0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e71b9812913--Hoạt-động-kinh-doanh-cơ-bản-của-tổ-chức-tài-chính-vi-mô.jpeg

Hoạt động kinh doanh cơ bản của tổ chức tài chính vi mô

3. Hoạt động kinh doanh cơ bản của tổ chức tài chính vi mô

3.1. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô

Một nội dung khá quan trọng và cũng rất mới trong Luật các TCTD 2010 đó là khi quy định về hàng lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể này  những vấn đề mang tính nguyên tắc đã được ghi nhận. Điều này giúp cho việc định hướng các hoạt động kinh doanh của các TCTD tốt hơn và an toàn hơn. Với tư cách là một loại hình TCTD, các tổ chức TCVM cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ các nguyên tắc này. Như vậy, theo quy định tại Mục I Chương IV luật các TCTD 2010, trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức TCVM phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tổ chức TCVM chỉ được thực hiện những hoạt động được pháp luật cho phép và được quy định trong Giấy phép do NHNN quy định

Theo quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật các TCTD 2010: “TCTD không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động NH, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được NHNN cấp cho TCTD.”

Như vậy, khác biệt với các loại hình doanh nghiệp nói chung, sự ràng buộc của pháp luật đối với hoạt động của TCTD nói chung và tổ chức TCVM nói riêng chặt chẽ hơn rất nhiều. Cụ thể, với nguyên tắc mở rộng tối đa quyền năng của các chủ thể kinh doanh, pháp luật cho phép các doanh nghiệp được quyền thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh, trừ những vấn đề, những lĩnh vực bị cấm bởi chính pháp luật. Nói một cách khác, nguyên tắc được áp dụng ở đây là: "được làm những gì mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ không được áp dụng đối với các tổ chức TCVM – mặc dù cũng là một chủ thể kinh doanh – bởi quy định nêu trên. Đối với hoạt động của các tổ chức TCVM, xuất phát từ tính chất đặc thù của hoạt động NH, pháp luật quy định tổ chức TCVM chỉ được phép thực hiện các hoạt động do pháp luật cho phép và được quy định trong Giấy phép do NHNN quy định. Nói một cách khác, tổ chức TCVM "chỉ được làm những gì pháp luật cho phép” mà thôi.

Thứ hai, tổ chức TCVM phải công bố công khai lãi suất và các mức phí cung ứng dịch vụ Điều 91 Luật các TCTD 2010 quy định:

“TCTD được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của TCTD;

TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động NH của TCTD theo quy định của pháp luật;
Trong trường hợp hoạt động NH có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống TCTD, NHNN có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD.”

Như vậy, trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức TCVM vấn đề "giá cả" cho các dịch vụ mà chủ thể này cung ứng buộc phải được công bố công khai. Tuy nhiên, đối với vấn đề lãi suất thì việc công khai cũng chỉ buộc phải đặt ra với lãi suất huy động. Điều này có nghĩa là, việc huy động vốn của tổ chức TCVM không được phép thực hiện khác so với mức đã công bố (không có thỏa thuận) còn trong việc cấp tín dụng, lãi suất không buộc phải công bố công khai và hai bên có thể thực hiện việc thỏa thuận mức áp dụng.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát của NHNN đối với hoạt động kinh doanh này của các tổ chức TCVM cũng không chỉ dừng lại ở việc sử dụng công cụ lãi suất một cách thuần túy như một nghiệp vụ của NHTW mà còn có thể can thiệp mạnh hơn bằng các biện pháp hành chính thông qua việc quy định "cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD".

Thứ ba, tổ chức TCVM phải xây dựng và tuân thủ các quy định nội bộ

Trước khi có Luật các TCTD 2010, pháp luật về NH Việt Nam can thiệp khá sâu vào các hoạt động kinh doanh của các TCTD bằng việc dùng pháp luật để quy định cả về những quy trình, nghiệp vụ của các tổ chức này. Điều này ít nhiều gây ra những khó khăn nhất định cho các TCTD trong quá trình thực hiện bởi sự khác biệt về điều kiện kiện kinh doanh, năng lực thực hiện cũng như đặc thù vùng miền...Nhằm đảm bảo quyền tự chủ của các TCTD trong hoạt động kinh doanh, Luật các TCTD 2010 không đi vào quy định cụ thể các quy trình nghiệp vụ của các TCTD mà yêu cầu các chủ thể này phải tự xây dựng và tự thực hiện các quy trình đó79. Với tư cách là một loại hình TCTD, tổ chức TCVM cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ nguyên tắc này.

