0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file60c80dc9a0833-225.jpg.webp

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

 

Nói đến quan hệ vợ chồng thường gắn với chế độ tài sản chung, tuy nhiên pháp luật cũng công nhận quyền được sở hữu tài sản riêng của vợ chồng.

Vì vậy chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bao gồm tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Pháp luật quy định thế nào về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân? Legalzone gửi đến bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây:

Nội dung chính bài viết

  1. Căn cứ xác lập tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
  2. Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
    Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
  3. Hình thức của việc chia tài sản chung
  4. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  5. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  6. Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
  7. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Căn cứ xác lập tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng có được bao gồm các tài sản như sau:

– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Ngoài ra những tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Đồng thời theo qui định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:

– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng nhận được theo qui định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

Tài sản riêng của vợ chồng sẽ được quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tuyệt đối. Điều 44 Luật hôn nhân gia đình quy định:

Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Quyền luôn đi liền với nghĩa vụ, đối với những tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng sẽ phải chịu trách nhiệm riêng đối với tài sản đó.

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ,

chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Hình thức của việc chia tài sản chung

Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

  • Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
  • Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
  • Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

  • Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng, quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại
  • Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
  • Thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

  • Vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung và được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và Gia đình.
  • Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là bài viết về chủ đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mời bạn đọc cùng tham khảo

avatar
Cao Hải
1272 ngày trước
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Nói đến quan hệ vợ chồng thường gắn với chế độ tài sản chung, tuy nhiên pháp luật cũng công nhận quyền được sở hữu tài sản riêng của vợ chồng.Vì vậy chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bao gồm tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.Pháp luật quy định thế nào về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân? Legalzone gửi đến bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây:Nội dung chính bài viếtCăn cứ xác lập tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhânQuyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhânNghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồngHình thức của việc chia tài sản chungThời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhânHậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhânChấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhânChia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệuCăn cứ xác lập tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhânTheo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì tài sản riêng của vợ chồng có được bao gồm các tài sản như sau:– Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.Ngoài ra những tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.Đồng thời theo qui định tại Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:– Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo qui định của pháp luật sở hữu trí tuệ.– Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.– Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng nhận được theo qui định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhânTài sản riêng của vợ chồng sẽ được quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tuyệt đối. Điều 44 Luật hôn nhân gia đình quy định:Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồngQuyền luôn đi liền với nghĩa vụ, đối với những tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng sẽ phải chịu trách nhiệm riêng đối với tài sản đó.Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ,chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.Hình thức của việc chia tài sản chungThỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đìnhThời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhânThời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhânViệc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng, quan hệ vợ chồng vẫn tồn tạiTrong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.Thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhânVợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung và được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và Gia đình.Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệuViệc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.Trên đây là bài viết về chủ đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mời bạn đọc cùng tham khảo