0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64e712411dc74-Mối-quan-hệ-giữa-Cơ-quan-Cảnh-sát-điều-tra-với-Tòa-án-trong-tố-tụng-hình-sự.jpeg

Mối quan hệ giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với Tòa án trong tố tụng hình sự

1.4. Mối quan hệ giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với Tòa án trong tố tụng hình sự

Toà án cùng với VKS, các cơ quan CA, Thanh tra, Tư pháp, cơ quan hữu quan khác, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đơn vị vũ trang nhân dân nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác [75].

Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT và TA trong TTHS thể hiện ở những nội dung sau:

  • Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT và TA trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và những vi phạm pháp luật, công tác xét xử của Toà án chỉ là một trong các biện pháp cần thiết được áp dụng. Để đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác, TA cần kết hợp với các cơ quan khác trong và ngoài hệ thống tư pháp bao gồm VKS, các cơ quan CA, Thanh tra, Tư pháp, các tổ chức xã hội nói chung…cùng phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau để loại bỏ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từng bước hạn chế, đẩy lùi tội phạm trong cuộc sống xã hội. Mặt khác, theo quy định của Bộ luật TTHS, trong quá trình xét xử nếu phát sinh khiếu nại, tố cáo thì TA phải kết hợp với Cơ quan CSĐT để giải quyết. Cụ thể, trong quá trình xét xử vụ án hình sự nếu có khiếu nại, tố cáo liên quan đến Cơ quan CSĐT thì Cơ quan CSĐT có trách nhiệm phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo[102]. Khi bị cáo khiếu nại việc bị bức cung, dùng nhục hình thì TA có thể mời ĐTV lên đối chất với lời khai của bị cáo…

  • Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT và TA trong việc điều tra, xét xử những vụ án nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền của CQĐT, VKS, TA cấp dưới nhưng lấy cấp trên lấy lên để điều tra, truy tố, xét xử.

Toà án nhân dân cấp tỉnh và TA quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và TA quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của TA cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử [74, Điều 170]. Tuy nhiên, trong Bộ luật TTHS không quy định loại vụ án nào TA cấp tỉnh, TA quân sự cấp quân khu lấy lên để xét xử. Chính vì vậy, khi vụ án hình sự xảy ra, Chánh án TA, Viện trưởng VKS, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT cấp tỉnh cần họp bàn về căn cứ và khả năng thực tế của những người tiến hành tố tụng cấp huyện, nơi xảy ra vụ án để quyết định, có cần thiết phải lấy lên để điều tra, truy tố xét xử tại cấp tỉnh hay không. Nếu thấy cần thiết phải lấy lên để xét xử tại cấp tỉnh thì thực hiện đúng các quy định về chuyển vụ án. Cụ thể là chỉ được chuyển vụ án cho TA khác khi vụ án chưa được xét xử. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án TA quyết định. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của TA quân sự hoặc TA cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho TA có thẩm quyền. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định. Mặt khác, trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, TA phải thông báo cho VKS cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có liên quan trong vụ án [74,tr.139].

  • Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT và TA trong việc điều tra bổ sung, điều tra lại.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, TA có thể ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Quyết định này cùng hồ sơ vụ án được chuyển cho VKS. Trong trường hợp VKS không thể tự mình điều tra bổ sung được thì hồ sơ vụ án được chuyển trở lại Cơ quan CSĐT. Trong trường hợp này, Cơ quan CSĐT phải tiến hành các biện pháp để điều tra bổ sung theo nội dung quyết định của Toà án. Mặc dù, TA trả lại hồ sơ cho VKS, nhưng Cơ quan CSĐT phải nhanh chóng đáp ứng yêu cầu điều tra bổ sung càng nhanh càng tốt. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT chuyển hồ sơ vụ án cho VKS để VKS chuyển cho TA để tiếp tục chuẩn bị xét xử.

Như vậy, trong giai đoạn xét xử, sự phối hợp giữa Cơ quan CSĐT và TA là rất cần thiết đảm bảo cho hoạt động tố tụng được diễn ra liên tục, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật TTHS thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có thể hủy bản án hoặc quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại. Trong trường hợp này, Cơ quan CSĐT tiến hành điều tra lại theo quy định chung.