Thứ tư, tổ chức TCVM phải phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng

Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD nói chung và tổ chức TCVM nói riêng, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi tình trạng nợ xấu tăng cao do các khoản tín dụng khó đòi vì khách hàng mất khả năng thanh toán.

Nguyên tắc này sẽ góp phần đảm báo tính trung thực, khách quan và đúng pháp luật đối với mỗi khoản tín dụng được cấp, qua đó làm tăng khả năng thu hồi vốn của các tổ chức TCVM, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như đảm bảo sự an toàn của tổ chức.

Thứ năm, tổ chức TCVM phải lưu giữ hồ sơ tín dụng

Theo quy định tại Điều 96 Luật các TCTD 2010, các TCTD phải tổ chức thực hiện việc lưu giữ hồ sơ tín dụng đối với tất cả các khoản vay được cấp ra bởi tổ chức mình. Cụ thể, Khoản 1 Điều 96 liệt kê các vấn đề cần được lưu giữ bao gồm:

Một là, hợp đồng cấp tín dụng và tài liệu ghi rõ mục đích sử dụng vốn; hồ sơ về biện pháp bảo đảm;

Hai là, báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng;

Ba là, quyết định cấp tín dụng có chữ ký của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua;

Bốn là, những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến hợp đồng cấp tín dụng.

Khoản 2 Điều 96 quy định: "thời hạn lưu trữ hồ sơ tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật" tuy nhiên hiện nay không có bất cứ văn bản nào quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ tín dụng là bao nhiêu lâu80. Hiện nay, các tổ chức TCVM sẽ phải thực hiện việc lưu giữ hồ sơ tín dụng của khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức mình.

Thứ sáu, Tổ chức TCVM phải đảm bảo tổng dư nợ cấp tín dụng cho khách hàng TCVM trên tổng dư nợ không thấp hơn tỷ lệ do NHNN quy định.

Đây là nguyên tắc đặc thù trong hoạt động kinh doanh của tổ chức TCVM so với các loại hình TCTD khác, theo đó tổ chức TCVM có thể cho đối tượng không phải là khách hàng của TCVM (cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp hay các doanh nghiệp siêu nhỏ) vay vốn nhưng tổng dư nợ đối với các khoản vay này chỉ được phép chiếm một tỷ lệ nhất định. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 120 Luật các TCTD 2010 thì tổng dư nợ của các khoản vay dành cho đối tượng là khách hàng của TCVM tính trên tổng dư nợ phải đảm bảo ít nhất bằng một tỷ lệ do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo, tổ chức TCVM thực chất là TCTD của những đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội.

3.2. Nội dung các hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô

Về mặt bản chất, tổ chức TCVM là loại hình TCTD nhỏ và chủ yếu cung ứng các dịnh vụ NH nhỏ, đơn giản cho đối tượng khách hàng là những đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội nên những hoạt động kinh doanh của chủ thể này cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo các chủ thể này hoạt động đúng với tôn chỉ, mục đích của TCVM cũng như đảm bảo tính thống nhất của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của TCTD, Luật các TCTD 2010 và Thông tư 02 cũng đưa ra những quy định để điều chỉnh đến hoạt động của tổ chức TCVM như sau:

Hoạt động huy động vốn

Đây là một nội dung vô cùng quan trọng đối với các TCTD nói chung và tổ chức TCVM nói riêng bởi huy động vốn chính là hoạt động tạo ra phương tiện để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của tổ chức TCVM. Nói một cách khác, hoạt động này có thể hiểu là nền tảng để tổ chức TCVM xúc tiến các hoạt động kinh doanh khác nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Việc huy động vốn của các TCTD rất đa dạng vì có thể được thực hiện dưới rất nhiều các hình thức khác nhau như nhận tiền gửi, phát hành các loại giấy tờ có giá hay đi vay của các chủ thể khác. Tuy nhiên, do đặc thù của tổ chức TCVM là những TCTD có quy mô nhỏ, đối tượng khách hàng chủ yếu là người có thu nhập thấp và nội dung hoạt động cũng chỉ là những hoạt động NH đơn giản nên hoạt động huy động vốn của tổ chức TCVM cũng có nhiều hạn chế hơn so với các loại hình TCTD khác. Cụ thể, theo quy định tại Điều 119 Luật các TCTD 2010, tổ chức TCVM chỉ được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:

Thứ nhất, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam. Cụ thể, tổ chức TCVM có thể nhận tiền gửi tiết kiệm dưới cả hai hình thức: (i) tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện.

