0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f4563236b47-Khái-quát-về-mua-lại,-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại-tại-Việt-Nam.-.jpg

Khái quát về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

4.5. Khái quát về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 

Ngoài việc cần đáp ứng các yêu cầu chung trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay được xác định dựa trên một số yêu cầu chính là đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp; đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại; đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế trị trường và đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Khi hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay cần đảm bảo nguyên tắc không để xảy ra đổ vỡ, mất an toàn hệ thống ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hệ thống pháp luật, phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia là thành viên; tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động mua lại, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; đồng thời khung pháp lý về mua lại, sáp nhập ngân hàng cần được xây dựng chuyên biệt, vừa mang tính áp dụng thực tiễn, vừa có tính dự liệu cao. Để đảm bảo sự chặt chẽ và mang tính khách quan, pháp luật cần bổ sung việc quy định một cơ quan giám sát độc lập quá trình mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bên cạnh chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật được đề xuất, kiến nghị bao gồm những nội dung cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gắn với đổi mới tư duy hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Thông qua phương hướng và các giải pháp đề xuất, kiến nghị sẽ giúp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả, vững chắc sau khi mua lại, sáp nhập, đồng thời đáp ứng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể sở hữu ngân hàng theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, góp phần trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Qua nghiên cứu đề tài luận án “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay”, tác giả rút ra một số kết luận chính như sau:

Thứ nhất, ngân hàng thương mại có những đặc điểm riêng biệt so với các doanh nghiệp thông thường. Ngân hàng thương mại mặc dù có bản chất là doanh nghiệp nhưng việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về ngân hàng. Việc nghiên cứu để phát hiện chính xác và đầy đủ các đặc thù của ngân hàng thương mại sẽ giúp xây dựng được một cơ chế pháp lý hiệu quả để giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.

Thứ hai, việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật khác nhau, thể hiện sự đa dạng của pháp luật điều chỉnh dưới từng khía cạnh, góc độ, phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh. Với những đặc thù của ngân hàng thương mại, của hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, nên ngoài việc sử dụng khung pháp lý như đối với các doanh nghiệp thông thường khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại có những điều chỉnh riêng so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Thứ ba, những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại được xác định bao gồm: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Ngoài ra, còn có nhiều quan hệ xã hội khác phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cần phải có pháp luật điều chỉnh.

Thứ tư, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Luật các tổ chức tín dụng là luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng thương mại, đồng thời được đặt trong mối quan hệ với các luật khác khi các giải quyết các vấn đề liên quan đến việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.

Thứ năm, bên cạnh những thành công mang lại, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn có một số tồn tại, hạn chế như khung pháp lý còn thiếu, chưa cụ thể và chặt chẽ, còn có những khoảng trống pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập; chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động này. Trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại thời gian qua, đã có nhiều bất cập nảy sinh, trong đó có những vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết.

Thứ sáu, điều chỉnh pháp lý về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bao gồm nhiều nội dung. Trên cơ sở một số vấn đề cốt lõi về phương diện pháp lý đã được nghiên cứu theo hướng tiếp cận của đề tài luận án, còn có nhiều vấn đề pháp lý khác cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này như: định giá ngân hàng; thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng; hợp đồng mua lại, sáp nhập; hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn; mức độ tương thích của các chính sách, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam so với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, trong các Hiệp định thương mại tự do và các điều ước quốc tế liên quan; những nguy cơ, rủi ro về mặt pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM.

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
458 ngày trước
Khái quát về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
4.5. Khái quát về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Ngoài việc cần đáp ứng các yêu cầu chung trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, phương hướng hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay được xác định dựa trên một số yêu cầu chính là đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp; đáp ứng các yêu cầu về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại; đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế trị trường và đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.Khi hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay cần đảm bảo nguyên tắc không để xảy ra đổ vỡ, mất an toàn hệ thống ngân hàng, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch và hiệu quả trong hệ thống pháp luật, phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia là thành viên; tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động mua lại, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; đồng thời khung pháp lý về mua lại, sáp nhập ngân hàng cần được xây dựng chuyên biệt, vừa mang tính áp dụng thực tiễn, vừa có tính dự liệu cao. Để đảm bảo sự chặt chẽ và mang tính khách quan, pháp luật cần bổ sung việc quy định một cơ quan giám sát độc lập quá trình mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bên cạnh chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.Các giải pháp hoàn thiện pháp luật được đề xuất, kiến nghị bao gồm những nội dung cụ thể hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng thương mại, các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gắn với đổi mới tư duy hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. Thông qua phương hướng và các giải pháp đề xuất, kiến nghị sẽ giúp hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả, vững chắc sau khi mua lại, sáp nhập, đồng thời đáp ứng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể sở hữu ngân hàng theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, góp phần trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.Qua nghiên cứu đề tài luận án “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay”, tác giả rút ra một số kết luận chính như sau:Thứ nhất, ngân hàng thương mại có những đặc điểm riêng biệt so với các doanh nghiệp thông thường. Ngân hàng thương mại mặc dù có bản chất là doanh nghiệp nhưng việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về ngân hàng. Việc nghiên cứu để phát hiện chính xác và đầy đủ các đặc thù của ngân hàng thương mại sẽ giúp xây dựng được một cơ chế pháp lý hiệu quả để giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.Thứ hai, việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật khác nhau, thể hiện sự đa dạng của pháp luật điều chỉnh dưới từng khía cạnh, góc độ, phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh. Với những đặc thù của ngân hàng thương mại, của hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, nên ngoài việc sử dụng khung pháp lý như đối với các doanh nghiệp thông thường khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại có những điều chỉnh riêng so với các loại hình doanh nghiệp khác.Thứ ba, những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại được xác định bao gồm: tiêu chuẩn, điều kiện mua lại, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập; hệ quả pháp lý khi mua lại, sáp nhập và giải quyết tranh chấp khi mua lại, sáp nhập. Ngoài ra, còn có nhiều quan hệ xã hội khác phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cần phải có pháp luật điều chỉnh.Thứ tư, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Luật các tổ chức tín dụng là luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại ngân hàng thương mại, đồng thời được đặt trong mối quan hệ với các luật khác khi các giải quyết các vấn đề liên quan đến việc mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại.Thứ năm, bên cạnh những thành công mang lại, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn có một số tồn tại, hạn chế như khung pháp lý còn thiếu, chưa cụ thể và chặt chẽ, còn có những khoảng trống pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi thực hiện mua lại, sáp nhập; chưa tạo được cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động này. Trong quá trình thực hiện mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại thời gian qua, đã có nhiều bất cập nảy sinh, trong đó có những vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết.Thứ sáu, điều chỉnh pháp lý về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại bao gồm nhiều nội dung. Trên cơ sở một số vấn đề cốt lõi về phương diện pháp lý đã được nghiên cứu theo hướng tiếp cận của đề tài luận án, còn có nhiều vấn đề pháp lý khác cần được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này như: định giá ngân hàng; thực hiện lãi suất tiền gửi, lãi suất, phí cấp tín dụng; hợp đồng mua lại, sáp nhập; hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn; mức độ tương thích của các chính sách, pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam so với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, trong các Hiệp định thương mại tự do và các điều ước quốc tế liên quan; những nguy cơ, rủi ro về mặt pháp lý khi thực hiện mua lại, sáp nhập NHTM.Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây