
Thủ tục thông báo về tình hình biến động lao động hàng tháng
1. Trách nhiệm thông báo (slide đào tạo)
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trong tháng nếu có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Thông báo về tình hình biến động lao động (Mẫu số 29 - Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi công ty đặt trụ sở trước ngày 03 của tháng liền kề.
2. Các trường hợp báo tăng, giảm lao động
Căn cứ Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, doanh nghiệp báo tăng, giảm lao động trong các trường hợp sau:
Báo tăng lao động:
Ký hợp đồng lao động mới.
Lao động trở lại làm việc sau thời gian nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên.
Lao động trở lại sau nghỉ ốm đau, thai sản.
Lao động hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.
Báo giảm lao động:
Chấm dứt hợp đồng lao động.
Lao động nghỉ ốm đau, thai sản.
Lao động xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên trong tháng.
Tạm hoãn hợp đồng lao động.
3. Thời hạn thông báo
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH:
Đối với doanh nghiệp hoạt động trước ngày 01/10/2015: Thông báo tình hình lao động tại thời điểm 01/10/2015 trong vòng 30 ngày.
Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/10/2015: Thông báo trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập.
Lưu ý: Nếu giảm từ 50 lao động trở lên, phải thông báo ngay tới Trung tâm dịch vụ việc làm.
4. Thủ tục thực hiện
4.1. Thành phần hồ sơ
Người lao động:
Nếu chưa có mã BHXH: Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS, Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020).
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh:
Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT, Quyết định 1040/QĐ-BHXH năm 2020).
4.2. Số lượng hồ sơ
01 bộ.
4.3. Trình tự thực hiện
Bước 1: Lập và nộp hồ sơ tới cơ quan BHXH.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết từ cơ quan BHXH.
4.4. Cách thức thực hiện
Doanh nghiệp nộp hồ sơ theo một trong các cách:
Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam, tổ chức I-VAN hoặc Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Qua bưu chính.
Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH cấp tỉnh/huyện hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công.
4.5. Thời hạn giải quyết
Không quá 03 ngày đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Không quá 05 ngày đối với các trường hợp khác.
4.6. Kết quả giải quyết (file slide đào tạo)
Đối với báo tăng, giảm lao động: Sổ BHXH, thẻ BHYT.
Điều chỉnh tiền lương: Ghi nhận vào cơ sở dữ liệu BHXH.
Lưu ý: Nếu báo giảm lao động chậm, doanh nghiệp phải đóng BHYT cho các tháng báo giảm chậm (khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