Tiết kiệm bắt buộc, theo quy định tại Điểm 6 Khoản 1 Điều 1 Nghị định 165, là khoản tiền có giá trị nhỏ mà khách hàng của tổ chức TCVM buộc phải gửi vào tổ chức này để được quyền vay vốn. Số tiền này có thể được gửi định kỳ hoặc được tổ chức TCVM giữ lại từ chính khoản vay giải ngân cho khách hàng. Việc lựa chọn hình thức tiết kiệm bắt buộc nào là do tổ chức TCVM quy định. Trong trường hợp tiền tiết kiệm bắt buộc được gửi định kỳ, số tiền sẽ được ấn định cụ thể và trong trường hợp tiết kiệm bắt buộc được trích ra từ chính khoản vay của khách hàng thì sẽ được tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Như vậy, tổ chức TCVM chắc chắn có được một nguồn vốn nhất định, dù không thực sự lớn, từ kênh huy động này.

Tiết kiệm tự nguyện, theo quy định tại Điểm 7 Khoản 1 Điều 1 Nghị định 165, là số tiền được các cá nhân, tổ chức trong xã hội (có thể là khách hàng TCVM hoặc không) gửi tại tổ chức TCVM dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm. Trong trường hợp này, việc gửi – nhận tiền gửi giữa khách hàng và tổ chức TCVM xuất hiện hoàn toàn dựa trên cơ sở sự tự do ý chí của các bên, tức là cũng giống như việc khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại các TCTD được nhận tiền gửi tiết kiệm khác trong xã hội.

Thứ hai, vay vốn của các TCTD, tổ chức tài chính và của các cá nhân, tổ chức khác trong nước. Do nguồn vốn huy động được từ kênh nhận tiền gửi tiết kiệm là không lớn nên để đảm bảo tổ chức TCVM có đủ nguồn vốn để hoạt động, Luật các TCTD 2010 và các văn bản pháp luật hiện hành cho phép tổ chức TCVM được huy động vốn thông qua việc đi vay của các chủ thể khác (chủ yếu là của các NHTM và các tổ chức tài chính khác) trong xã hội. Ở hình thức này, mặc dù Khoản 2 Điều 119 Luật các TCTD 2010 không quy định nhưng theo Điểm 53.1 Thông tư 02 thì cũng chỉ được thực hiện với đồng tiền giao dịch là tiền đồng Việt Nam;

