0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file6485d17f8098d-irfan-hakim-0SWT-S4wp9I-unsplash.jpg.webp

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 

Khái niệm và đặc điểm bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự 

1.1.1. Khái niệm người dễ bị tổn thương 

Người dễ bị tổn thương (vulnerable people), từ góc độ xã hội học, là một khái niệm mở, có nội hàm phong phú, rộng lớn và khó xác định cụ thể.. Trong tiếng Anh, “vulnerability” có nguồn gốc từ những từ tiếng La tinh là “vulnus” – nghĩa là tổn thương. Đến những năm đầu 1960, thuật ngữ này được chuyển thể sang tiếng Anh và đến những năm sau 1960, khái niệm này không chỉ được hiểu theo cách đơn thuần về khả năng của cá nhân nữa mà được dùng để miêu tả về những tổn thương vật lí, bao gồm những chịu đựng về tâm lí, đạo đức và tâm thần. Những năm cuối 80 của thế kỷ XX, thuật ngữ này mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi, nhất là trong những văn kiện pháp lí quốc tế liên quan đến quyền con người. 

Mặc dù được sử dụng nhiều trong các văn bản pháp lý cũng như các báo cáo chính thức, tuy nhiên, hiện nay trên thế giới không có định nghĩa thống nhất nào về NDBTT. Khái niệm này còn có những cách gọi khác như người yếu thế (weaker people), người thiệt thòi (disadvantaged people), người bị lề hóa (marginalized people), nhóm thiểu số (minority people) hay nhóm bị loại bỏ ra ngoài lề… Tuy nhiên, thuật ngữ phổ biến và cũng được nhiều nhà nghiên cứu và trong các báo cáo 

 

quốc tế lựa chọn, cũng như những người trong nhóm này mong muốn, đó là  “người dễ bị tổn thương”. Thuật ngữ này không tách biệt họ với số đông (so với những người được xem là có vị thế bình thường) và tạo sự bình đẳng trên cơ sở áp dụng. 

Thực tế hiện nay, trong những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau khái niệm 

NDBTT có thể được tiếp cận khác nhau. Tiếp cận dưới góc độ xã hội học, “nhóm NDBTT là một khái niệm xã hội học, dùng để chỉ địa vụ đặc thù và trạng thái sinh tồn của một nhóm nào đó trong cơ cấu xã hội… Nhóm dễ bị tổn thương là nhóm ở vào địa vị bất lợi trong kinh tế và cơ cấu xã hội. Thế bất lợi đó có thể khiến cho nhóm đó rơi vào cảnh khốn cùng, từ đó ảnh hưởng đến đời sống và phát triển của họ” hoặc “NDBTT là chỉ những người hay tầng lớp người do tình hình thấp kém về tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa mà không thể hóa giải những áp lực do những vấn đề xã hội gây ra như người bình thường khác, dẫn họ đến cảnh khốn cùng, ở vào địa vị bất lợi trong xã hội”. Theo đó, với cách nhìn từ xã hội học, NDBTT bao gồm hai đặc điểm: có sự tổn thương và sự thiếu bền vững. Sự tổn thương được gây ra bởi các mối đe dọa hoặc thường xuyên bị tấn công bởi các mối đe dọa đó. Sự thiếu bền vững được thể hiện ở điểm không có khả năng về dự báo, lập kế hoạch, đối phó, phục hồi từ các mối đe dọa và cũng thiếu nguồn lực để thúc đẩy hoặc ứng phó với những khó khăn. Nguồn lực này bao gồm năng lực cá nhân, tâm lý, xã hội, thông tin, kinh tế, chính trị… 

Tiếp cận dưới góc độ tư pháp hình sự, mà cụ thể hơn là pháp luật tố tụng hình sự, NDBTT là người “không hoặc thiếu khả năng hoặc điều kiện tự bảo vệ mình hoặc thuê hoặc nhận được sự bảo vệ; thường bị lãng quên hoặc bị bỏ rơi hoặc coi nhẹ bởi hệ thống tư pháp và hoặc bởi các luật sư, luật gia” hoặc “NDBTT là người có nhân thân khác biệt so với người tham gia tố tụng hình sự khác; có hành 

 

vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể đối mặt với HP tử hình”. Như vậy, nếu dưới góc độ tố tụng hình sự, nghiên cứu về nội dung này, NDBTT hướng đến chủ yếu dưới góc độ người phạm tội, đặc biệt là người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phải chịu HP tử hình hoặc những người có đặc điểm riêng khiến họ cần được bảo vệ hơn bằng công cụ là pháp luật tố tụng hình sự. 

