0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file647f05b63f0d3-mariia-shalabaieva-GSsXCDndkLY-unsplash.jpg.webp

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng Tòa án

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng Tòa án 

Thông thường thì hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD thông qua Tòa án được tiến hành mà việc áp dụng cơ chế thương lượng và hòa giải không còn có hiệu quả và các bên bên tranh chấp cũng không tự thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài thương mại. Việc tự giải quyết tranh chấp của các bên thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau và vì vậy sự cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phổ biến ở đây là Tòa án. Mặt khác, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, quyết định trọng tài không có tính cưỡng chế cao như quyết định của Tòa án, việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như thi hành bản án của Tòa mà phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí và hợp tác giải quyết của các bên. Do đó, việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng thông qua Tòa án là hình thức cuối cùng mà các bên lựa chọn để giải quyết khi tranh chấp không còn lựa chọn nào khác. 

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp HĐTD ngân hàng được quy định tại BLTTDS năm 2015 là: 

  • Tranh chấp HĐTD ngân hàng là tranh chấp về hợp đồng dân sự khi bên vay vốn là cá nhân hay tổ chức không có đăng ký kinh doanh và không có mục đích lợi nhuận. Thì tranh chấp này thuộc thẩm thuộc quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 3, Điều 26, BLTTDS năm 2015: “Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự”. 
  • Tranh chấp HĐTD ngân hàng là tranh chấp kinh doanh, thương mại khi bên vay vốn là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 1, Điều 30, BLTTDS năm 2015 quy định:“Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng được quy định rõ trong BLTTDS năm 2015: 

  • Thủ tục giải quyết vụ án tại toà sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử, phiên toà sơ thẩm.
  • Thủ tục giải quyết vụ án tại toà phúc thẩm, gồm có: thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử, phiên tòa phúc thẩm.
  • Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

Việc đưa tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng ra xét xử tại Tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định như: 

  • Về ưu điểm: 

+ Tòa án là cơ quan nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của Tòa án là phán quyết có tính bắt buộc phải thi hành trên phạm vi toàn lãnh thổ nơi giải quyết tranh chấp và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật. Đặc điểm này được có thể coi là yếu tố quan trọng nhất khiến các bên tranh chấp thường tìm đến phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án. 

+ Có tính pháp lý đáng tin cậy, dễ dàng thực hiện công tác thu thập chứng cứ phục vụ điều tra xác minh và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức khác. 

+ Khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của Tòa án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật. 

+ Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án thấp hơn rất nhiều so với 

việc nhờ đến các tổ chức Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế. 

+ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án được mở rộng đến tất cả các ngành kinh tế. Chính vì thế, khi xảy ra tranh chấp, người ta thường nghĩ đến tòa án như là nơi bao quát giải quyết mọi vấn đề. 

+ Quy định chặt chẽ về trình tự thủ tục và hệ thống xét xử. 

- Về nhược điểm: 

+ Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên phải nắm rõ được bản chất, vì việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng vì vậy thời gian giải quyết khá dài, điều này đôi khi có thể gây trở ngại cho các bên tranh chấp vì tính chất của hoạt động tín dụng đòi hỏi mọi thủ tục phải rất linh hoạt và nhanh gọn. 

+ Tòa án xét xử công khai. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động xét xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã được pháp luật quy định, xã hội thừa nhận. Mặt khác, hoạt động xét xử công khai của Tòa án còn có tác dụng răn đe, cảnh cáo những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để giữ bí mật Nhà nước hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu chính đáng của đương sư, Tòa án có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Các doanh nghiệp làm ăn trên thương trường đều không muốn mất uy tín khi doanh nghiệp của mình phải ra Tòa để giải quyết tranh chấp, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ, cho nên khuyết điểm này có thể coi là lớn nhất. 

+ Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của Tòa án là chính xác, công bằng. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng sẽ khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự, nhất là những tranh chấp hợp đồng tín dụng có giá trị lớn đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm. Việc dây dưa, kéo dài vụ việc sẽ gây căng thẳng tâm lý, làm mất thời gian, tiền bạc của các bên tham gia tố tụng tại Tòa. 

+ Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế, đôi lúc nó không thể hiện được hết nguyện vọng của các bên tranh chấp. 

Như vậy, có thể hiểu pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện. Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước dựa trên cơ sở Pháp luật đã quy định về lĩnh vực tranh chấp hợp đồng tín dụng như: BLDS, Luật các TCTD, Luật thương mại, Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam... Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn đưa vụ việc tranh chấp của họ để giải quyết bằng trọng tài thương mại. 

Kết luận Chương I 

Trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình thực hiện các nội dung của HĐTD ngân hàng thì tranh chấp phát sinh từ hoạt động tín dụng là một hiện tượng tất yếu khách quan có thể xảy ra do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Nhưng quan trọng là làm thế nào để có thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nó để đưa ra các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh tranh chấp trong HĐTD ngân hàng. 

