0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c1e507d3581-Các-giải-pháp-nâng-cao-hiệu-quả-thi-hành-pháp-luật-về-công-ty-luật-hợp-danh-trong-bối-cảnh-hội-nhập-quốc-tế-ở-Việt-Nam-.jpg.webp

Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam

3.3.   Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam

(i)  Thứ nhất, đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư

Bản chất của nghề luật sư là nghề chuyên môn và tự do, nên sự phát triển của đội ngũ luật sư trước hết phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, sự phát triển của kinh tế và xã hội. Do đó, việc phát triển số lượng luật sư phải được thực hiện trong một tổng thể của các giải pháp không chỉ mang tính nghề nghiệp mà còn giải pháp kinh tế, giải pháp mang tính xã hội.

Nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và của mỗi người dân về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, góp phần tăng tính hấp dẫn của nghề luật sư, thu hút ngày càng đông đội ngũ cử nhân luật mới ra trường tham gia hành nghề luật sư

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về luật sư và hành nghề luật sư; Mở rộng các diễn đàn phù hợp để luật sư tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, người dân, đặc biệt là diễn đàn luật sư - doanh nghiệp để tạo cầu nối và cơ chế dễ dàng tiếp cận với luật sư và dịch vụ pháp lý của luật sư;

Việc đào tạo định hướng nghề nghiệp luật sư cần được thực hiện trong chương trình đào tạo cử nhân luật để sinh viên có kiến thức về nghề luật sư, từ đó hình thành sự quan tâm và nguyện vọng trở thành luật sư;

Cần nghiên cứu thực hiện đào tạo liên thông cử nhân luật hướng nghiệp tư pháp và đào tạo nghề để khơi dậy tính nghề ngay từ khi còn đang học đại học qua đó có thể rút ngắn được thời gian đào tạo nghề luật sư sau này.

Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phải xây dựng và duy trì uy tín, danh dự nghề nghiệp; cơ chế pháp lý bảo đảm quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hành nghề phải được thực hiện nghiêm chỉnh để người dân và xã hội thực sự tin tưởng vào vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội.

Tiếp tục phát triển thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư từ phía các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hình thành và phát triển thị trường dịch vụ pháp lý chất lượng cao phục vụ nhu cầu tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp thương mại của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giao dịch thương mại quốc tế.

Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành Chương trình khung đào tạo nghề luật sư; trên cơ sở Chương trình khung, các cơ sở đào tạo nghề luật sư xây dựng chương trình đào tạo cụ thể của mình. Việc xây dựng chương trình đào tạo nghề luật sư trước hết phải xuất phát từ mục tiêu chính là cung cấp cho học viên những kỹ năng hành nghề cơ bản.

Chương trình đào tạo nghề luật sư phải kết hợp giữa đào tạo về lý thuyết với thực hành nghề nghiệp. Việc đào tạo lý thuyết cũng phải thông qua các tình huống cụ thể để áp dụng pháp luật thực định. Thời gian thực hành nghề nghiệp tại tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan tư pháp và cơ quản quản lý nhà nước cần chiếm tỷ lệ hợp lý.

Cải cách phương pháp đào tạo nghề luật sư, thay thế phương pháp diễn giảng độc thoại và nặng về lý thuyết sang phương pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tư duy của học viên, đào tạo tập trung vào kỹ năng hành nghề, kinh nghiệm thực tiễn. Việc đào tạo nghề luật sư nên được thực hiện thông qua những công việc thực tế tại các tổ chức hành nghề luật sư. Theo cách thức này, học viên được phân chia thành các nhóm và được gửi luân phiên đến các tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp để học trực tiếp từ công việc.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thông qua việc trang bị cho đội ngũ giảng viên đào tạo nghề luật sư phương pháp đào tạo mới, theo đó học viên đóng vai trò trung tâm, giảng viên chỉ là người dẫn dắt học viên phát triển ý tưởng và khái quát hóa ý tưởng của học viên trở thành lý thuyết, cần có sự tham gia nhiều hơn của đội ngũ các luật sư kỳ cựu để truyền đạt những kinh nghiệm, những kỹ năng, những kỹ thuật trong hành nghề dựa trên nguyên tắc "đứng trên vai người khổng lồ sẽ cao hơn người khổng lồ".