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, theo quan điểm phần lớn nhà nghiên cứu hiện nay, NDBTT là những nhóm người “có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác”. Từ đó, phạm vi xác định NDBTT khá rộng, phổ biến bao gồm: phụ nữ; trẻ em; người khuyết tật; người sống chung với HIV hoặc nạn nhân của AIDS; người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn; người không quốc tịch; người lao động di trú; người thiểu số (về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo…); người bản địa; nạn nhân chiến tranh; người bị tước tự do, người cao tuổi; người đồng tính, song tính hoặc chuyển giới…  

Tại Việt Nam văn bản luật duy nhất hiện nay quy định về khái niệm NDBTT là Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013. Theo đó, “Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu những tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo”42. Khái niệm này có phạm vi khá hẹp khi chỉ trong giới hạn những nạn nhân dễ gặp bất lợi về thiên tai và những nhóm người được liệt kê cũng hẹp hơn so với chuẩn mực quốc tế. 

 

Như vậy, các quan điểm đều có chung nhận định rằng, NDBTT là nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với các nhóm xã hội “bình thường” có những đặc điểm tương tự bởi một loạt các rào cản vô hình hoặc hữu hình liên quan đến khả năng, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đánh giá, kì thị của xã hội, các vấn đề tâm lý…. Bởi những đặc điểm cá nhân này khiến họ dễ trở thành đối tượng bị xâm phạm quyền (như trẻ em, phụ nữ… thường dễ là đối tượng bị xâm phạm tình dục do đặc điểm về giới, khả năng tự bảo vệ…) hoặc bị hạn chế thực hiện quyền (như người khuyết tật về tâm thần khó hoặc không có có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi khi thực hiện tội phạm)… 

Một trong những cơ sở để xác định NDBTT hiện nay là các văn kiện pháp lý quốc tế. Mặc dù NDBTT hoàn toàn có đầy đủ các quyền cơ bản của con người, trên thực tế, có những nhóm người mà vị thế chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội, đây cũng chính là nhóm NDBTT mà chúng ta đang đề cập. Do đó, hệ thống các quy phạm pháp luật và cơ chế quốc tế về quyền con người nói chung về cơ bản là không đủ, thậm chí đôi khi không phù hợp nếu áp dụng một cách máy móc với nhóm người này44 . Chính vì vậy, các văn kiện quốc tế về quyền con người phổ biến hiện nay được xây dựng để quy định thêm  những quyền đặc thù cho nhóm NDBTT. Hay nói một cách khác, nhóm người nào là đối tượng được bảo vệ bằng văn kiện pháp lý quốc tế chuyên biệt sẽ được xác định là nhóm NDBTT. 

Từ những phân tích trên, người nghiên cứu cho rằng, NDBTT “là nhóm người có những đặc điểm cá nhân khiến họ có nguy cơ cao dễ bị xâm phạm hoặc hạn chế quyền và được pháp luật liên quan đến quyền con người ghi nhận cần được bảo vệ đặc biệt”. 

Như vậy, để xác định là NDBTT cần phải thỏa mãn hai điều kiện: một là có những đặc điểm cá nhân khiến họ dễ bị xâm phạm hoặc hạn chế quyền và hai là được pháp luật liên quan đến quyền con người ghi nhận cần bảo vệ. Tuy nhiên, khái 

 

niệm NDBTT có thể nghiên cứu thay đổi tùy vào từng thời điểm, từng quốc gia, từng lĩnh vực nghiên cứu hoặc ngành luật điều chỉnh, dẫn đến nó có thể được mở rộng hoặc thu hẹp. Nhưng những đặc điểm cơ bản trong khái niệm vẫn cần bặt buộc phải bảo đảm. 

1.1.2. Những nhóm người dễ bị tổn thương được nghiên cứu theo quy định của pháp luật hình sự 

Như tác giả đã phân tích, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu mà đối tượng thuộc nhóm NDBTT có thể được mở rộng hoặc giới hạn. Trong lĩnh vực luật hình sự, như đã phân tích trong phạm vi nghiên cứu, dưới góc độ lịch sử, truyền thống, văn hóa và xã hội, NDBTT trong phạm vi luận án bao gồm: phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi. 