Tùy thuộc vào tính chất của các tranh chấp, mức độ tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng mà các bên chủ thể có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào phù hợp nhất trên cơ sở pháp luật cho phép và cùng có lợi. Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng hiện nay được pháp luật quy định và bảo vệ là tự thương lượng, trung gian hòa giải, giải quyết tại trọng tài thương mại và giải quyết tại cơ quan tòa án.

avatar
Vương Diệu Hồng
547 ngày trước
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng Tòa án
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng Tòa án Thông thường thì hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD thông qua Tòa án được tiến hành mà việc áp dụng cơ chế thương lượng và hòa giải không còn có hiệu quả và các bên bên tranh chấp cũng không tự thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài thương mại. Việc tự giải quyết tranh chấp của các bên thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau và vì vậy sự cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phổ biến ở đây là Tòa án. Mặt khác, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, quyết định trọng tài không có tính cưỡng chế cao như quyết định của Tòa án, việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như thi hành bản án của Tòa mà phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí và hợp tác giải quyết của các bên. Do đó, việc giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng thông qua Tòa án là hình thức cuối cùng mà các bên lựa chọn để giải quyết khi tranh chấp không còn lựa chọn nào khác. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp HĐTD ngân hàng được quy định tại BLTTDS năm 2015 là: Tranh chấp HĐTD ngân hàng là tranh chấp về hợp đồng dân sự khi bên vay vốn là cá nhân hay tổ chức không có đăng ký kinh doanh và không có mục đích lợi nhuận. Thì tranh chấp này thuộc thẩm thuộc quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 3, Điều 26, BLTTDS năm 2015: “Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự”. Tranh chấp HĐTD ngân hàng là tranh chấp kinh doanh, thương mại khi bên vay vốn là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 1, Điều 30, BLTTDS năm 2015 quy định:“Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”.Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng được quy định rõ trong BLTTDS năm 2015: Thủ tục giải quyết vụ án tại toà sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử, phiên toà sơ thẩm.Thủ tục giải quyết vụ án tại toà phúc thẩm, gồm có: thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử, phiên tòa phúc thẩm.Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.Việc đưa tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng ra xét xử tại Tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định như: Về ưu điểm: + Tòa án là cơ quan nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của Tòa án là phán quyết có tính bắt buộc phải thi hành trên phạm vi toàn lãnh thổ nơi giải quyết tranh chấp và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật. Đặc điểm này được có thể coi là yếu tố quan trọng nhất khiến các bên tranh chấp thường tìm đến phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án. + Có tính pháp lý đáng tin cậy, dễ dàng thực hiện công tác thu thập chứng cứ phục vụ điều tra xác minh và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức khác. + Khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của Tòa án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật. + Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế. + Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án được mở rộng đến tất cả các ngành kinh tế. Chính vì thế, khi xảy ra tranh chấp, người ta thường nghĩ đến tòa án như là nơi bao quát giải quyết mọi vấn đề. + Quy định chặt chẽ về trình tự thủ tục và hệ thống xét xử. - Về nhược điểm: + Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên phải nắm rõ được bản chất, vì việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng vì vậy thời gian giải quyết khá dài, điều này đôi khi có thể gây trở ngại cho các bên tranh chấp vì tính chất của hoạt động tín dụng đòi hỏi mọi thủ tục phải rất linh hoạt và nhanh gọn. + Tòa án xét xử công khai. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động xét xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã được pháp luật quy định, xã hội thừa nhận. Mặt khác, hoạt động xét xử công khai của Tòa án còn có tác dụng răn đe, cảnh cáo những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để giữ bí mật Nhà nước hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu chính đáng của đương sư, Tòa án có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Các doanh nghiệp làm ăn trên thương trường đều không muốn mất uy tín khi doanh nghiệp của mình phải ra Tòa để giải quyết tranh chấp, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ, cho nên khuyết điểm này có thể coi là lớn nhất. + Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của Tòa án là chính xác, công bằng. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng sẽ khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự, nhất là những tranh chấp hợp đồng tín dụng có giá trị lớn đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm. Việc dây dưa, kéo dài vụ việc sẽ gây căng thẳng tâm lý, làm mất thời gian, tiền bạc của các bên tham gia tố tụng tại Tòa. + Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế, đôi lúc nó không thể hiện được hết nguyện vọng của các bên tranh chấp. Như vậy, có thể hiểu pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện. Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước dựa trên cơ sở Pháp luật đã quy định về lĩnh vực tranh chấp hợp đồng tín dụng như: BLDS, Luật các TCTD, Luật thương mại, Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam... Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn đưa vụ việc tranh chấp của họ để giải quyết bằng trọng tài thương mại. Kết luận Chương I Trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình thực hiện các nội dung của HĐTD ngân hàng thì tranh chấp phát sinh từ hoạt động tín dụng là một hiện tượng tất yếu khách quan có thể xảy ra do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Nhưng quan trọng là làm thế nào để có thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nó để đưa ra các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh tranh chấp trong HĐTD ngân hàng. Tùy thuộc vào tính chất của các tranh chấp, mức độ tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng mà các bên chủ thể có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào phù hợp nhất trên cơ sở pháp luật cho phép và cùng có lợi. Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng hiện nay được pháp luật quy định và bảo vệ là tự thương lượng, trung gian hòa giải, giải quyết tại trọng tài thương mại và giải quyết tại cơ quan tòa án.