0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64aec72922ccb-HOÀN-THIỆN-CÁC-QUY-ĐỊNH-PHÁP-LUẬT-TỐ-TỤNG-DÂN-SỰ-GIẢI-QUYẾT-TRANH-CHẤP-TRONG-CÔNG-TY-CỔ-PHẦN.jpg.webp

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

4.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng Tòa án

-   Hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định thời điểm phát sinh, thời hiệu giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần

Xác định thời điểm phát sinh tranh chấp trong CTCP là vấn đề có ý nghĩa pháp lý quan trọng, không chỉ để xác định sự tồn tại thực tế của tranh chấp và thời điểm bắt đầu xảy ra, mà còn là cơ sở để tính toán thiệt hại bồi thường và xác định thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án. LDN quy định cụ thể thời hiệu đối với yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ tại Điều 151 còn quyền khởi kiện đối với các tranh chấp khác thì thực hiện theo quy định tại BLTTDS.

Về lý thuyết, thời điểm phát sinh tranh chấp được xác định khi quyền, lợi ích của cổ đông hoặc công ty bị xâm phạm bởi một sự kiện pháp lý cụ thể. Thời điểm phát sinh tranh chấp có thể được xác định bằng thời gian thực hiện hoặc xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với những tranh chấp mà thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã được pháp luật quy định cụ thể thì thời điểm phát sinh tranh chấp là ngày kết thúc thời hạn đã được quy định đối với những nghĩa vụ mà các bên có thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Nếu thời hiệu đã kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Do đó, cách xác định thời điểm phát sinh tranh chấp làm cơ sở để tính thời hiệu khởi kiện và thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp trong CTCP áp dụng tương tự như đối với các vụ việc dân sự. Theo đó, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp trong CTCP được xác định theo nội dung của tranh chấp đã phát sinh hoặc quy định cụ thể về thời hiệu đã được xác lập trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, đối với tranh chấp mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng theo thời hiệu được quy định. Đối với tranh chấp có nội dung về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Đối với những tranh chấp còn lại thời hiệu khởi kiện là ba năm kể từ ngày cổ đông biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định về thời hiệu khi giải quyết tranh chấp trong CTCP ghi nhận một bất cập là có quan điểm cho rằng hoạt động hùn vốn đầu tư kinh doanh là nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận nên cần áp dụng thời hiệu của Luật Thương mại 2005. Cách hiểu này dẫn đến áp dụng thời hiệu không thống nhất khi giải quyết tranh chấp trong CTCP. Do đó, TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể để thống nhất áp dụng pháp luật về thời hiệu giải quyết tranh chấp trong vấn đề này.

-   Hoàn thiện các quy định về thủ tục tố tụng đối với quyền khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông

Quyền khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông (khởi kiện phái sinh) là chế định khởi kiện du nhập từ pháp luật Anh – Mỹ và còn tương đối mới mẻ cả trong nhận thức và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong CTCP. Qua số liệu thống kê của tác giả thì số lượng các vụ án cổ đông khởi kiện nhân danh công ty là rất ít. Điều này xuất phát từ sự lúng túng của các thẩm phán trong quá trình thụ lý, giải quyết còn chưa biết phải áp dụng quy định nào của BLTTDS để thụ lý và giải quyết cho phù hợp. Khoản 3 và 4 Điều 30 BLTTDS 2015 không đề cập đề việc cổ đông nhân danh công ty khởi kiện NQLCT. Trong khi đó, nếu xét về khái niệm nguyên đơn quy định tại Điều 68 BLTTDS thì cổ đông không có lợi ích trực tiếp nên việc xác định tư cách đương sự cũng gặp nhiều bất cập. Công văn số 212 là văn bản mang tính hướng dẫn đầu tiên của TANDTC nhằm thống nhất áp dụng pháp luật trong thụ lý các tranh chấp cổ đông khởi kiện NQLCT. Theo đó, trong trường hợp này nếu việc nhân danh Công ty của cổ đông là được Công ty ủy quyền thì Toà án phải căn cứ khoản 3 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự để thụ lý, giải quyết vụ án. Còn nếu không được công ty ủy quyền theo Tòa án căn cứ khoản 5 Điều 30 của BLTTDS để thụ lý, giải quyết vụ án. Tuy nhiên, để bảo đảm thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung thì cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của tố tụng dân sự, bao gồm:

Thứ nhất, bổ sung quyền khởi kiện phái sinh của cổ đông vào Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác tại Điều 187 BLTTDS

Theo quy định tại Điều 166 LDN 2020, cổ đông sở hữu ít nhất 01% số cổ phần phổ thông có quyền nhân danh công ty khởi kiện NQLCT. Từ những phân tích ở trên, có thể thấy quyền khởi kiện nhân danh công ty được pháp luật trao cho cổ đông với mục đích bảo vệ lợi ích công ty khi công ty không thực hiện việc tự bảo vệ cho mình. Việc khởi kiện của cổ đông nhân danh công ty không phục vụ trực tiếp cho quyền lợi của cổ đông mà nhằm bảo vệ lợi ích của công ty và công ty là người trực tiếp thụ hưởng lợi ích từ kết quả khởi kiện. Có thể thấy đặc điểm khởi kiện vì lợi ích của người khác trong quyền khởi kiện phái sinh là tương đồng với quyền khởi kiện được quy định tại Điều 187 BLTTDS. Tuy nhiên, quyền khởi kiện này chưa được luật hóa trong quy định tại BLTTDS nên có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền khởi kiện này của cổ đông như phân tích ở trên.

Điều 187 BLTTDS chỉ quy định 05 nhóm đối tượng khởi kiện vụ án dân sự vì lợi ích của người khác, lợi ích công cộng hoặc lợi ích nhà nước, bao gồm : (1) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình ;(2) Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động ;(3) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ;(3) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước ;(5) Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.Vì thế, cần bổ sung nhóm cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng vào nhóm người khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác theo Điều 187 BLTTDS để đảm bảo tính đồng bộ trong khái niệm nguyên đơn trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Thứ hai, cần có nghiên cứu và hướng dẫn thống nhất nhận thức đối với loại hình tranh chấp này. Theo đó, phải nhận thức vụ án cổ đông khởi kiện nhân danh công ty là một loại tranh chấp nằm trong tranh chấp giữa công ty với NQLCT thuộc thẩm quyền của tòa án quy định tại khoản 3 Điều 30 BLTTDS nhưng cổ đông là người đứng ra khởi kiện vì lợi ích của công ty. Cách hiểu của Công văn số 212 còn chưa phù hợp. Vì quyền lợi chính đáng bị xâm hại ở đây là quyền lợi của công ty và vì những lý do đặc biệt nên cổ đông mới đứng ra khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho công ty. Và trong những trường hợp như vậy, không thể xảy ra việc công ty ủy quyền cho cổ đông để khởi kiện nhân danh công ty vì công ty lúc này đã bị NQLCT thâu tóm, không tự đứng ra bảo vệ quyền lợi của chính công ty[73, tr. 318].

Thứ ba, cần xây dựng quy trình thủ tục khởi kiện độc lập so với thủ tục thông thường đối với các vụ án dân sự nói chung của pháp luật tố tụng dân sự. Như một vụ kiện thông thường, tòa án chỉ có quyền yêu cầu các bên giao nộp chứng cứ sau khi thụ lý vụ án và đưa các bên liên quan vào tham gia tố tụng. Tuy nhiên, từ phân tích trên, để thụ lý một vụ khởi kiện phái sinh của cổ đông thì cần xác định được cổ đông có quyền sở hữu 01% tổng số cổ phần phổ thông của công ty hay không hoặc các tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm. Tòa án sẽ không xác định được các điều kiện này nếu không có cơ chế cho phép Tòa án yêu cầu bị đơn (NQLCT) hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Công ty) giao nộp các tài liệu, chứng cứ như ĐLCT, tổng số cổ phần phổ thông hiện hữu, Sổ cổ đông, giấy chứng nhận cổ phần của cổ đông/nhóm khởi kiện.Do đó, để đảm bảo việc thụ lý vụ án đúng quy định, tránh việc bị các cổ đông thiếu thiện chí lợi dụng việc khởi kiện gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, pháp luật tố tụng dân sự cần xây dựng cơ chế thu thập chứng cứ tiền tố tụng, theo đó, Tòa án trước khi thụ lý có quyền yêu cầu NQLCT hoặc công ty bổ sung các tài liệu, chứng cứ để xác định tỷ lệ cổ phần và thời gian mà cổ đông nắm giữ, ý kiến của công ty đối với yêu cầu khởi kiện để xem xét các yếu tố về điều kiện khởi kiện như pháp luật Anh – Mỹ đang áp dụng. Điều này cũng nhằm hướng đến đồng bộ với quy định tại khoản 3 Điều 166 LDN 2020 theo đó Tòa án có quyền quyết định cho cổ đông xem xét, tra cứu, trích lục thông tin cần thiết trước và trong quá trình khởi kiện.