1.1.2.1. Phụ nữ:  

Đây là nhóm dễ bị tổn thương mang tính chất phổ biến bởi hơn một nửa nhân loại là phụ nữ. Về khái niệm phụ nữ, trên phương diện ngôn từ, có thể được gọi là “đàn bà”, “con gái”. Phân biệt với nam giới, dưới khía cạnh sinh học, nữ giới được cho là những người thuộc giống cái, tức là người mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở một cách tự nhiên khi cơ thể họ hoàn thiện bình thường. Cũng có quan điểm cho rằng, trong đời sống dân sự, từ phụ nữ thường được dùng để chỉ nữ giới trưởng thành nhằm phân biệt với trẻ em hoặc vị thành niên mang giới tính nữ. Đây cũng là cách tiếp cận khi nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học, theo đó, phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Tuy nhiên, tựu chung lại, có sự đồng thuận cao khi cho rằng, phụ nữ là những người mang giới tính nữ một cách tự nhiên, không phân biệt về độ tuổi hay bất cứ đặc điểm nào khác47. 

1.1.2.2. Trẻ em 

Trong các công ước quốc tế, thuật ngữ trẻ em được sử dụng thống nhất là những người dưới 18 tuổi. Dưới góc độ tâm sinh lý, có quan điểm cho rằng “Trẻ em là một nhóm người ở một độ tuổi nhất định, trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người, có những đặc điểm về sức khỏe, tâm – sinh lý khác với nhóm khác trong xã hội và được hưởng những quy chế pháp lý đặc thù”. Còn tại Việt Nam, dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, có thể thấy, dưới góc độ luật học, việc xác định trẻ em căn cứ vào việc phân định độ tuổi. Tuổi là một trong những căn cứ để đánh giá giai đoạn phát triển về thể chất, nhận thức cũng như tâm – sinh lý của con người. Cụ thể, tại Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 đã quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Tuy nhiên, hiện nay quy định này đang có nhiều khuyến nghị cần thay đổi do cần sự nhất quán về khái niệm trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng như quốc tế, và đảm bảo quyền cũng như sự bảo trợ với nhóm trẻ em từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do đó, theo quan điểm của tác giả, cần nhất quán hiểu trẻ em là người dưới 18 tuổi, và đây cũng là cách tiếp cận trong luận án này. 

1.1.2.3. Người khuyết tật 

Hiện nay vẫn đang còn nhiều quan điểm về khái niệm người khuyết tật và chưa có sự thống nhất để áp dụng chung cho tất cả các nước. Khái niệm người khuyết tật xuất hiện trong văn bản của các tổ chức quốc tế, có thể kể đến như 

Theo Hiến pháp của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật (Constitution of Disabled Peoples’ International) chỉ phân ra hai mức độ suy giảm là khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Theo đó, khuyết tật là việc cá nhân bị giới hạn về chức năng do suy giảm thể chất, tinh thần hoặc giác quan, còn tàn tật là việc mất đi hoặc hạn chế cơ hội tham gia vào cuộc sống bình thường của cộng đồng ở mức độ bình đẳng với những người khác do các rào cản vật lý hoặc xã hội. Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống.50 

 

Theo Công ước về quyền của người khuyết tật 2006 (CRPD - Convention on the Rights of Persons with Disabilities), tại Điều 1 định nghĩa người khuyết tật “bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội.”. 

Tại Việt Nam, Luật Người khuyết tật năm 2010 định nghĩa người khuyết tật “là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Tuy nhiên, khái niệm này chưa đầy đủ về khiếm khuyết cũng như bao quát về các dạng tật. 

Bên cạnh khái niệm người khuyết tật, một thuật ngữ cũng khá phổ biến là người tàn tật. Trước khi Luật Người khuyết tật năm 2010 ra đời, Việt Nam vẫn tồn tại hai thuật ngữ này song song, đặc biệt tại Pháp luật về người tàn tật năm 1998. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, cụm từ người khuyết tật được khuyến nghị sử dụng hiện nay do từ “tàn” trong cụm từ tàn tật gợi đến hình ảnh tiêu cực, tạo cảm giác không còn khả năng gì, không còn tương lai và điều đó ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn. Từ “khuyết” mang nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng phục hồi, vẫn còn hy vọng, mang ý nghĩa tích cực hơn.  

Tựu chung lại, có thể hiểu, “người khuyết tật là người bị khiếm khuyết hoặc dị tật về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan khiến cho họ gặp các rào cản khi tham gia các hoạt động trong cuộc sống”. Mức độ khuyết tật mỗi quốc gia có một quy định khác nhau, nhưng nhìn chung đều có sự thống nhất giống với quy định của Luật Người khuyết tật năm 2010 và Điều 2, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật. 

 

1.1.2.4. Người cao tuổi 

Hiện nay có nhiều thuật ngữ để chỉ người cao tuổi như người cao tuổi (older persons/the elderly), người già (the aged), người cao niên (the ageing)... Trong đó, thuật ngữ người cao tuổi (older persons) chính thức được sử dụng trong Nghị quyết 47/5 và 48/98 của Đại Hội đồng liên hợp quốc. 

Dưới góc độ pháp lý, cơ sở để xác định người cao tuổi hiện nay dựa trên độ tuổi. Mặc dù chưa có tiêu chuẩn thống nhất về xác định người cao tuổi cho các quốc gia, theo Liên Hợp quốc, dân số già là “từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm ba nhóm: Sơ lão (60 -69 tuổi), trung lão (70 – 79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên)”. Đây cũng là quan điểm của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (cơ quan giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 của Liên hợp quốc), trong Bình luận chung số 6 năm 1995 (về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của người cao tuổi) xác định người cao tuổi. Mặc dù vậy, trong Công ước số 128 năm 1967 về trợ cấp khuyết tật, trợ cấp tuổi già và trợ cấp người sống sót (Convention C128 – Invalidity, Old-Age and Survivors’ Benefits Convention, 1967), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lại xác định tuổi già là 65. 

So với những nhóm người đã phân tích trên, khái niệm người cao tuổi có phần chưa nhận được sự thống nhất bởi “người cao tuổi không phải là một nhóm đồng nhất như nhiều nhóm xã hội khác” . Ngay tại Việt Nam, khái niệm người cao tuổi cũng được quy định khác nhau trong các lĩnh vực luật chuyên ngành. 

 

Luật người cao tuổi năm 2009 quy định “Người cao tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam từ 60 tuổi trở lên”. Trong khi đó, Bộ luật Lao động năm 2019, với thuật ngữ “người lao động cao tuổi” xác định là người tiếp tục lao động sau độ tuổi 62 đối với nam, sau 60 đối với nữ. 

Theo quan điểm của tác giả, nghiên cứu người cao tuổi dưới góc độ là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt bằng luật hình sự, bên cạnh độ tuổi, cần xác định thêm về một số điều kiện khác liên quan đến thể chất để phù hợp với nguyên tắc bình đẳng của luật. Theo đó, người cao tuổi “là người từ 60 tuổi trở lên, bị suy giảm về thể chất khiến cho họ gặp các rào cản khi tham gia các hoạt động trong cuộc sống” 

Một thực tế đặt ra, đôi khi sẽ có sự chồng chéo trong tiếp cận quyền khi xem xét về tính dễ bị tổn thương, ví dụ như phụ nữ hoặc trẻ em khuyết tật hoặc phụ nữ cao tuổi… Theo quan điểm của tác giả, tất cả những người có những đặc điểm riêng biệt của từng nhóm người trên đều có đầy đủ các quyền riêng và đặc trưng của từng nhóm.. Ngoài ra, nếu họ có thêm những đặc điểm khác như trẻ em gái, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ cao tuổi, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật… thì họ hoàn toàn có thêm những quyền riêng của nhóm người mà họ có đặc điểm đó như quyền của trẻ em, quyền của người khuyết tật, quyền của người cao tuổi … Như vậy, quyền của những nhóm người này được bảo vệ tối đa với đầy đủ quyền của các nhóm NDBTT mà bản thân họ có.