Theo: Nguyễn Thái Hà

Link luận án:  Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
642 ngày trước
Hoạt động kinh doanh cơ bản của tổ chức tài chính vi mô
3. Hoạt động kinh doanh cơ bản của tổ chức tài chính vi mô3.1. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính vi môMột nội dung khá quan trọng và cũng rất mới trong Luật các TCTD 2010 đó là khi quy định về hàng lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể này  những vấn đề mang tính nguyên tắc đã được ghi nhận. Điều này giúp cho việc định hướng các hoạt động kinh doanh của các TCTD tốt hơn và an toàn hơn. Với tư cách là một loại hình TCTD, các tổ chức TCVM cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ các nguyên tắc này. Như vậy, theo quy định tại Mục I Chương IV luật các TCTD 2010, trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức TCVM phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:Thứ nhất, tổ chức TCVM chỉ được thực hiện những hoạt động được pháp luật cho phép và được quy định trong Giấy phép do NHNN quy địnhTheo quy định tại khoản 2 Điều 90 Luật các TCTD 2010: “TCTD không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động NH, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được NHNN cấp cho TCTD.”Như vậy, khác biệt với các loại hình doanh nghiệp nói chung, sự ràng buộc của pháp luật đối với hoạt động của TCTD nói chung và tổ chức TCVM nói riêng chặt chẽ hơn rất nhiều. Cụ thể, với nguyên tắc mở rộng tối đa quyền năng của các chủ thể kinh doanh, pháp luật cho phép các doanh nghiệp được quyền thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh, trừ những vấn đề, những lĩnh vực bị cấm bởi chính pháp luật. Nói một cách khác, nguyên tắc được áp dụng ở đây là: "được làm những gì mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ không được áp dụng đối với các tổ chức TCVM – mặc dù cũng là một chủ thể kinh doanh – bởi quy định nêu trên. Đối với hoạt động của các tổ chức TCVM, xuất phát từ tính chất đặc thù của hoạt động NH, pháp luật quy định tổ chức TCVM chỉ được phép thực hiện các hoạt động do pháp luật cho phép và được quy định trong Giấy phép do NHNN quy định. Nói một cách khác, tổ chức TCVM "chỉ được làm những gì pháp luật cho phép” mà thôi.Thứ hai, tổ chức TCVM phải công bố công khai lãi suất và các mức phí cung ứng dịch vụ Điều 91 Luật các TCTD 2010 quy định:“TCTD được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của TCTD;TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động NH của TCTD theo quy định của pháp luật;Trong trường hợp hoạt động NH có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống TCTD, NHNN có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD.”Như vậy, trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức TCVM vấn đề "giá cả" cho các dịch vụ mà chủ thể này cung ứng buộc phải được công bố công khai. Tuy nhiên, đối với vấn đề lãi suất thì việc công khai cũng chỉ buộc phải đặt ra với lãi suất huy động. Điều này có nghĩa là, việc huy động vốn của tổ chức TCVM không được phép thực hiện khác so với mức đã công bố (không có thỏa thuận) còn trong việc cấp tín dụng, lãi suất không buộc phải công bố công khai và hai bên có thể thực hiện việc thỏa thuận mức áp dụng.Bên cạnh đó, việc kiểm soát của NHNN đối với hoạt động kinh doanh này của các tổ chức TCVM cũng không chỉ dừng lại ở việc sử dụng công cụ lãi suất một cách thuần túy như một nghiệp vụ của NHTW mà còn có thể can thiệp mạnh hơn bằng các biện pháp hành chính thông qua việc quy định "cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của TCTD".Thứ ba, tổ chức TCVM phải xây dựng và tuân thủ các quy định nội bộTrước khi có Luật các TCTD 2010, pháp luật về NH Việt Nam can thiệp khá sâu vào các hoạt động kinh doanh của các TCTD bằng việc dùng pháp luật để quy định cả về những quy trình, nghiệp vụ của các tổ chức này. Điều này ít nhiều gây ra những khó khăn nhất định cho các TCTD trong quá trình thực hiện bởi sự khác biệt về điều kiện kiện kinh doanh, năng lực thực hiện cũng như đặc thù vùng miền...Nhằm đảm bảo quyền tự chủ của các TCTD trong hoạt động kinh doanh, Luật các TCTD 2010 không đi vào quy định cụ thể các quy trình nghiệp vụ của các TCTD mà yêu cầu các chủ thể này phải tự xây dựng và tự thực hiện các quy trình đó79. Với tư cách là một loại hình TCTD, tổ chức TCVM cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ nguyên tắc này.Thứ tư, tổ chức TCVM phải phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụngĐây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD nói chung và tổ chức TCVM nói riêng, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi tình trạng nợ xấu tăng cao do các khoản tín dụng khó đòi vì khách hàng mất khả năng thanh toán.Nguyên tắc này sẽ góp phần đảm báo tính trung thực, khách quan và đúng pháp luật đối với mỗi khoản tín dụng được cấp, qua đó làm tăng khả năng thu hồi vốn của các tổ chức TCVM, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như đảm bảo sự an toàn của tổ chức.Thứ năm, tổ chức TCVM phải lưu giữ hồ sơ tín dụngTheo quy định tại Điều 96 Luật các TCTD 2010, các TCTD phải tổ chức thực hiện việc lưu giữ hồ sơ tín dụng đối với tất cả các khoản vay được cấp ra bởi tổ chức mình. Cụ thể, Khoản 1 Điều 96 liệt kê các vấn đề cần được lưu giữ bao gồm:Một là, hợp đồng cấp tín dụng và tài liệu ghi rõ mục đích sử dụng vốn; hồ sơ về biện pháp bảo đảm;Hai là, báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng;Ba là, quyết định cấp tín dụng có chữ ký của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua;Bốn là, những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến hợp đồng cấp tín dụng.Khoản 2 Điều 96 quy định: "thời hạn lưu trữ hồ sơ tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật" tuy nhiên hiện nay không có bất cứ văn bản nào quy định về thời hạn lưu trữ hồ sơ tín dụng là bao nhiêu lâu80. Hiện nay, các tổ chức TCVM sẽ phải thực hiện việc lưu giữ hồ sơ tín dụng của khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức mình.Thứ sáu, Tổ chức TCVM phải đảm bảo tổng dư nợ cấp tín dụng cho khách hàng TCVM trên tổng dư nợ không thấp hơn tỷ lệ do NHNN quy định.