Tăng cường trách nhiệm của Đoàn Luật sư trong việc giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tuân theo quy chế tập sự hành nghề luật sư. Tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự hành nghề luật sư được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề.

Thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật và bồi dưỡng về kỹ năng hành nghề nói chung, kỹ năng tranh tụng nói riêng, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho luật sư một cách thường xuyên, định kỳ. Liên đoàn Luật sư Việt Nam cùng các Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho luật sư phù hợp với từng thời kỳ và tình hình thực tiễn về tổ chức, hoạt động luật sư của khu vực và từng địa phương. Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bắt buộc cho luật sư theo định kỳ.

Trước thực tiễn hiện nay trong nhiều vụ tranh chấp thương mại quốc tế, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của nước ta phải thuê các công ty luật nước ngoài tư vấn, đại diện trong quá trình giải quyết, chi phí cho việc thuê công ty luật nước ngoài, luật sư nước ngoài rất cao, trong khi đó, chúng ta lại không chủ động được về thời gian và nắm bắt diễn biến giải quyết tranh chấp; vấn đề cung cấp và bảo mật thông tin trong một số trường hợp cũng gây nhiều khó khăn cho các bên. Chính vì vậy việc phát triển được đội ngũ luật sư giỏi phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề cấp thiết. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, cần xây dựng chương trình chuyên biệt để đào tạo luật sư chuyên về hội nhập. Chương trình này song song cùng với chương trình đào tạo nghề luật sư. Chương trình chuyên biệt đào tạo luật sư hội nhập phải bảo đảm cho học viên khi tốt nghiệp đáp ứng được các tiêu chí như được trang bị kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề về thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng và sử dụng thành thạo một ngoại ngữ trong hoạt động hành nghề luật sư.

Thành lập thí điểm cơ sở liên doanh, liên kết với cơ sở đào tạo luật sư nước ngoài để đào tạo luật sư chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế. Sau thời gian thí điểm trong việc liên doanh, liên kết với nước ngoài để đào tạo đội ngũ luật sư hội nhập kinh tế quốc tế thì Chính phủ sẽ đánh giá về hoạt động này, nếu tốt có thể cần có chính sách khuyến khích liên doanh, liên kết để đào tạo luật sư hội nhập kinh tế quốc tế. Tuyển chọn và gửi một số luật sư đáp ứng điều kiện về chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đi đào tạo ở nước ngoài. Các luật sư được đào tạo ở nước ngoài sẽ là nòng cốt để phát triển đội ngũ luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Xây dựng chương trình chuẩn quốc gia về đào tạo luật sư chuyên sâu về hội nhập. Đối tượng tham gia có thể là cử nhân luật hoặc luật sư đang hành nghề; Nội dung của khóa học bao gồm kiến thức và kỹ năng hành nghề trong lĩnh vực thương mại quốc tế và ngoại ngữ, thời gian của khóa học từ hai đến ba năm, trong đó thời gian học trên lớp dự kiến sáu tháng, thời gian còn lại học viên được gửi đến các tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam và nước ngoài được lựa chọn để thực hành nghề nghiệp.

(ii)  Thứ hai, đổi mới việc thực hiện những vấn đề liên quan đến hoạt động công ty luật, công ty luật hợp danh trong mối quan hệ với các tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư

Có thể nói, khi tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư (Liên Đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư địa phương) thực hiện đầy đủ vai trò tự quản của mình sẽ tác động tích cực đến hoạt động nghề nghiệp của luật sư thành viên, nhiệm vụ này hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên nhằm nhắc nhở luật sư thành viên phải tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức, ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề.