Theo: LÊ THỊ DIỄM HẰNG 

Link luận án: Link

 

avatar
Trần Thành GĐ
530 ngày trước
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
 Khái niệm và đặc điểm bảo vệ người dễ bị tổn thương bằng pháp luật hình sự 1.1.1. Khái niệm người dễ bị tổn thương Người dễ bị tổn thương (vulnerable people), từ góc độ xã hội học, là một khái niệm mở, có nội hàm phong phú, rộng lớn và khó xác định cụ thể.. Trong tiếng Anh, “vulnerability” có nguồn gốc từ những từ tiếng La tinh là “vulnus” – nghĩa là tổn thương. Đến những năm đầu 1960, thuật ngữ này được chuyển thể sang tiếng Anh và đến những năm sau 1960, khái niệm này không chỉ được hiểu theo cách đơn thuần về khả năng của cá nhân nữa mà được dùng để miêu tả về những tổn thương vật lí, bao gồm những chịu đựng về tâm lí, đạo đức và tâm thần. Những năm cuối 80 của thế kỷ XX, thuật ngữ này mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi, nhất là trong những văn kiện pháp lí quốc tế liên quan đến quyền con người. Mặc dù được sử dụng nhiều trong các văn bản pháp lý cũng như các báo cáo chính thức, tuy nhiên, hiện nay trên thế giới không có định nghĩa thống nhất nào về NDBTT. Khái niệm này còn có những cách gọi khác như người yếu thế (weaker people), người thiệt thòi (disadvantaged people), người bị lề hóa (marginalized people), nhóm thiểu số (minority people) hay nhóm bị loại bỏ ra ngoài lề… Tuy nhiên, thuật ngữ phổ biến và cũng được nhiều nhà nghiên cứu và trong các báo cáo  quốc tế lựa chọn, cũng như những người trong nhóm này mong muốn, đó là  “người dễ bị tổn thương”. Thuật ngữ này không tách biệt họ với số đông (so với những người được xem là có vị thế bình thường) và tạo sự bình đẳng trên cơ sở áp dụng. Thực tế hiện nay, trong những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau khái niệm NDBTT có thể được tiếp cận khác nhau. Tiếp cận dưới góc độ xã hội học, “nhóm NDBTT là một khái niệm xã hội học, dùng để chỉ địa vụ đặc thù và trạng thái sinh tồn của một nhóm nào đó trong cơ cấu xã hội… Nhóm dễ bị tổn thương là nhóm ở vào địa vị bất lợi trong kinh tế và cơ cấu xã hội. Thế bất lợi đó có thể khiến cho nhóm đó rơi vào cảnh khốn cùng, từ đó ảnh hưởng đến đời sống và phát triển của họ” hoặc “NDBTT là chỉ những người hay tầng lớp người do tình hình thấp kém về tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa mà không thể hóa giải những áp lực do những vấn đề xã hội gây ra như người bình thường khác, dẫn họ đến cảnh khốn cùng, ở vào địa vị bất lợi trong xã hội”. Theo đó, với cách nhìn từ xã hội học, NDBTT bao gồm hai đặc điểm: có sự tổn thương và sự thiếu bền vững. Sự tổn thương được gây ra bởi các mối đe dọa hoặc thường xuyên bị tấn công bởi các mối đe dọa đó. Sự thiếu bền vững được thể hiện ở điểm không có khả năng về dự báo, lập kế hoạch, đối phó, phục hồi từ các mối đe dọa và cũng thiếu nguồn lực để thúc đẩy hoặc ứng phó với những khó khăn. Nguồn lực này bao gồm năng lực cá nhân, tâm lý, xã hội, thông tin, kinh tế, chính trị… Tiếp cận dưới góc độ tư pháp hình sự, mà cụ thể hơn là pháp luật tố tụng hình sự, NDBTT là người “không hoặc thiếu khả năng hoặc điều kiện tự bảo vệ mình hoặc thuê hoặc nhận được sự bảo vệ; thường bị lãng quên hoặc bị bỏ rơi hoặc coi nhẹ bởi hệ thống tư pháp và hoặc bởi các luật sư, luật gia” hoặc “NDBTT là người có nhân thân khác biệt so với người tham gia tố tụng hình sự khác; có hành  vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có thể đối mặt với HP tử hình”. Như vậy, nếu dưới góc độ tố tụng hình sự, nghiên cứu về nội dung này, NDBTT hướng đến chủ yếu dưới góc độ người phạm tội, đặc biệt là người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phải chịu HP tử hình hoặc những người có đặc điểm riêng khiến họ cần được bảo vệ hơn bằng công cụ là pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, theo quan điểm phần lớn nhà nghiên cứu hiện nay, NDBTT là