0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64f45217696c3-Đánh-giá-về-trình-tự,-thủ-tục-mua-lại,-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại.jpg

Đánh giá về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

3.7. Đánh giá về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại

  • Trường hợp HBB sáp nhập vào SHB:
  1. Để triển khai sáp nhập, hai ngân hàng đã phối hợp xây dựng đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ của SHB - là TCTD nhận sáp nhập theo quy định của Thông tư 04/2010/TT-NHNN. Dự thảo đề án sáp nhập HBB vào SHB được hội đồng quản trị của HBB trình đại hội đồng cổ đông xem xét (ngày 28/4/2012). Đối với các ngân hàng HBB và SHB, do là hai ngân hàng niêm yết nên phải có quyết định ở ba cấp thẩm quyền là đại hội đồng cổ đông, NHNN và UBCKNN mới được tiến hành sáp nhập. Phương án sáp nhập đã được hơn 85% cổ đông HBB thông qua tại Đại hội cùng các văn bản là đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập, điều lệ ngân hàng sau sáp nhập, cao hơn quy định tại điều lệ của HBB là ít nhất phải được 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua [147].

Đại hội đồng cổ đông SHB (ngày 5/5/2012) được 99,4% cổ đông biểu quyết thông qua giao dịch sáp nhập HBB vào SHB, bao gồm cả việc thông qua đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập, điều lệ của ngân hàng sau sáp nhập. Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu để thực hiện giao dịch sáp nhập cũng được thông qua. Theo quy định, đề án sáp nhập HBB vào SHB đã được ban lãnh đạo hai ngân hàng thông qua, hoàn tất thủ tục theo quy định, được SHB trình lên NHNN (công văn số 110/HĐQT ngày 12/6/2012). Hai ngân hàng cũng đã có văn bản thông báo sáp nhập cho Cục quản lý cạnh tranh để có ý kiến không phản đối đối với giao dịch sáp nhập. Công việc này được các bên sáp nhập xác định là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động sáp nhập [147].

  1. Để được chấp thuận nguyên tắc sáp nhập, SHB và HBB đã phối hợp lập hồ sơ theo quy định gửi Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét, quyết định. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các cơ quan, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đã thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc NHNN xem xét chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập. NHNN đã có văn bản số 3651/NHNN ngày 15/6/2012, chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập HBB vào SHB. NHNN yêu cầu các ngân hàng SHB và HBB có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Thống đốc xem xét chấp thuận sáp nhập chính thức. SHB đã nộp hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán lên UBCKNN; nhận giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Căn cứ nội dung yêu cầu hoàn tất hồ sơ, các bên đã phối hợp chỉnh sửa đề án sáp nhập, lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định của ngân hàng để thông qua các nội dung thay đổi tại đề án sáp nhập và các vấn đề có liên quan, lập bộ hồ sơ theo quy định gửi Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét chấp thuận. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đã tiến hành thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc NHNN chấp thuận chính thức việc sáp nhập [147].
  2. Chấp thuận sáp nhập: Thống đốc NHNN đã có Quyết định số 1559/QĐ- NHNN ngày 7/8/2012 về việc sáp nhập HBB vào SHB. Quyết định có hiệu lực từ ngày 28/8/2012. Khi quyết định của Thống đốc NHNN có hiệu lực, HBB phải bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho SHB. Theo quyết định, tên TCTD sau khi sáp nhập là SHB với tổng vốn điều lệ 8.865.795.470.000 đồng. Cũng tại quyết định này, NHNN thu hồi Giấy phép hoạt động của HBB. SHB có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của HBB; hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp và bố cáo sáp nhập theo quy định của pháp luật. Đồng thời, SHB thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan. HBB có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho SHB; bố cáo sáp nhập, bố cáo chấm dứt hoạt động và giải quyết các quyền và nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật; thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Hai bên tiến hành các thủ tục để thoái niêm yết cổ phiếu HBB tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hoàn thiện hồ sơ, xin phép UBCKNN phát hành cổ phiếu hoán đổi. SHB đã hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo sáp nhập theo quy định. HBB hoàn tất các thủ tục rút Giấy phép thành lập và hoạt động [143].
  • Trường hợp NHNN mua lại bắt buộc VNCB:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đến thời điểm hiện tại không có văn bản pháp luật nào quy định về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM theo hình thức bắt buộc. Qua thực tế đối với trường hợp NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của ngân hàng yếu kém và chuyển thành ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước như áp dụng đối với VNCB, khái quát lại một số nội dung về trình tự, thủ tục mua lại bắt buộc đã được NHNN thực hiện như sau:

VNCB tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2015 lần thứ 3 (ngày 31/1/2015). Tại Đại hội đã quyết định không thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng bằng mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng). NHNN đã tuyên bố sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của ngân hàng với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần [147].

Ngày 05/03/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 249/QĐ- NHNN, quyết định mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi VNCB thành công ty TNHH một thành viên (NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CBBank). Thông cáo báo chí của NHNN nêu rõ, thời gian qua, hoạt động của VNCB đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Trước tình hình đó, để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của ngân hàng, NHNN đã quyết định đặt VNCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật. VNCB không có các giải pháp tái cơ cấu khả thi theo yêu cầu của NHNN. NHNN đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của VNCB với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần. Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của VNCB, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu của VNCB [61].

Tại Lễ công bố quyết định chuyển đổi mô hình VNCB thành CBBank, NHNN thông báo các quyết định bổ nhiệm nhân sự chủ chốt của ngân hàng: Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Tổng Giám đốc NHTMCP Ngoại thương Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Các cán bộ khác của NHTMCP Ngoại thương cũng được bổ nhiệm các chức vụ trong Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát [146].

Theo: Phạm Minh Sơn

Link luận án: Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
458 ngày trước
Đánh giá về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại
3.7. Đánh giá về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mạiTrường hợp HBB sáp nhập vào SHB:Để triển khai sáp nhập, hai ngân hàng đã phối hợp xây dựng đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ của SHB - là TCTD nhận sáp nhập theo quy định của Thông tư 04/2010/TT-NHNN. Dự thảo đề án sáp nhập HBB vào SHB được hội đồng quản trị của HBB trình đại hội đồng cổ đông xem xét (ngày 28/4/2012). Đối với các ngân hàng HBB và SHB, do là hai ngân hàng niêm yết nên phải có quyết định ở ba cấp thẩm quyền là đại hội đồng cổ đông, NHNN và UBCKNN mới được tiến hành sáp nhập. Phương án sáp nhập đã được hơn 85% cổ đông HBB thông qua tại Đại hội cùng các văn bản là đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập, điều lệ ngân hàng sau sáp nhập, cao hơn quy định tại điều lệ của HBB là ít nhất phải được 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua [147].Đại hội đồng cổ đông SHB (ngày 5/5/2012) được 99,4% cổ đông biểu quyết thông qua giao dịch sáp nhập HBB vào SHB, bao gồm cả việc thông qua đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập, điều lệ của ngân hàng sau sáp nhập. Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu để thực hiện giao dịch sáp nhập cũng được thông qua. Theo quy định, đề án sáp nhập HBB vào SHB đã được ban lãnh đạo hai ngân hàng thông qua, hoàn tất thủ tục theo quy định, được SHB trình lên NHNN (công văn số 110/HĐQT ngày 12/6/2012). Hai ngân hàng cũng đã có văn bản thông báo sáp nhập cho Cục quản lý cạnh tranh để có ý kiến không phản đối đối với giao dịch sáp nhập. Công việc này được các bên sáp nhập xác định là một trong những điều kiện tiên quyết của hoạt động sáp nhập [147].Để được chấp thuận nguyên tắc sáp nhập, SHB và HBB đã phối hợp lập hồ sơ theo quy định gửi Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét, quyết định. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các cơ quan, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đã thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc NHNN xem xét chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập. NHNN đã có văn bản số 3651/NHNN ngày 15/6/2012, chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập HBB vào SHB. NHNN yêu cầu các ngân hàng SHB và HBB có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Thống đốc xem xét chấp thuận sáp nhập chính thức. SHB đã nộp hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán lên UBCKNN; nhận giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Căn cứ nội dung yêu cầu hoàn tất hồ sơ, các bên đã phối hợp chỉnh sửa đề án sáp nhập, lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định của ngân hàng để thông qua các nội dung thay đổi tại đề án sáp nhập và các vấn đề có liên quan, lập bộ hồ sơ theo quy định gửi Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng xem xét chấp thuận. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đã tiến hành thẩm định hồ sơ, đề xuất ý kiến, trình Thống đốc NHNN chấp thuận chính thức việc sáp nhập [147].Chấp thuận sáp nhập: Thống đốc NHNN đã có Quyết định số 1559/QĐ- NHNN ngày 7/8/2012 về việc sáp nhập HBB vào SHB. Quyết định có hiệu lực từ ngày 28/8/2012. Khi quyết định của Thống đốc NHNN có hiệu lực, HBB phải bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho SHB. Theo quyết định, tên TCTD sau khi sáp nhập là SHB với tổng vốn điều lệ 8.865.795.470.000 đồng. Cũng tại quyết định này, NHNN thu hồi Giấy phép hoạt động của HBB. SHB có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của HBB; hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp và bố cáo sáp nhập theo quy định của pháp luật. Đồng thời, SHB thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan. HBB có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho SHB; bố cáo sáp nhập, bố cáo chấm dứt hoạt động và giải quyết các quyền và nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật; thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Hai bên tiến hành các thủ tục để thoái niêm yết cổ phiếu HBB tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hoàn thiện hồ sơ, xin phép UBCKNN phát hành cổ phiếu hoán đổi. SHB đã hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo sáp nhập theo quy định. HBB hoàn tất các thủ tục rút Giấy phép thành lập và hoạt động [143].Trường hợp NHNN mua lại bắt buộc VNCB:Theo quy định của pháp luật hiện hành, đến thời điểm hiện tại không có văn bản pháp luật nào quy định về trình tự, thủ tục mua lại, sáp nhập NHTM theo hình thức bắt buộc. Qua thực tế đối với trường hợp NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của ngân hàng yếu kém và chuyển thành ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước như áp dụng đối với VNCB, khái quát lại một số nội dung về trình tự, thủ tục mua lại bắt buộc đã được NHNN thực hiện như sau:VNCB tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2015 lần thứ 3 (ngày 31/1/2015). Tại Đại hội đã quyết định không thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng bằng mức vốn pháp định (3.000 tỷ đồng). NHNN đã tuyên bố sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của ngân hàng với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần [147].Ngày 05/03/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 249/QĐ- NHNN, quyết định mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi VNCB thành công ty TNHH một thành viên (NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CBBank). Thông cáo báo chí của NHNN nêu rõ, thời gian qua, hoạt động của VNCB đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Trước tình hình đó, để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của ngân hàng, NHNN đã quyết định đặt VNCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật. VNCB không có các giải pháp tái cơ cấu khả thi theo yêu cầu của NHNN. NHNN đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của VNCB với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần. Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của VNCB, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu của VNCB [61].Tại Lễ công bố quyết định chuyển đổi mô hình VNCB thành CBBank, NHNN thông báo các quyết định bổ nhiệm nhân sự chủ chốt của ngân hàng: Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Tổng Giám đốc NHTMCP Ngoại thương Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Các cán bộ khác của NHTMCP Ngoại thương cũng được bổ nhiệm các chức vụ trong Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát [146].Theo: Phạm Minh SơnLink luận án: Tại đây