Tuy nhiên, hiện nay ngoại trừ một số luật sư đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân, phần nhiều các luật sư hoạt động hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư của họ. Do đó, Liên Đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư khó có thể tham gia trực tiếp để tác động đến hoạt động tự quản của chủ thể này, đặc biệt là đối với các công ty luật hợp danh khi mà pháp luật chưa quy định điều chỉnh các mối quan hệ này.

Mặt khác, để đảm bảo việc kết hợp giữa công tác quản lý Nhà nước với vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư thì khi kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề luật sư của các tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật, nên có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư (Bộ Tư pháp/Sở Tư pháp phối hợp với Liên Đoàn luật sư Việt Nam/Đoàn Luật sư địa phương). Thông qua đó, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư mới có thể kiểm tra; giám sát hoạt động của luật sư, của các công ty luật; cũng thông qua sự kết hợp này, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư nắm bắt được mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động của luật sư thành viên và các tổ chức hành nghề luật sư là hết sức cần thiết nhằm phát huy vai trò tự quản của các tổ chức hành nghề luật sư trong công tác tổ chức cũng như hoạt động của chủ thể này.

(iii)   Thứ ba, đảm bảo hạn chế tối đa sự vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả của luật sư, công ty luật hợp danh

Ngoài việc tạo sự chủ động, dân chủ trong hoạt động của công ty luật hợp danh thì việc các cơ quan nhà nước thường xuyên kiểm tra và xử lý vi phạm một cách triệt để, rõ ràng là điều cần thiết. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về luật sư là kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật của tổ chức luật sư và hành nghề luật sư. Thông qua việc kiểm tra, thanh tra, một mặt nhà nước phát hiện những bất cập, hạn chế về chính sách, quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư để kịp thời sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, cũng thông qua kiểm tra, thanh tra nhà nước phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật của tổ chức luật sư và hành nghề luật sư, công ty luật hợp danh. Mặt khác, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư là tăng cường sự quản lý nhà nước về luật sư nhằm mục đích giúp tổ chức luật sư và hành nghề luật sư phát triển đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Theo: Nguyễn Minh Đức 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
643 ngày trước
Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam
3.3.   Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công ty luật hợp danh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam(i)  Thứ nhất, đào tạo, phát triển đội ngũ luật sưBản chất của nghề luật sư là nghề chuyên môn và tự do, nên sự phát triển của đội ngũ luật sư trước hết phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, sự phát triển của kinh tế và xã hội. Do đó, việc phát triển số lượng luật sư phải được thực hiện trong một tổng thể của các giải pháp không chỉ mang tính nghề nghiệp mà còn giải pháp kinh tế, giải pháp mang tính xã hội.Nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và của mỗi người dân về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, góp phần tăng tính hấp dẫn của nghề luật sư, thu hút ngày càng đông đội ngũ cử nhân luật mới ra trường tham gia hành nghề luật sưĐẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về luật sư và hành nghề luật sư; Mở rộng các diễn đàn phù hợp để luật sư tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, người dân, đặc biệt là diễn đàn luật sư - doanh nghiệp để tạo cầu nối và cơ chế dễ dàng tiếp cận với luật sư và dịch vụ pháp lý của luật sư;Việc đào tạo định hướng nghề nghiệp luật sư cần được thực hiện trong chương trình đào tạo cử nhân luật để sinh viên có kiến thức về nghề luật sư, từ đó hình thành sự quan tâm và nguyện vọng trở thành luật sư;Cần nghiên cứu thực hiện đào tạo liên thông cử nhân luật hướng nghiệp tư pháp và đào tạo nghề để khơi dậy tính nghề ngay từ khi còn đang học đại học qua đó có thể rút ngắn được thời gian đào tạo nghề luật sư sau này.Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phải xây dựng và duy trì uy tín, danh dự nghề nghiệp; cơ chế pháp lý bảo đảm quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hành nghề phải được thực hiện nghiêm chỉnh để người dân và xã hội thực sự tin tưởng vào vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội.Tiếp tục phát triển thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư từ phía các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hình thành và phát triển thị trường dịch vụ pháp lý chất lượng cao phục vụ nhu cầu tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp thương mại của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giao dịch thương mại quốc tế.Bộ Tư pháp xây dựng và ban hành Chương trình khung đào tạo nghề luật sư; trên cơ sở Chương trình khung, các cơ sở đào tạo nghề luật sư xây dựng chương trình đào tạo cụ thể của mình. Việc xây dựng chương trình đào tạo nghề luật sư trước hết phải xuất phát từ mục tiêu chính là cung cấp cho học viên những kỹ năng hành nghề cơ bản.Chương trình đào tạo nghề luật sư phải kết hợp giữa đào tạo về lý thuyết với thực hành nghề nghiệp. Việc đào tạo lý thuyết cũng phải thông qua các tình huống cụ thể để áp dụng pháp luật thực định. Thời gian thực hành nghề nghiệp tại tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan tư pháp và cơ quản quản lý nhà nước cần chiếm tỷ lệ hợp lý.Cải cách phương pháp đào tạo nghề luật sư, thay thế phương pháp diễn giảng độc thoại và nặng về lý thuyết sang phương pháp phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tư duy của học viên, đào tạo tập trung vào kỹ năng hành nghề, kinh nghiệm thực tiễn. Việc đào tạo nghề luật sư nên được thực hiện thông qua những công việc thực tế tại các tổ chức hành nghề luật sư. Theo cách thức này, học viên được phân chia thành các nhóm và được gửi luân phiên đến các tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp để học trực tiếp từ công việc.Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thông qua việc trang bị cho đội ngũ giảng viên đào tạo nghề luật sư phương pháp đào tạo mới, theo đó học viên đóng vai trò trung tâm, giảng viên chỉ là người dẫn dắt học viên phát triển ý tưởng và khái quát hóa ý tưởng của học viên trở thành lý thuyết, cần có sự tham gia nhiều hơn của đội ngũ các luật sư kỳ cựu để truyền đạt những kinh nghiệm, những kỹ năng, những kỹ thuật trong hành nghề dựa trên nguyên tắc "đứng trên vai người khổng lồ sẽ cao hơn người khổng lồ".Tăng cường trách nhiệm của Đoàn Luật sư trong việc giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư trong việc tuân theo quy chế tập sự hành nghề luật sư. Tạo điều kiện thuận lợi để người tập sự hành nghề luật sư được trực tiếp tham gia hoạt động nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng hành nghề.Thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật và bồi dưỡng về kỹ năng hành nghề nói chung, kỹ năng tranh tụng nói riêng, văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp cho luật sư một cách thường xuyên, định kỳ. Liên đoàn Luật sư Việt Nam cùng các Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho luật sư phù hợp với từng thời kỳ và tình hình thực tiễn về tổ chức, hoạt động luật sư của khu vực và từng địa phương. Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bắt buộc cho luật sư theo định kỳ.Trước thực tiễn hiện nay trong nhiều vụ tranh chấp thương mại quốc tế, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của nước ta phải thuê các công ty luật nước ngoài tư vấn, đại diện trong quá trình giải quyết, chi phí cho việc thuê công ty luật nước ngoài, luật sư nước ngoài rất cao, trong khi đó, chúng ta lại không chủ động được về thời gian và nắm bắt diễn biến giải quyết tranh chấp; vấn đề cung cấp và bảo mật thông tin trong một số trường hợp cũng gây nhiều khó khăn cho các bên. Chính vì vậy việc phát triển được đội ngũ luật sư giỏi phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề cấp thiết. Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, cần xây dựng chương trình chuyên biệt để đào tạo luật sư chuyên về hội nhập. Chương trình này song song cùng với chương trình đào tạo nghề luật sư. Chương trình chuyên biệt đào tạo luật sư hội nhập phải bảo đảm cho học viên khi tốt nghiệp đáp ứng được các tiêu chí như được trang bị kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề về thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng và sử dụng thành thạo một ngoại ngữ trong hoạt động hành nghề luật sư.Thành lập thí điểm cơ sở liên doanh, liên kết với cơ sở đào tạo luật sư nước ngoài để đào tạo luật sư chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế. Sau thời gian thí điểm trong việc liên doanh, liên kết với nước ngoài để đào tạo đội ngũ luật sư hội nhập kinh tế quốc tế thì Chính phủ sẽ đánh giá về hoạt động này, nếu tốt có thể cần có chính sách khuyến khích liên doanh, liên kết để đào tạo luật sư hội nhập kinh tế quốc tế. Tuyển chọn và gửi một số luật sư đáp ứng điều kiện về chuyên môn và khả năng ngoại ngữ đi đào tạo ở nước ngoài. Các luật sư được đào tạo ở nước ngoài sẽ là nòng cốt để phát triển đội ngũ luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.Xây dựng chương trình chuẩn quốc gia về đào tạo luật sư chuyên sâu về hội nhập. Đối tượng tham gia có thể là cử nhân luật hoặc luật sư đang hành nghề; Nội dung của khóa học bao gồm kiến thức và kỹ năng hành nghề trong lĩnh vực thương mại quốc tế và ngoại ngữ, thời gian của khóa học từ hai đến ba năm, trong đó thời gian học trên lớp dự kiến sáu tháng, thời gian còn lại học viên được gửi đến các tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam và nước ngoài được lựa chọn để thực hành nghề nghiệp.(ii)  Thứ hai, đổi mới việc thực hiện những vấn đề liên quan đến hoạt động công ty luật, công ty luật hợp danh trong mối quan hệ với các tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sưCó thể nói, khi tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư (Liên Đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư địa phương) thực hiện đầy đủ vai trò tự quản của mình sẽ tác động tích cực đến hoạt động nghề nghiệp của luật sư thành viên, nhiệm vụ này hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên nhằm nhắc nhở luật sư thành viên phải tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức, ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề.Tuy nhiên, hiện nay ngoại trừ một số luật sư đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân, phần nhiều các luật sư hoạt động hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư của họ. Do đó, Liên Đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư khó có thể tham gia trực tiếp để tác động đến hoạt động tự quản của chủ thể này, đặc biệt là đối với các công ty luật hợp danh khi mà pháp luật chưa quy định điều chỉnh các mối quan hệ này.Mặt khác, để đảm bảo việc kết hợp giữa công tác quản lý Nhà nước với vai trò tự quản của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư thì khi kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề luật sư của các tổ chức hành nghề luật sư, công ty luật, nên có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư (Bộ Tư pháp/Sở Tư pháp phối hợp với Liên Đoàn luật sư Việt Nam/Đoàn Luật sư địa phương). Thông qua đó, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư mới có thể kiểm tra; giám sát hoạt động của luật sư, của các công ty luật; cũng thông qua sự kết hợp này, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư nắm bắt được mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động của luật sư thành viên và các tổ chức hành nghề luật sư là hết sức cần thiết nhằm phát huy vai trò tự quản của các tổ chức hành nghề luật sư trong công tác tổ chức cũng như hoạt động của chủ thể này.(iii)   Thứ ba, đảm bảo hạn chế tối đa sự vi phạm pháp luật, nâng cao hiệu quả của luật sư, công ty luật hợp danhNgoài việc tạo sự chủ động, dân chủ trong hoạt động của công ty luật hợp danh thì việc các cơ quan nhà nước thường xuyên kiểm tra và xử lý vi phạm một cách triệt để, rõ ràng là điều cần thiết. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về luật sư là kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật của tổ chức luật sư và hành nghề luật sư. Thông qua việc kiểm tra, thanh tra, một mặt nhà nước phát hiện những bất cập, hạn chế về chính sách, quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư để kịp thời sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, cũng thông qua kiểm tra, thanh tra nhà nước phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật của tổ chức luật sư và hành nghề luật sư, công ty luật hợp danh. Mặt khác, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư là tăng cường sự quản lý nhà nước về luật sư nhằm mục đích giúp tổ chức luật sư và hành nghề luật sư phát triển đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Theo: Nguyễn Minh Đức Link luận án:  Tại đây