những nhóm người “có vị thế về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người, và bởi vậy, họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so với những nhóm, cộng đồng người khác”. Từ đó, phạm vi xác định NDBTT khá rộng, phổ biến bao gồm: phụ nữ; trẻ em; người khuyết tật; người sống chung với HIV hoặc nạn nhân của AIDS; người di tản hoặc tìm kiếm nơi lánh nạn; người không quốc tịch; người lao động di trú; người thiểu số (về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo…); người bản địa; nạn nhân chiến tranh; người bị tước tự do, người cao tuổi; người đồng tính, song tính hoặc chuyển giới…  Tại Việt Nam văn bản luật duy nhất hiện nay quy định về khái niệm NDBTT là Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013. Theo đó, “Đối tượng dễ bị tổn thương là nhóm người có đặc điểm và hoàn cảnh khiến họ có khả năng phải chịu những tác động bất lợi hơn từ thiên tai so với những nhóm người khác trong cộng đồng. Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo và người nghèo”42. Khái niệm này có phạm vi khá hẹp khi chỉ trong giới hạn những nạn nhân dễ gặp bất lợi về thiên tai và những nhóm người được liệt kê cũng hẹp hơn so với chuẩn mực quốc tế.  Như vậy, các quan điểm đều có chung nhận định rằng, NDBTT là nhóm xã hội đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn hơn, có vị thế xã hội thấp kém hơn so với các nhóm xã hội “bình thường” có những đặc điểm tương tự bởi một loạt các rào cản vô hình hoặc hữu hình liên quan đến khả năng, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đánh giá, kì thị của xã hội, các vấn đề tâm lý…. Bởi những đặc điểm cá nhân này khiến họ dễ trở thành đối tượng bị xâm phạm quyền (như trẻ em, phụ nữ… thường dễ là đối tượng bị xâm phạm tình dục do đặc điểm về giới, khả năng tự bảo vệ…) hoặc bị hạn chế thực hiện quyền (như người khuyết tật về tâm thần khó hoặc không có có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi khi thực hiện tội phạm)… Một trong những cơ sở để xác định NDBTT hiện nay là các văn kiện pháp lý quốc tế. Mặc dù NDBTT hoàn toàn có đầy đủ các quyền cơ bản của con người, trên thực tế, có những nhóm người mà vị thế chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội, đây cũng chính là nhóm NDBTT mà chúng ta đang đề cập. Do đó, hệ thống các quy phạm pháp luật và cơ chế quốc tế về quyền con người nói chung về cơ bản là không đủ, thậm chí đôi khi không phù hợp nếu áp dụng một cách máy móc với nhóm người này44 . Chính vì vậy, các văn kiện quốc tế về quyền con người phổ biến hiện nay được xây dựng để quy định thêm  những quyền đặc thù cho nhóm NDBTT. Hay nói một cách khác, nhóm người nào là đối tượng được bảo vệ bằng văn kiện pháp lý quốc tế chuyên biệt sẽ được xác định là nhóm NDBTT. Từ những phân tích trên, người nghiên cứu cho rằng, NDBTT “là nhóm người có những đặc điểm cá nhân khiến họ có nguy cơ cao dễ bị xâm phạm hoặc hạn chế quyền và được pháp luật liên quan đến quyền con người ghi nhận cần được bảo vệ đặc biệt”. Như vậy, để xác định là NDBTT cần phải thỏa mãn hai điều kiện: một là có những đặc điểm cá nhân khiến họ dễ bị xâm phạm hoặc hạn chế quyền và hai là được pháp luật liên quan đến quyền con người ghi nhận cần bảo vệ. Tuy nhiên, khái  niệm NDBTT có thể nghiên cứu thay đổi tùy vào từng thời điểm, từng quốc gia, từng lĩnh vực nghiên cứu hoặc ngành luật điều chỉnh, dẫn đến nó có thể được mở rộng hoặc thu hẹp. Nhưng những đặc điểm cơ bản trong khái niệm vẫn cần bặt buộc phải bảo đảm. 1.1.2. Những nhóm người dễ bị tổn thương được nghiên cứu theo quy định của pháp luật hình sự Như tác giả đã phân tích, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu mà đối tượng thuộc nhóm NDBTT có thể được mở rộng hoặc giới hạn. Trong lĩnh vực luật hình sự, như đã phân tích trong phạm vi nghiên cứu, dưới góc độ lịch sử, truyền thống, văn hóa và xã hội, NDBTT trong phạm