1.5. Mối quan hệ giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là mối quan hệ công tác, cùng có nhiệm vụ chung là đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo quy định, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không phải là CQĐT. Đây là những cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong một số lĩnh vực mà nhà nước giao quản lý nhưng trong những địa bàn hoặc lĩnh vực đó thường xuất hiện những hành vi phạm tội mà cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đó. Cho nên, pháp luật TTHS mới giao cho các cơ quan này nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, kịp thời trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Theo Điều 111 Bộ luật TTHS và các Điều 4, 19, 20, 21, 22, 23, 24 Pháp lệnh tổ chức ĐTHS thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm:

  • Bộ đội biên phòng;
  • Hải quan;
  • Kiểm lâm;
  • Lực lượng Cảnh sát biển;
  • Các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát trong CAND, gồm: Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục Cảnh sát môi trường, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Phòng Cảnh sát môi trường, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trại tạm giam, Trại giam;
  • Các cơ quan khác của lực lượng An ninh trong CAND, gồm: Các cục An ninh, các phòng An ninh ở CA cấp tỉnh, Đội An ninh ở CA cấp huyện trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm theo thẩm quyền;
  • Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân, gồm: Trại tạm giam, trại giam trong Quân đội nhân dân, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương;

Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thể hiện ở một số nội dung sau [67]:

Một là, quan hệ giữa Cơ quan CSĐT với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra. Các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan CSĐT phải được cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan CSĐT trong phạm vi thẩm quyền được phân công [57]. Mối quan hệ giữa hai cơ quan là quan hệ phối hợp, cùng thực hiện một số nhiệm vụ trong hoạt động điều tra, không phải là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.

Do hồ sơ điều tra vụ án hình sự ban đầu được lập bởi cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Do đó, trong quá trình chuyển giao, phối hợp điều tra làm rõ vụ án nếu Cơ quan CSĐT có thẩm quyền có yêu cầu, thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải nghiêm chỉnh thực hiện. Tuy nhiên, do đây là hoạt động TTHS nên mọi yêu cầu giữa các cơ quan đều phải được thể hiện bằng văn bản, mọi yêu cầu không bằng văn bản đều không có giá trị pháp lý.