Theo: Nguyễn Hữu Hưng

Link luận án: 

https://docs.google.com/document/d/1ZV5qhVpXSpmoBguYCsZHv0FJMTX2QkKr/edit?rtpof=true

avatar
Đặng Quỳnh
659 ngày trước
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
4.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần bằng Tòa án-   Hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định thời điểm phát sinh, thời hiệu giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phầnXác định thời điểm phát sinh tranh chấp trong CTCP là vấn đề có ý nghĩa pháp lý quan trọng, không chỉ để xác định sự tồn tại thực tế của tranh chấp và thời điểm bắt đầu xảy ra, mà còn là cơ sở để tính toán thiệt hại bồi thường và xác định thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án. LDN quy định cụ thể thời hiệu đối với yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ tại Điều 151 còn quyền khởi kiện đối với các tranh chấp khác thì thực hiện theo quy định tại BLTTDS.Về lý thuyết, thời điểm phát sinh tranh chấp được xác định khi quyền, lợi ích của cổ đông hoặc công ty bị xâm phạm bởi một sự kiện pháp lý cụ thể. Thời điểm phát sinh tranh chấp có thể được xác định bằng thời gian thực hiện hoặc xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với những tranh chấp mà thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã được pháp luật quy định cụ thể thì thời điểm phát sinh tranh chấp là ngày kết thúc thời hạn đã được quy định đối với những nghĩa vụ mà các bên có thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Nếu thời hiệu đã kết thúc thì mất quyền khởi kiện.Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thời hiệu khởi kiện được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự. Do đó, cách xác định thời điểm phát sinh tranh chấp làm cơ sở để tính thời hiệu khởi kiện và thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp trong CTCP áp dụng tương tự như đối với các vụ việc dân sự. Theo đó, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp trong CTCP được xác định theo nội dung của tranh chấp đã phát sinh hoặc quy định cụ thể về thời hiệu đã được xác lập trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, đối với tranh chấp mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng theo thời hiệu được quy định. Đối với tranh chấp có nội dung về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Đối với những tranh chấp còn lại thời hiệu khởi kiện là ba năm kể từ ngày cổ đông biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định về thời hiệu khi giải quyết tranh chấp trong CTCP ghi nhận một bất cập là có quan điểm cho rằng hoạt động hùn vốn đầu tư kinh doanh là nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận nên cần áp dụng thời hiệu của Luật Thương mại 2005. Cách hiểu này dẫn đến áp dụng thời hiệu không thống nhất khi giải quyết tranh chấp trong CTCP. Do đó, TANDTC cần có hướng dẫn cụ thể để thống nhất áp dụng pháp luật về thời hiệu giải quyết tranh chấp trong vấn đề này.-   Hoàn thiện các quy định về thủ tục tố tụng đối với quyền khởi kiện nhân danh công ty của cổ đôngQuyền khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông (khởi kiện phái sinh) là chế định khởi kiện du nhập từ pháp luật Anh – Mỹ và còn tương đối mới mẻ cả trong nhận thức và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong CTCP. Qua số liệu thống kê của tác giả thì số lượng các vụ án cổ đông khởi kiện nhân danh công ty là rất ít. Điều này xuất phát từ sự lúng túng của các thẩm phán trong quá trình thụ lý, giải quyết còn chưa biết phải áp dụng quy định nào của BLTTDS để thụ lý và giải quyết cho phù hợp. Khoản 3 và 4 Điều 30 BLTTDS 2015 không đề cập đề việc cổ đông nhân danh công ty khởi kiện NQLCT. Trong khi đó, nếu xét về khái niệm nguyên đơn quy định tại Điều 68 BLTTDS thì cổ đông không có lợi ích trực tiếp nên việc xác định tư cách đương sự cũng gặp nhiều bất cập. Công văn số 212 là văn bản mang tính hướng dẫn đầu tiên của TANDTC nhằm thống nhất áp dụng pháp luật trong thụ lý các tranh chấp cổ đông khởi kiện NQLCT. Theo đó, trong trường hợp này nếu việc nhân danh Công ty của cổ đông là được Công ty ủy quyền thì Toà án phải căn cứ khoản 3 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự để thụ lý, giải quyết vụ án. Còn nếu không được công ty ủy quyền theo Tòa án căn cứ khoản 5 Điều 30 của BLTTDS để thụ lý, giải quyết vụ án. Tuy nhiên, để bảo đảm thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung thì cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của tố tụng dân sự, bao gồm:Thứ nhất, bổ sung quyền khởi kiện phái sinh của cổ đông vào Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác tại Điều 187 BLTTDSTheo quy định tại Điều 166 LDN 2020, cổ đông sở hữu ít nhất 01% số cổ phần phổ thông có quyền nhân danh công ty khởi kiện NQLCT. Từ những phân tích ở trên, có thể thấy quyền khởi kiện nhân danh công ty được pháp luật trao cho cổ đông với mục đích bảo vệ lợi ích công ty khi công ty không thực hiện việc tự bảo vệ cho mình. Việc khởi kiện của cổ đông nhân danh công ty không phục vụ trực tiếp cho quyền lợi của cổ đông mà nhằm bảo vệ lợi ích của công ty và công ty là người trực tiếp thụ hưởng lợi ích từ kết quả khởi kiện. Có thể thấy đặc điểm khởi kiện vì lợi ích của người khác trong quyền khởi kiện phái sinh là tương đồng với quyền khởi kiện được quy định tại Điều 187 BLTTDS. Tuy nhiên, quyền khởi kiện này chưa được luật hóa trong quy định tại BLTTDS nên có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền khởi kiện này của cổ đông như phân tích ở trên.Điều 187 BLTTDS chỉ quy định 05 nhóm đối tượng khởi kiện vụ án dân sự vì lợi ích của người khác, lợi ích công cộng hoặc lợi ích nhà nước, bao gồm : (1) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình ;(2) Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động ;(3) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ;(3) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước ;(5) Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.Vì thế, cần bổ sung nhóm cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng vào nhóm người khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác theo Điều 187 BLTTDS để đảm bảo tính đồng bộ trong khái niệm nguyên đơn trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án.Thứ hai, cần có nghiên cứu và hướng dẫn thống nhất nhận thức đối với loại hình tranh chấp này. Theo đó, phải nhận thức vụ án cổ đông khởi kiện nhân danh công ty là một loại tranh chấp nằm trong tranh chấp giữa công ty với NQLCT thuộc thẩm quyền của tòa án quy định tại khoản 3 Điều 30 BLTTDS nhưng cổ đông là người đứng ra khởi kiện vì lợi ích của công ty. Cách hiểu của Công văn số 212 còn chưa phù hợp. Vì quyền lợi chính đáng bị xâm hại ở đây là quyền lợi của công ty và vì những lý do đặc biệt nên cổ đông mới đứng ra khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho công ty. Và trong những trường hợp như vậy, không thể xảy ra việc công ty ủy quyền cho cổ đông để khởi kiện nhân danh công ty vì công ty lúc này đã bị NQLCT thâu tóm, không tự đứng ra bảo vệ quyền lợi của chính công ty[73, tr. 318].Thứ ba, cần xây dựng quy trình thủ tục khởi kiện độc lập so với thủ tục thông thường đối với các vụ án dân sự nói chung của pháp luật tố tụng dân sự. Như một vụ kiện thông thường, tòa án chỉ có quyền yêu cầu các bên giao nộp chứng cứ sau khi thụ lý vụ án và đưa các bên liên quan vào tham gia tố tụng. Tuy nhiên, từ phân tích trên, để thụ lý một vụ khởi kiện phái sinh của cổ đông thì cần xác định được cổ đông có quyền sở hữu 01% tổng số cổ phần phổ thông của công ty hay không hoặc các tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm. Tòa án sẽ không xác định được các điều kiện này nếu không có cơ chế cho phép Tòa án yêu cầu bị đơn (NQLCT) hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Công ty) giao nộp các tài liệu, chứng cứ như ĐLCT, tổng số cổ phần phổ thông hiện hữu, Sổ cổ đông, giấy chứng nhận cổ phần của cổ đông/nhóm khởi kiện.Do đó, để đảm bảo việc thụ lý vụ án đúng quy định, tránh việc bị các cổ đông thiếu thiện chí lợi dụng việc khởi kiện gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, pháp luật tố tụng dân sự cần xây dựng cơ chế thu thập chứng cứ tiền tố tụng, theo đó, Tòa án trước khi thụ lý có quyền yêu cầu NQLCT hoặc công ty bổ sung các tài liệu, chứng cứ để xác định tỷ lệ cổ phần và thời gian mà cổ đông nắm giữ, ý kiến của công ty đối với yêu cầu khởi kiện để xem xét các yếu tố về điều kiện khởi kiện như pháp luật Anh – Mỹ đang áp dụng. Điều này cũng nhằm hướng đến đồng bộ với quy định tại khoản 3 Điều 166 LDN 2020 theo đó Tòa án có quyền quyết định cho cổ đông xem xét, tra cứu, trích lục thông tin cần thiết trước và trong quá trình khởi kiện.Theo: Nguyễn Hữu HưngLink luận án: https://docs.google.com/document/d/1ZV5qhVpXSpmoBguYCsZHv0FJMTX2QkKr/edit?rtpof=true