Đây là nguyên tắc đặc thù trong hoạt động kinh doanh của tổ chức TCVM so với các loại hình TCTD khác, theo đó tổ chức TCVM có thể cho đối tượng không phải là khách hàng của TCVM (cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp hay các doanh nghiệp siêu nhỏ) vay vốn nhưng tổng dư nợ đối với các khoản vay này chỉ được phép chiếm một tỷ lệ nhất định. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 120 Luật các TCTD 2010 thì tổng dư nợ của các khoản vay dành cho đối tượng là khách hàng của TCVM tính trên tổng dư nợ phải đảm bảo ít nhất bằng một tỷ lệ do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo, tổ chức TCVM thực chất là TCTD của những đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội.3.2. Nội dung các hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính vi môVề mặt bản chất, tổ chức TCVM là loại hình TCTD nhỏ và chủ yếu cung ứng các dịnh vụ NH nhỏ, đơn giản cho đối tượng khách hàng là những đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội nên những hoạt động kinh doanh của chủ thể này cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo các chủ thể này hoạt động đúng với tôn chỉ, mục đích của TCVM cũng như đảm bảo tính thống nhất của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của TCTD, Luật các TCTD 2010 và Thông tư 02 cũng đưa ra những quy định để điều chỉnh đến hoạt động của tổ chức TCVM như sau:Hoạt động huy động vốnĐây là một nội dung vô cùng quan trọng đối với các TCTD nói chung và tổ chức TCVM nói riêng bởi huy động vốn chính là hoạt động tạo ra phương tiện để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của tổ chức TCVM. Nói một cách khác, hoạt động này có thể hiểu là nền tảng để tổ chức TCVM xúc tiến các hoạt động kinh doanh khác nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.Việc huy động vốn của các TCTD rất đa dạng vì có thể được thực hiện dưới rất nhiều các hình thức khác nhau như nhận tiền gửi, phát hành các loại giấy tờ có giá hay đi vay của các chủ thể khác. Tuy nhiên, do đặc thù của tổ chức TCVM là những TCTD có quy mô nhỏ, đối tượng khách hàng chủ yếu là người có thu nhập thấp và nội dung hoạt động cũng chỉ là những hoạt động NH đơn giản nên hoạt động huy động vốn của tổ chức TCVM cũng có nhiều hạn chế hơn so với các loại hình TCTD khác. Cụ thể, theo quy định tại Điều 119 Luật các TCTD 2010, tổ chức TCVM chỉ được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:Thứ nhất, nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam. Cụ thể, tổ chức TCVM có thể nhận tiền gửi tiết kiệm dưới cả hai hình thức: (i) tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện.Tiết kiệm bắt buộc, theo quy định tại Điểm 6 Khoản 1 Điều 1 Nghị định 165, là khoản tiền có giá trị nhỏ mà khách hàng của tổ chức TCVM buộc phải gửi vào tổ chức này để được quyền vay vốn. Số tiền này có thể được gửi định kỳ hoặc được tổ chức TCVM giữ lại từ chính khoản vay giải ngân cho khách hàng. Việc lựa chọn hình thức tiết kiệm bắt buộc nào là do tổ chức TCVM quy định. Trong trường hợp tiền tiết kiệm bắt buộc được gửi định kỳ, số tiền sẽ được ấn định cụ thể và trong trường hợp tiết kiệm bắt buộc được trích ra từ chính khoản vay của khách hàng thì sẽ được tính theo một tỷ lệ phần trăm nhất định. Như vậy, tổ chức TCVM chắc chắn có được một nguồn vốn nhất định, dù không thực sự lớn, từ kênh huy động này.Tiết kiệm tự nguyện, theo quy định tại Điểm 7 Khoản 1 Điều 1 Nghị định 165, là số tiền được các cá nhân, tổ chức trong xã hội (có thể là khách hàng TCVM hoặc không) gửi tại tổ chức TCVM dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm. Trong trường hợp này, việc gửi – nhận tiền gửi giữa khách hàng và tổ chức TCVM xuất hiện hoàn toàn dựa trên cơ sở sự tự do ý chí của các bên, tức là cũng giống như việc khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại các TCTD được nhận tiền gửi tiết kiệm khác trong xã hội.Thứ hai, vay vốn của các TCTD, tổ chức tài chính và của các cá nhân, tổ chức khác trong nước. Do nguồn vốn huy động được từ kênh nhận tiền gửi tiết kiệm là không lớn nên để đảm bảo tổ chức TCVM có đủ nguồn vốn để hoạt động, Luật các TCTD 2010 và các văn bản pháp luật hiện hành cho phép tổ chức TCVM được huy động vốn thông qua việc đi vay của các chủ thể khác (chủ yếu là của các NHTM và các tổ chức tài chính khác) trong xã hội. Ở hình thức này, mặc dù Khoản 2 Điều 119 Luật các TCTD 2010 không quy định nhưng theo Điểm 53.1 Thông tư 02 thì cũng chỉ được thực hiện với đồng tiền giao dịch là tiền đồng Việt Nam;Theo: Nguyễn Thái HàLink luận án:  Tại đây