vi luận án bao gồm: phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi. 1.1.2.1. Phụ nữ:  Đây là nhóm dễ bị tổn thương mang tính chất phổ biến bởi hơn một nửa nhân loại là phụ nữ. Về khái niệm phụ nữ, trên phương diện ngôn từ, có thể được gọi là “đàn bà”, “con gái”. Phân biệt với nam giới, dưới khía cạnh sinh học, nữ giới được cho là những người thuộc giống cái, tức là người mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở một cách tự nhiên khi cơ thể họ hoàn thiện bình thường. Cũng có quan điểm cho rằng, trong đời sống dân sự, từ phụ nữ thường được dùng để chỉ nữ giới trưởng thành nhằm phân biệt với trẻ em hoặc vị thành niên mang giới tính nữ. Đây cũng là cách tiếp cận khi nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học, theo đó, phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Tuy nhiên, tựu chung lại, có sự đồng thuận cao khi cho rằng, phụ nữ là những người mang giới tính nữ một cách tự nhiên, không phân biệt về độ tuổi hay bất cứ đặc điểm nào khác47. 1.1.2.2. Trẻ em Trong các công ước quốc tế, thuật ngữ trẻ em được sử dụng thống nhất là những người dưới 18 tuổi. Dưới góc độ tâm sinh lý, có quan điểm cho rằng “Trẻ em là một nhóm người ở một độ tuổi nhất định, trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người, có những đặc điểm về sức khỏe, tâm – sinh lý khác với nhóm khác trong xã hội và được hưởng những quy chế pháp lý đặc thù”. Còn tại Việt Nam, dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, có thể thấy, dưới góc độ luật học, việc xác định trẻ em căn cứ vào việc phân định độ tuổi. Tuổi là một trong những căn cứ để đánh giá giai đoạn phát triển về thể chất, nhận thức cũng như tâm – sinh lý của con người. Cụ thể, tại Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 đã quy định “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Tuy nhiên, hiện nay quy định này đang có nhiều khuyến nghị cần thay đổi do cần sự nhất quán về khái niệm trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng như quốc tế, và đảm bảo quyền cũng như sự bảo trợ với nhóm trẻ em từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do đó, theo quan điểm của tác giả, cần nhất quán hiểu trẻ em là người dưới 18 tuổi, và đây cũng là cách tiếp cận trong luận án này. 1.1.2.3. Người khuyết tật Hiện nay vẫn đang còn nhiều quan điểm về khái niệm người khuyết tật và chưa có sự thống nhất để áp dụng chung cho tất cả các nước. Khái niệm người khuyết tật xuất hiện trong văn bản của các tổ chức quốc tế, có thể kể đến như Theo Hiến pháp của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật (Constitution of Disabled Peoples’ International) chỉ phân ra hai mức độ suy giảm là khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Theo đó, khuyết tật là việc cá nhân bị giới hạn về chức năng do suy giảm thể chất, tinh thần hoặc giác quan, còn tàn tật là việc mất đi hoặc hạn chế cơ hội tham gia vào cuộc sống bình thường của cộng đồng ở mức độ bình đẳng với những người khác do các rào cản vật lý hoặc xã hội. Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống.50  Theo Công ước về quyền của người khuyết tật 2006 (CRPD - Convention on the Rights of Persons with Disabilities), tại Điều 1 định nghĩa người khuyết tật “bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội.”. Tại Việt Nam, Luật Người khuyết tật năm 2010 định nghĩa người khuyết tật “là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Tuy nhiên, khái niệm này chưa đầy đủ về khiếm khuyết cũng như bao quát về các dạng tật. Bên cạnh khái niệm người khuyết tật, một thuật ngữ cũng khá phổ biến là người tàn tật. Trước khi Luật Người khuyết tật năm 2010 ra đời, Việt Nam vẫn tồn tại hai thuật ngữ này song song, đặc biệt tại Pháp luật về người tàn tật năm 1998. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, cụm từ người khuyết tật được khuyến nghị sử dụng hiện nay do từ “tàn” trong cụm từ tàn tật gợi đến hình ảnh tiêu cực, tạo cảm giác không còn khả năng gì, không còn tương lai và điều đó ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn. Từ “khuyết” mang nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng phục hồi, vẫn còn hy vọng, mang ý nghĩa tích cực hơn.  Tựu chung lại, có thể hiểu, “người khuyết tật là người bị khiếm khuyết hoặc dị tật về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan khiến cho họ gặp các rào cản khi tham gia các hoạt động trong cuộc sống”. Mức độ khuyết tật mỗi quốc gia có một quy định khác nhau, nhưng nhìn chung đều có sự thống nhất giống với quy định của Luật Người khuyết tật năm 2010 và Điều 2, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.  1.1.2.4. Người cao tuổi Hiện nay có nhiều thuật ngữ để chỉ người cao tuổi như người cao tuổi (older persons/the elderly), người già (the aged), người cao niên (the ageing)... Trong đó, thuật ngữ người cao tuổi (older persons) chính thức được sử dụng trong Nghị quyết 47/5 và 48/98 của Đại Hội đồng liên hợp quốc. Dưới góc độ pháp lý, cơ sở để xác định người cao tuổi hiện nay dựa trên độ tuổi. Mặc dù chưa có tiêu chuẩn thống nhất về xác định người cao tuổi cho các quốc gia, theo Liên Hợp quốc, dân số già là “từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm ba nhóm: Sơ lão (60 -69 tuổi), trung lão (70 – 79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên)”. Đây cũng là quan điểm của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (cơ quan giám sát thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 của Liên hợp quốc), trong Bình luận chung số 6 năm 1995 (về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của người cao tuổi) xác định người cao tuổi. Mặc dù vậy, trong Công ước số 128 năm 1967 về trợ cấp khuyết tật, trợ cấp tuổi già và trợ cấp người sống sót (Convention C128 – Invalidity, Old-Age and Survivors’ Benefits Convention, 1967), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) lại xác định tuổi già là 65. So với những nhóm người đã phân tích trên, khái niệm người cao tuổi có phần chưa nhận được sự thống nhất bởi “người cao tuổi không phải là một nhóm đồng nhất như nhiều nhóm xã hội khác” . Ngay tại Việt Nam, khái niệm người cao tuổi cũng được quy định khác nhau trong các lĩnh vực luật chuyên ngành.  Luật người cao tuổi năm 2009 quy định “Người cao tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam từ 60 tuổi trở lên”. Trong khi đó, Bộ luật Lao động năm 2019, với thuật ngữ “người lao động cao tuổi” xác định là người tiếp tục lao động sau độ tuổi 62 đối với nam, sau 60 đối với nữ. Theo quan điểm của tác giả, nghiên cứu người cao tuổi dưới góc độ là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt bằng luật hình sự, bên cạnh độ tuổi, cần xác định thêm về một số điều kiện khác liên quan đến thể chất để phù hợp với nguyên tắc bình đẳng của luật. Theo đó, người cao tuổi “là người từ 60 tuổi trở lên, bị suy giảm về thể chất khiến cho họ gặp các rào cản khi tham gia các hoạt động trong cuộc sống” Một thực tế đặt ra, đôi khi sẽ có sự chồng chéo trong tiếp cận quyền khi xem xét về tính dễ bị tổn thương, ví dụ như phụ nữ hoặc trẻ em khuyết tật hoặc phụ nữ cao tuổi… Theo quan điểm của tác giả, tất cả những người có những đặc điểm riêng biệt của từng nhóm người trên đều có đầy đủ các quyền riêng và đặc trưng của từng nhóm.. Ngoài ra, nếu họ có thêm những đặc điểm khác như trẻ em gái, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ cao tuổi, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật… thì họ hoàn toàn có thêm những quyền riêng của nhóm người mà họ có đặc điểm đó như quyền của trẻ em, quyền của người khuyết tật, quyền của người cao tuổi … Như vậy, quyền của những nhóm người này được bảo vệ tối đa với đầy đủ quyền của các nhóm NDBTT mà bản thân họ có.Theo: LÊ THỊ DIỄM HẰNG Link luận án: Link