0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c29d9237577-Khái-niệm-mức-dư-lượng-tối-đa-thuốc-bảo-vệ-thực-vật-.jpg.webp

Khái niệm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật

2.1.1. Khái niệm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 của Việt Nam thì: “Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc”. Bên cạnh đó, theo FAO thì thuốc BVTV là tên gọi chung của các sản phẩm hoá chất sử dụng trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp nhằm mục đích phòng trừ, ngăn ngừa và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hoặc kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ giai đoạn sản xuất đến thu hoạch và bảo quản.

Theo giải thích của FAO thuật ngữ “Mức dư lượng tối đa - Maximum residue level” đồng nghĩa với thuật ngữ “Mức tồn dư tối đa”, “Giới hạn mức tồn dư tối đa - Maximum residue limit” hoặc hoặc thuật ngữ “Dung sai – Tolerances” được sử dụng tại Hoa Kỳ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ MRL thuốc BVTV như:

Theo Điều 2 Quy tắc ứng xử quốc tế về quản lý thuốc BVTV do FAO và WHO ban hành năm 2014, Giới hạn dư lượng tối đa (MRL) được giải thích là nồng độ tối đa của dư lượng được pháp luật cho phép hoặc công nhận là có thể chấp nhận được trong hoặc trên thực phẩm hoặc nông sản hoặc thức ăn chăn nuôi.

Theo giải thích của APEC, MRL là nồng độ tối đa một dư lượng thuốc BVTV được pháp luật cho phép có trong hàng hóa thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Những MRL dựa trên dữ liệu về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và thực phẩm được sản xuất từ những hàng hóa tuân thủ MRL tương ứng được coi là chấp nhận được về mặt độc tố.

Theo giải thích của Liên minh Châu Âu thì MRL “là mức được cho phép cao nhất của nồng độ đối với dư lượng thuốc BVTV trong hoặc trên thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi theo Quy định (EC) 396/200584, dựa trên thực hành nông nghiệp tốt và mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng thấp nhất cần thiết để bảo vệ những người tiêu dùng dễ bị tổn thương”.

Ở Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mức dư lượng (tồn dư) thuốc BVTV được hiểu là các chất tồn dư trong thực phẩm do sử dụng một loại thuốc BVTV. Tồn dư thuốc BVTV có thể từ các nguồn chưa biết, không thể tránh khỏi (như từ môi trường) hoặc từ việc sử dụng hóa chất. Tồn dư thuốc BVTV bao gồm các dẫn xuất của thuốc BVTV như các sản phẩm chuyển đổi, chuyển hóa, sản phẩm phản ứng và các tạp chất được coi là có ý nghĩa về độc tính86. Giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV được giải thích là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc BVTV trong thực phẩm (đơn vị tính: mg/kg thực phẩm)87.

Một giải thích cụ thể và đầy đủ khác được đưa ra bởi Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam như sau: Dư lượng (Pesticide residue) là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hóa và các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của các hệ sống (living systems) và điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ...). Dư lượng của thuốc được tính bằng mg (miligam) thuốc có trong 1 kilogram nông sản, đất hay nước (mg/kg). Mức dư lượng tối đa cho phép là giới hạn dư lượng của một loại thuốc, được tính bằng mg/kg, được phép tồn tại về mặt pháp lý, hoặc xem như có thể chấp nhận được ở trong hay trên nông sản, thức ăn gia súc mà không gây hại cho người sử dụng và vật nuôi khi ăn các nông sản đó. MRL sẽ tỷ lệ nghịch với độ độc tố trong thuốc, nghĩa là thuốc chứa độc tố cao thì MRL sẽ thấp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất độc chất tồn dư trong sản phẩm.

Như vậy, có thể hiểu MRL thuốc BVTV là giới hạn dư lượng cụ thể của một loại thuốc BVTV được phép tồn tại về mặt pháp lý, hoặc xem như có thể chấp nhận được ở trong hay trên nông sản, thức ăn gia súc mà không gây hại cho con người và vật nuôi khi sử dụng các thực phẩm đó.