Theo: Vũ Duy Công

Link luận án:  Tại đây

avatar
Phạm Linh Chi
610 ngày trước
Mối quan hệ giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với Tòa án trong tố tụng hình sự
1.4. Mối quan hệ giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với Tòa án trong tố tụng hình sựToà án cùng với VKS, các cơ quan CA, Thanh tra, Tư pháp, cơ quan hữu quan khác, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đơn vị vũ trang nhân dân nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác [75].Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT và TA trong TTHS thể hiện ở những nội dung sau:Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT và TA trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo:Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và những vi phạm pháp luật, công tác xét xử của Toà án chỉ là một trong các biện pháp cần thiết được áp dụng. Để đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác, TA cần kết hợp với các cơ quan khác trong và ngoài hệ thống tư pháp bao gồm VKS, các cơ quan CA, Thanh tra, Tư pháp, các tổ chức xã hội nói chung…cùng phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau để loại bỏ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từng bước hạn chế, đẩy lùi tội phạm trong cuộc sống xã hội. Mặt khác, theo quy định của Bộ luật TTHS, trong quá trình xét xử nếu phát sinh khiếu nại, tố cáo thì TA phải kết hợp với Cơ quan CSĐT để giải quyết. Cụ thể, trong quá trình xét xử vụ án hình sự nếu có khiếu nại, tố cáo liên quan đến Cơ quan CSĐT thì Cơ quan CSĐT có trách nhiệm phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo[102]. Khi bị cáo khiếu nại việc bị bức cung, dùng nhục hình thì TA có thể mời ĐTV lên đối chất với lời khai của bị cáo…Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT và TA trong việc điều tra, xét xử những vụ án nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền của CQĐT, VKS, TA cấp dưới nhưng lấy cấp trên lấy lên để điều tra, truy tố, xét xử.Toà án nhân dân cấp tỉnh và TA quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện và TA quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của TA cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử [74, Điều 170]. Tuy nhiên, trong Bộ luật TTHS không quy định loại vụ án nào TA cấp tỉnh, TA quân sự cấp quân khu lấy lên để xét xử. Chính vì vậy, khi vụ án hình sự xảy ra, Chánh án TA, Viện trưởng VKS, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT cấp tỉnh cần họp bàn về căn cứ và khả năng thực tế của những người tiến hành tố tụng cấp huyện, nơi xảy ra vụ án để quyết định, có cần thiết phải lấy lên để điều tra, truy tố xét xử tại cấp tỉnh hay không. Nếu thấy cần thiết phải lấy lên để xét xử tại cấp tỉnh thì thực hiện đúng các quy định về chuyển vụ án. Cụ thể là chỉ được chuyển vụ án cho TA khác khi vụ án chưa được xét xử. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án TA quyết định. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của TA quân sự hoặc TA cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn phải chuyển cho TA có thẩm quyền. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định. Mặt khác, trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, TA phải thông báo cho VKS cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có liên quan trong vụ án [74,tr.139].Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT và TA trong việc điều tra bổ sung, điều tra lại.Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, TA có thể ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Quyết định này cùng hồ sơ vụ án được chuyển cho VKS. Trong trường hợp VKS không thể tự mình điều tra bổ sung được thì hồ sơ vụ án được chuyển trở lại Cơ quan CSĐT. Trong trường hợp này, Cơ quan CSĐT phải tiến hành các biện pháp để điều tra bổ sung theo nội dung quyết định của Toà án. Mặc dù, TA trả lại hồ sơ cho VKS, nhưng Cơ quan CSĐT phải nhanh chóng đáp ứng yêu cầu điều tra bổ sung càng nhanh càng tốt. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT chuyển hồ sơ vụ án cho VKS để VKS chuyển cho TA để tiếp tục chuẩn bị xét xử.Như vậy, trong giai đoạn xét xử, sự phối hợp giữa Cơ quan CSĐT và TA là rất cần thiết đảm bảo cho hoạt động tố tụng được diễn ra liên tục, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật TTHS thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có thể hủy bản án hoặc quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại. Trong trường hợp này, Cơ quan CSĐT tiến hành điều tra lại theo quy định chung.1.5. Mối quan hệ giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều traMối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là mối quan hệ công tác, cùng có nhiệm vụ chung là đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo quy định, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không phải là CQĐT. Đây là những cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong một số lĩnh vực mà nhà nước giao quản lý nhưng trong những địa bàn hoặc lĩnh vực đó thường xuất hiện những hành vi phạm tội mà cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đó. Cho nên, pháp luật TTHS mới giao cho các cơ quan này nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, kịp thời trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.Theo Điều 111 Bộ luật TTHS và các Điều 4, 19, 20, 21, 22, 23, 24 Pháp lệnh tổ chức ĐTHS thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm:Bộ đội biên phòng;Hải quan;Kiểm lâm;Lực lượng Cảnh sát biển;Các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát trong CAND, gồm: Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục Cảnh sát môi trường, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Phòng Cảnh sát môi trường, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trại tạm giam, Trại giam;Các cơ quan khác của lực lượng An ninh trong CAND, gồm: Các cục An ninh, các phòng An ninh ở CA cấp tỉnh, Đội An ninh ở CA cấp huyện trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm theo thẩm quyền;Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân, gồm: Trại tạm giam, trại giam trong Quân đội nhân dân, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương;Mối quan hệ giữa Cơ quan CSĐT với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thể hiện ở một số nội dung sau [67]:Một là, quan hệ giữa Cơ quan CSĐT với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra. Các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan CSĐT phải được cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện.Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan CSĐT trong phạm vi thẩm quyền được phân công [57]. Mối quan hệ giữa hai cơ quan là quan hệ phối hợp, cùng thực hiện một số nhiệm vụ trong hoạt động điều tra, không phải là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.Do hồ sơ điều tra vụ án hình sự ban đầu được lập bởi cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Do đó, trong quá trình chuyển giao, phối hợp điều tra làm rõ vụ án nếu Cơ quan CSĐT có thẩm quyền có yêu cầu, thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải nghiêm chỉnh thực hiện. Tuy nhiên, do đây là hoạt động TTHS nên mọi yêu cầu giữa các cơ quan đều phải được thể hiện bằng văn bản, mọi yêu cầu không bằng văn bản đều không có giá trị pháp lý.Theo: Vũ Duy CôngLink luận án:  Tại đây