0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file65110e89e8b4a-istockphoto-1299734004-612x612.jpg

Hình thức xử lý kỉ luật lao động

Việc có những sai phạm trong lao động là điều có thể xảy ra nhưng liệu mọi người đã biết những quy định của pháp luật về việc xử lý kỷ luật lao động hay chưa? Việc trang bị những kiến thức pháp luật về lao động là vô cùng cần thiết để đảm bảo các quyền lợi mà người lao động được hưởng, do đó hãy cùng Thủ tục pháp luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Kỷ luật lao động là gì?

          Kỷ luật lao động là tập hợp các quy định về việc tuân thủ thời gian, công nghệ, và hoạt động sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và được quy định bởi pháp luật. 

          Tại từng đơn vị, người sử dụng lao động có quyền ban hành nội quy lao động để đảm bảo kỷ luật lao động của đơn vị mình (Nội quy lao động). Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các vấn đề cơ bản như kỷ luật về thời gian, kỷ luật công nghệ, kỷ luật chấp hành và điều hành trực tiếp, kỷ luật bảo an và bảo mật, và nhiều vấn đề khác.

          Kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cũng như các biện pháp xử lí đối với những người không chấp hành hoặc không chấp hành đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ này. Xử lý kỷ luật lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để duy trì nề nếp và trật tự của một tập thể. Pháp luật cho phép người sử dụng lao động được thực hiện quyền này, nhưng không phải bất kỳ lúc nào cũng được thực hiện tùy ý.

2. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

          Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, có bốn hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

  • Khiển trách: Đây là hình thức kỷ luật nhẹ nhất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Quyết định áp dụng hình thức khiển trách được đưa ra bởi người sử dụng lao động trong nội quy lao động.
  • Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng: Đây là một hình thức kỷ luật riêng biệt và được lựa chọn dựa trên tính hợp lý và phù hợp.
  • Cách chức: Hình thức này thường áp dụng khi người lao động đang giữ một chức vụ nhất định. Tuy nhiên, không phải mọi vi phạm đều dẫn đến cách chức, mà phải dựa trên mức độ ảnh hưởng đến phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của người vi phạm.
  • Sa thải: Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất và được áp dụng với người lao động có các hành vi nghiêm trọng:

+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; 

+ Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; 

+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này; 

+ Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. 

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

          Có 4 hình thức xử lý kỷ luật nhưng chỉ được áp dụng một hình thức xử lý kỷ luật đối với một hành vi vi phạm hoặc trong trường hợp người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì cung chỉ được áp dụng một hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. Ngoài 4 hình thức kỷ luật trên thì người sử dụng lao động cũng không được áp dụng bất kỳ hình thức xử lý kỷ luật nào khác đối với người lao động.

            Như vậy có thể thấy Bộ luật Lao động đã có những quy định rõ ràng, chặt chẽ về các hình thức xử lý kỷ luật lao động mà bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện đúng, tránh việc các doanh nghiệp áp dụng quá nhiều hình thức xử lý kỷ luật.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

          Khi xử lý kỷ luật lao động, có những hành vi mà không được phép thực hiện. Các hành vi này bao gồm:

- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

- Phạt tiền, cắt lương thay vì thực hiện xử lý kỷ luật lao động.

- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký kết hoặc không được quy định bởi pháp luật về lao động.

          Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động này thể hiện rõ Bộ luật Lao động quy định như vậy nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động. Bởi đây là những quyền lợi cơ bản của mỗi người lao động được hưởng khi tham gia vào thị trường lao động. Điều này cũng tránh được tình trạng người sử dụng lao động lạm quyền của mình để áp dụng hình thức kỷ luật lao động sai hình thức nhằm thu lợi riêng.

4. Thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động là bao lâu?

          Theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng”. 

Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

 

avatar
Phạm Diễm Thư
485 ngày trước
Hình thức xử lý kỉ luật lao động
Việc có những sai phạm trong lao động là điều có thể xảy ra nhưng liệu mọi người đã biết những quy định của pháp luật về việc xử lý kỷ luật lao động hay chưa? Việc trang bị những kiến thức pháp luật về lao động là vô cùng cần thiết để đảm bảo các quyền lợi mà người lao động được hưởng, do đó hãy cùng Thủ tục pháp luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây.1. Kỷ luật lao động là gì?          Kỷ luật lao động là tập hợp các quy định về việc tuân thủ thời gian, công nghệ, và hoạt động sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và được quy định bởi pháp luật.           Tại từng đơn vị, người sử dụng lao động có quyền ban hành nội quy lao động để đảm bảo kỷ luật lao động của đơn vị mình (Nội quy lao động). Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các vấn đề cơ bản như kỷ luật về thời gian, kỷ luật công nghệ, kỷ luật chấp hành và điều hành trực tiếp, kỷ luật bảo an và bảo mật, và nhiều vấn đề khác.          Kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cũng như các biện pháp xử lí đối với những người không chấp hành hoặc không chấp hành đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ này. Xử lý kỷ luật lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để duy trì nề nếp và trật tự của một tập thể. Pháp luật cho phép người sử dụng lao động được thực hiện quyền này, nhưng không phải bất kỳ lúc nào cũng được thực hiện tùy ý.2. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động          Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, có bốn hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:Khiển trách: Đây là hình thức kỷ luật nhẹ nhất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Quyết định áp dụng hình thức khiển trách được đưa ra bởi người sử dụng lao động trong nội quy lao động.Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng: Đây là một hình thức kỷ luật riêng biệt và được lựa chọn dựa trên tính hợp lý và phù hợp.Cách chức: Hình thức này thường áp dụng khi người lao động đang giữ một chức vụ nhất định. Tuy nhiên, không phải mọi vi phạm đều dẫn đến cách chức, mà phải dựa trên mức độ ảnh hưởng đến phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của người vi phạm.Sa thải: Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất và được áp dụng với người lao động có các hành vi nghiêm trọng:+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; + Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; + Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này; + Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.          Có 4 hình thức xử lý kỷ luật nhưng chỉ được áp dụng một hình thức xử lý kỷ luật đối với một hành vi vi phạm hoặc trong trường hợp người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì cung chỉ được áp dụng một hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. Ngoài 4 hình thức kỷ luật trên thì người sử dụng lao động cũng không được áp dụng bất kỳ hình thức xử lý kỷ luật nào khác đối với người lao động.            Như vậy có thể thấy Bộ luật Lao động đã có những quy định rõ ràng, chặt chẽ về các hình thức xử lý kỷ luật lao động mà bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện đúng, tránh việc các doanh nghiệp áp dụng quá nhiều hình thức xử lý kỷ luật.3. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động          Khi xử lý kỷ luật lao động, có những hành vi mà không được phép thực hiện. Các hành vi này bao gồm:- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.- Phạt tiền, cắt lương thay vì thực hiện xử lý kỷ luật lao động.- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký kết hoặc không được quy định bởi pháp luật về lao động.          Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động này thể hiện rõ Bộ luật Lao động quy định như vậy nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động. Bởi đây là những quyền lợi cơ bản của mỗi người lao động được hưởng khi tham gia vào thị trường lao động. Điều này cũng tránh được tình trạng người sử dụng lao động lạm quyền của mình để áp dụng hình thức kỷ luật lao động sai hình thức nhằm thu lợi riêng.4. Thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động là bao lâu?          Theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng”. Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.