Theo: Trần Vang Phủ

Link luận án: Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
662 ngày trước
Khái niệm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật
2.1.1. Khái niệm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vậtTheo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 của Việt Nam thì: “Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc”. Bên cạnh đó, theo FAO thì thuốc BVTV là tên gọi chung của các sản phẩm hoá chất sử dụng trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp nhằm mục đích phòng trừ, ngăn ngừa và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hoặc kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ giai đoạn sản xuất đến thu hoạch và bảo quản.Theo giải thích của FAO thuật ngữ “Mức dư lượng tối đa - Maximum residue level” đồng nghĩa với thuật ngữ “Mức tồn dư tối đa”, “Giới hạn mức tồn dư tối đa - Maximum residue limit” hoặc hoặc thuật ngữ “Dung sai – Tolerances” được sử dụng tại Hoa Kỳ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ MRL thuốc BVTV như:Theo Điều 2 Quy tắc ứng xử quốc tế về quản lý thuốc BVTV do FAO và WHO ban hành năm 2014, Giới hạn dư lượng tối đa (MRL) được giải thích là nồng độ tối đa của dư lượng được pháp luật cho phép hoặc công nhận là có thể chấp nhận được trong hoặc trên thực phẩm hoặc nông sản hoặc thức ăn chăn nuôi.Theo giải thích của APEC, MRL là nồng độ tối đa một dư lượng thuốc BVTV được pháp luật cho phép có trong hàng hóa thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Những MRL dựa trên dữ liệu về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và thực phẩm được sản xuất từ những hàng hóa tuân thủ MRL tương ứng được coi là chấp nhận được về mặt độc tố.Theo giải thích của Liên minh Châu Âu thì MRL “là mức được cho phép cao nhất của nồng độ đối với dư lượng thuốc BVTV trong hoặc trên thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi theo Quy định (EC) 396/200584, dựa trên thực hành nông nghiệp tốt và mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng thấp nhất cần thiết để bảo vệ những người tiêu dùng dễ bị tổn thương”.Ở Việt Nam, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mức dư lượng (tồn dư) thuốc BVTV được hiểu là các chất tồn dư trong thực phẩm do sử dụng một loại thuốc BVTV. Tồn dư thuốc BVTV có thể từ các nguồn chưa biết, không thể tránh khỏi (như từ môi trường) hoặc từ việc sử dụng hóa chất. Tồn dư thuốc BVTV bao gồm các dẫn xuất của thuốc BVTV như các sản phẩm chuyển đổi, chuyển hóa, sản phẩm phản ứng và các tạp chất được coi là có ý nghĩa về độc tính86. Giới hạn tối đa dư lượng thuốc BVTV được giải thích là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc BVTV trong thực phẩm (đơn vị tính: mg/kg thực phẩm)87.Một giải thích cụ thể và đầy đủ khác được đưa ra bởi Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam như sau: Dư lượng (Pesticide residue) là phần còn lại của hoạt chất, các sản phẩm chuyển hóa và các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trên cây trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của các hệ sống (living systems) và điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ...). Dư lượng của thuốc được tính bằng mg (miligam) thuốc có trong 1 kilogram nông sản, đất hay nước (mg/kg). Mức dư lượng tối đa cho phép là giới hạn dư lượng của một loại thuốc, được tính bằng mg/kg, được phép tồn tại về mặt pháp lý, hoặc xem như có thể chấp nhận được ở trong hay trên nông sản, thức ăn gia súc mà không gây hại cho người sử dụng và vật nuôi khi ăn các nông sản đó. MRL sẽ tỷ lệ nghịch với độ độc tố trong thuốc, nghĩa là thuốc chứa độc tố cao thì MRL sẽ thấp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất độc chất tồn dư trong sản phẩm.Như vậy, có thể hiểu MRL thuốc BVTV là giới hạn dư lượng cụ thể của một loại thuốc BVTV được phép tồn tại về mặt pháp lý, hoặc xem như có thể chấp nhận được ở trong hay trên nông sản, thức ăn gia súc mà không gây hại cho con người và vật nuôi khi sử dụng các thực phẩm đó.Theo: Trần Vang PhủLink luận án: Tại đây