, nếu phát hiện thiếu hay sai sót; sẽ có văn bản bổ sung cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
  • Trong 60 ngày kể từ ngày nhận được phản hồi từ cục vệ sinh an toàn thực phẩm; nếu doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ bị hủy.
  • Khi hồ sơ đủ điều kiện trong vòng 10 ngày tiếp theo đoàn thẩm định từ 3 tới 5 người; sẽ tiến hành xuống cơ sở thẩm định.
  • Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện, và trong 60 ngày để khắc phụ nếu hồ sơ không đủ.

Trên đây là bài viết tư vấn về đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ. 

avatar
Lê Thị Thu An
966 ngày trước
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu; nếu đang có ý định xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Bài viết dưới đây của LegalZone xin cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản, đầy đủ về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. 1. Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định pháp luậtGiấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu như thế nào?Đây là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.Loại giấy này chứng nhận cho một cơ sở nào đó có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để kinh doanh hay không? Đây là điều kiện cần có để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, và cơ sở sản xuất thực phẩm cam kết cung cấp sản phẩm thực phẩm vệ sinh, an toàn đến tay người tiêu dùng.Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?Thời hạn của tất cả các giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là 3 NĂMTrước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận; trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩmTùy sản phẩm thực tế mà cơ sở sản xuất kinh doanh, hiện nay có 3 cơ quan ban ngành liên quan đến việc cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm:Bộ Y Tế: có 2 cơ quan chủ yếu cấp giấy là cục vệ sinh an toàn thực phẩm Tỉnh Thành Phố hay Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm và Cục An Toàn Vệ Sinh Thực PhẩmBộ Nông Nghiệp: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Nông Nghiệp Tỉnh Thành PhốBộ Công Thương: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Công Thương Tỉnh Thành Phố2. Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩmĐây là khâu rất quan trọng và mất nhiều thời gian trong thủ tục làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bạn không chuẩn bị kỹ. Nên lưu ý kiểm tra rà soát thật kỹ trước khi nộp hồ sơ. Vì khi thành phần hồ sơ, nội dung không đúng thì bạn sẽ mất nhiều công sức.Thành phần hồ sơ:Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.Các ngành nghề đối tượng trong thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩmCơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.Chợ là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.Hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.3. Thủ tụcđăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa thế nào với người tiêu dùng?Thủ tục xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ có ý nghĩa đối với đơn vị doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất mà nó còn có ý nghĩa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Bởi lẽ với thực phẩm tràn lan trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng khó mà phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn và đâu là thực phẩm an toàn cho sức khỏe.Thủ tục cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm và nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm. Để người dùng có thể an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm.Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm là thực sự cần thiết cho cả cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Nó sẽ là cơ sở pháp lý buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải minh bạch về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với các cơ quan chức năng. Từ đó đảm bảo sản xuất các sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm để tiêu thụ trên thị trường.4.  Thủ tục làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm quan trọng như thế nào đối với cơ sở sản xuất?Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh về thực phẩm đều cần thực hiện thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền cho cơ sở của mình. Bởi lẽ, để được cấp giấy chứng nhận này cơ sở sản xuất thực phẩm phải có đầy đủ điều kiện vệ sinh cũng như trang thiết bị sản xuất đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm chính là sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về y tế đối với các cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứng minh được sản phẩm mình sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.Giữa thời buổi thực phẩm bẩn lẫn lộn như hiện nay thì giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là lời đảm bảo của cơ sở, đơn vị sản xuất (có sự công nhận của cơ quan chức năng) về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng. Bởi vậy đây là loại giấy tờ quan trọng đối với mỗi cơ sở, đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm.5. Mức phạt vi phạm về đăng kí giấy vệ sinh an toàn thực phẩmCăn cứ Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận vsattp sẽ bị chế tài phạt tiền sau:Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống, mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.Kèm theo chế tài phạt tiền thì bên sai phạm phải có những Biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào mức độ sai phạm như sau:Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạmBuộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm6. Quy trình thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thểa. Trình tự thực hiện:Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩmtại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước    có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt  động của cơ sở.b. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc nộp trực tuyến.c.  Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ tại Chi cục ATVSTPd. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận:Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục ATVSTPCơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục ATVSTPe. Lệ phí:Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu: 150.000 đồngNgoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm xét hồ sơ, phí thẩm định nơi sản xuất kinh doanh của cơ sở khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép: 700.000 – 3.000.000 đồng7. Căn cứ pháp lý của thủ tục làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩmLuật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩmNghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ tài chính quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.8. Những lưu ý cơ bản về thủ tục làm giấy an toàn thực phẩmCục vệ sinh an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm, phòng y tế sẽ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt, nếu phát hiện thiếu hay sai sót; sẽ có văn bản bổ sung cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.Trong 60 ngày kể từ ngày nhận được phản hồi từ cục vệ sinh an toàn thực phẩm; nếu doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ bị hủy.Khi hồ sơ đủ điều kiện trong vòng 10 ngày tiếp theo đoàn thẩm định từ 3 tới 5 người; sẽ tiến hành xuống cơ sở thẩm định.Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện, và trong 60 ngày để khắc phụ nếu hồ sơ không đủ.Trên đây là bài viết tư vấn về đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ.