0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64c0dca18198c-Lý-luận-về-công-ty-hợp-danh-và-pháp-luật-về-công-ty-luật-hợp-danh.jpg.webp

Lý luận về công ty hợp danh và pháp luật về công ty luật hợp danh

1.1.  Lý luận về công ty luật hợp danh

1.1.1.  Khái niệm, đặc điểm công ty hợp danh

Bất kỳ một hiện tượng kinh tế nào cũng đều có quá trình hình thành và phát triển. Thời gian tồn tại có thể ngắn hoặc dài tùy thuộc điều kiện lịch sử kinh tế - xã hội. Công ty là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế, là một hiện tượng kinh tế đặc biệt ra đời từ rất lâu và đem lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho loài người.

Một trong những loại hình công ty có mặt sớm nhất trong lịch sử đó là công ty hợp danh. Các tài liệu lịch sử đã cho thấy khái niệm hợp danh xuất hiện từ thời Babylone, Hi Lạp và La Mã cổ đại. Những chỉ dẫn đầu tiên tới hình thức này là trong Bộ luật Hammurabi, khoảng 2300 năm trước công nguyên. Người Do Thái, vào khoảng những năm 2000 trước công nguyên đã cho ra đời thuật ngữ shutolin (chỉ một dạng hợp danh phi thương mại)35. Sau này, những hợp danh mang tính chất thương mại của người Do Thái hình thành từ những đoàn hội buôn.

Đế chế La Mã vào thế kỷ VI, đã có những quy định tương đồng với hợp danh hiện đại trong bộ luật Justinian, trong đó có nguyên tắc sự lựa chọn của cá nhân (delectus personas) xác định sự lựa chọn của các thương nhân khi cộng tác cùng nhau. Hoặc nguyên tắc thực hiện hành vi thông qua hành vi của người khác (qui facit per alium facit per se)

Từ việc kinh doanh đơn lẻ, các thương nhân tìm cách liên kết kinh doanh để có thể kết hợp được kinh nghiệm của nhiều thương nhân và quan trọng nữa là có được một số vốn lớn. Việc liên kết vừa phục vụ nhu cầu phát triển kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu phân chia rủi ro và tạo nên những mô hình công ty kinh doanh.

Dựa theo giác độ khoa học pháp lý, công ty được chia thành hai nhóm cơ bản là các công ty đối nhân và các công ty đối vốn. Các công ty đối vốn không quan tâm đến tư cách cá nhân các thành viên của công ty mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp vào công ty. Đặc điểm quan trọng của loại hình công ty này là các công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án không đề cập sâu tới loại hình công ty này, chỉ phân tích, so sánh và làm nổi bật các đặc điểm của loại hình công ty đối vốn và được áp dụng với công ty luật hợp danh.

Công ty đối nhân là những công ty mà sự liên kết dựa trên cơ sở độ tin cậy về nhân thân các cá nhân tham gia, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu. Công ty đối nhân có đặc điểm quan trọng là không có sự tách bạch tài sản cá nhân các thành viên và tài sản công ty. Các thành viên hoặc ít nhất một thành viên công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Công ty đối nhân có thể được tổ chức dưới các dạng như công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản

Tuy vậy, hạn chế của công ty đối nhân là không thể tạo ra mô hình kinh doanh với quy mô lớn, vì như vậy sẽ phá vỡ yếu tố nhân thân của thành viên. Trong công ty đối nhân, yếu tố nhân thân sẽ chi phối tổ chức và hoạt động của công ty còn trong công ty đối vốn, yếu tố chi phối sẽ là tỷ lệ vốn của các thành viên trong vốn điều lệ. Vì thế, trong công ty hợp danh nói chung, các thành viên hợp danh đều có quyền quản lý ngang nhau, không lệ thuộc vào phần góp vốn của người đó.

Công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân. Có lẽ vì xuất hiện từ lâu đời, lại có cách thức tổ chức hoạt động đơn giản nên công ty hợp danh khi mới ra đời đã được chào đón và trở thành một loại hình công ty được ưa chuộng ở nhiều nước. Ngày nay, công ty hợp danh vẫn thể hiện vai trò không thể thiếu của nó trong nền kinh tế hiện đại.

Việt Nam có xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nghề gốc, thủ công nghiệp và thương mại chỉ xuất hiện như nghề nghiệp bổ sung. Thương mại Việt Nam thời xưa diễn ra chủ yếu trên các chợ, người buôn  vốn liếng nhỏ, tổ chức kinh doanh đơn giản, nếu có hùn vốn cũng thường mang tính nhất thời. Trong bối cảnh đó, các mô hình công ty du nhập vào Việt Nam và lịch sử hình thành các loại hình công ty ở Việt Nam muộn hơn nhiều nước khác trên thế giới.

Từ cuối thế kỉ XIX, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, người Pháp đã đem áp dụng vào Việt Nam hệ thống pháp luật của Pháp, đặc biệt là dân luật qua ba bộ luật là Dân luật Bắc kì, Dân luật Trung kì và Dân luật Nam kì. Cũng bắt đầu từ đây, cùng với khái niệm về doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp tư thông thường (société en commandite simple), công ty trách nhiệm hữu hạn…, khái niệm về công ty hợp danh bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức Hội buôn.

Luật lệ về công ty được quy định lần đầu tiên tại Việt Nam trong “Dân luật được thi hành tại các tòa án Bắc kì” năm 1913, trong đó có nói về hội buôn. Đạo luật này chia các công ty (Hội buôn) thành hai loại: Hội người và Hội vốn. Trong Hội người chia thành Hội hợp danh (Công ty hợp danh), Hội hợp tư (Công ty hợp vốn đơn giản) và Hội đồng lợi. Trong Hội vốn chia thành Vô danh (Công ty cổ phần) và Hội hợp cổ (Công ty hợp vốn cổ phần đơn giản). Trong luật này không có công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ngày 20/12/1972, với Sắc luật số 29 của chính quyền miền Nam Việt Nam, Bộ luật Thương mại mới được ban hành, là sự tổng hợp hai bộ luật là Bộ luật Thương mại Trung phần và Bộ luật Thương mại Pháp đang được thi hành ở Miền Nam. Tại Bộ luật này, công ty hợp danh (hội hợp danh) đã được quy định về định nghĩa (Điều 171), góp vốn, phân chia lợi nhuận, tư cách và trách nhiệm của hội viên, quản lý điều hành và giải tán hội một cách cụ thể và đầy đủ.

Như vậy, mặc dù chưa có tên chính thức là Công ty hợp danh nhưng loại hình này đã sớm xuất hiện ở nước ta. Luật Công ty 1990 không quy định loại hình công ty này, phải đến năm 1999, công ty hợp danh mới được chính thức ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp.

1.1.1.1.   Khái niệm công ty hợp danh

Không giống các loại hình công ty khác, công ty hợp danh cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung, thống nhất ở các hệ thống pháp luật. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ lập pháp, xu hướng phát triển của cơ chế pháp luật trong thời kỳ hội nhập toàn cầu khiến cho việc xây dựng một định nghĩa đầy đủ và cụ thể là không thể thực hiện.

Tại Đức, công ty hợp danh là “công ty trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành một hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty”

Công ty hợp danh (Société en nom collectif) theo pháp luật của Cộng hòa Pháp là “công ty mà trong đó các thành viên đều có tư cách thương gia chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty”41.

Như vậy, theo hệ thống pháp luật civil law, công ty hợp danh mang bản chất đối nhân tuyệt đối; các thành viên trong công ty hợp danh phải có tư cách thương gia, và cùng nhau chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty.

Ở Vương quốc Anh, Đạo luật Hợp danh năm 1890 (The Partnership Act 1890) định nghĩa một hợp danh là “mối quan hệ tồn tại giữa những người tiến hành trên một doanh nghiệp chung nhằm thu lợi nhuận.”.

Theo: Nguyễn Minh Đức 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Nguyễn Mai Phương
655 ngày trước
Lý luận về công ty hợp danh và pháp luật về công ty luật hợp danh
1.1.  Lý luận về công ty luật hợp danh1.1.1.  Khái niệm, đặc điểm công ty hợp danhBất kỳ một hiện tượng kinh tế nào cũng đều có quá trình hình thành và phát triển. Thời gian tồn tại có thể ngắn hoặc dài tùy thuộc điều kiện lịch sử kinh tế - xã hội. Công ty là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế, là một hiện tượng kinh tế đặc biệt ra đời từ rất lâu và đem lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho loài người.Một trong những loại hình công ty có mặt sớm nhất trong lịch sử đó là công ty hợp danh. Các tài liệu lịch sử đã cho thấy khái niệm hợp danh xuất hiện từ thời Babylone, Hi Lạp và La Mã cổ đại. Những chỉ dẫn đầu tiên tới hình thức này là trong Bộ luật Hammurabi, khoảng 2300 năm trước công nguyên. Người Do Thái, vào khoảng những năm 2000 trước công nguyên đã cho ra đời thuật ngữ shutolin (chỉ một dạng hợp danh phi thương mại)35. Sau này, những hợp danh mang tính chất thương mại của người Do Thái hình thành từ những đoàn hội buôn.Đế chế La Mã vào thế kỷ VI, đã có những quy định tương đồng với hợp danh hiện đại trong bộ luật Justinian, trong đó có nguyên tắc sự lựa chọn của cá nhân (delectus personas) xác định sự lựa chọn của các thương nhân khi cộng tác cùng nhau. Hoặc nguyên tắc thực hiện hành vi thông qua hành vi của người khác (qui facit per alium facit per se)Từ việc kinh doanh đơn lẻ, các thương nhân tìm cách liên kết kinh doanh để có thể kết hợp được kinh nghiệm của nhiều thương nhân và quan trọng nữa là có được một số vốn lớn. Việc liên kết vừa phục vụ nhu cầu phát triển kinh doanh, vừa đáp ứng nhu cầu phân chia rủi ro và tạo nên những mô hình công ty kinh doanh.Dựa theo giác độ khoa học pháp lý, công ty được chia thành hai nhóm cơ bản là các công ty đối nhân và các công ty đối vốn. Các công ty đối vốn không quan tâm đến tư cách cá nhân các thành viên của công ty mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp vào công ty. Đặc điểm quan trọng của loại hình công ty này là các công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Trong phạm vi nghiên cứu, luận án không đề cập sâu tới loại hình công ty này, chỉ phân tích, so sánh và làm nổi bật các đặc điểm của loại hình công ty đối vốn và được áp dụng với công ty luật hợp danh.Công ty đối nhân là những công ty mà sự liên kết dựa trên cơ sở độ tin cậy về nhân thân các cá nhân tham gia, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu. Công ty đối nhân có đặc điểm quan trọng là không có sự tách bạch tài sản cá nhân các thành viên và tài sản công ty. Các thành viên hoặc ít nhất một thành viên công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Công ty đối nhân có thể được tổ chức dưới các dạng như công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giảnTuy vậy, hạn chế của công ty đối nhân là không thể tạo ra mô hình kinh doanh với quy mô lớn, vì như vậy sẽ phá vỡ yếu tố nhân thân của thành viên. Trong công ty đối nhân, yếu tố nhân thân sẽ chi phối tổ chức và hoạt động của công ty còn trong công ty đối vốn, yếu tố chi phối sẽ là tỷ lệ vốn của các thành viên trong vốn điều lệ. Vì thế, trong công ty hợp danh nói chung, các thành viên hợp danh đều có quyền quản lý ngang nhau, không lệ thuộc vào phần góp vốn của người đó.Công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân. Có lẽ vì xuất hiện từ lâu đời, lại có cách thức tổ chức hoạt động đơn giản nên công ty hợp danh khi mới ra đời đã được chào đón và trở thành một loại hình công ty được ưa chuộng ở nhiều nước. Ngày nay, công ty hợp danh vẫn thể hiện vai trò không thể thiếu của nó trong nền kinh tế hiện đại.Việt Nam có xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nghề gốc, thủ công nghiệp và thương mại chỉ xuất hiện như nghề nghiệp bổ sung. Thương mại Việt Nam thời xưa diễn ra chủ yếu trên các chợ, người buôn  vốn liếng nhỏ, tổ chức kinh doanh đơn giản, nếu có hùn vốn cũng thường mang tính nhất thời. Trong bối cảnh đó, các mô hình công ty du nhập vào Việt Nam và lịch sử hình thành các loại hình công ty ở Việt Nam muộn hơn nhiều nước khác trên thế giới.Từ cuối thế kỉ XIX, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, người Pháp đã đem áp dụng vào Việt Nam hệ thống pháp luật của Pháp, đặc biệt là dân luật qua ba bộ luật là Dân luật Bắc kì, Dân luật Trung kì và Dân luật Nam kì. Cũng bắt đầu từ đây, cùng với khái niệm về doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp tư thông thường (société en commandite simple), công ty trách nhiệm hữu hạn…, khái niệm về công ty hợp danh bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức Hội buôn.Luật lệ về công ty được quy định lần đầu tiên tại Việt Nam trong “Dân luật được thi hành tại các tòa án Bắc kì” năm 1913, trong đó có nói về hội buôn. Đạo luật này chia các công ty (Hội buôn) thành hai loại: Hội người và Hội vốn. Trong Hội người chia thành Hội hợp danh (Công ty hợp danh), Hội hợp tư (Công ty hợp vốn đơn giản) và Hội đồng lợi. Trong Hội vốn chia thành Vô danh (Công ty cổ phần) và Hội hợp cổ (Công ty hợp vốn cổ phần đơn giản). Trong luật này không có công ty trách nhiệm hữu hạn.Ngày 20/12/1972, với Sắc luật số 29 của chính quyền miền Nam Việt Nam, Bộ luật Thương mại mới được ban hành, là sự tổng hợp hai bộ luật là Bộ luật Thương mại Trung phần và Bộ luật Thương mại Pháp đang được thi hành ở Miền Nam. Tại Bộ luật này, công ty hợp danh (hội hợp danh) đã được quy định về định nghĩa (Điều 171), góp vốn, phân chia lợi nhuận, tư cách và trách nhiệm của hội viên, quản lý điều hành và giải tán hội một cách cụ thể và đầy đủ.Như vậy, mặc dù chưa có tên chính thức là Công ty hợp danh nhưng loại hình này đã sớm xuất hiện ở nước ta. Luật Công ty 1990 không quy định loại hình công ty này, phải đến năm 1999, công ty hợp danh mới được chính thức ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp.1.1.1.1.   Khái niệm công ty hợp danhKhông giống các loại hình công ty khác, công ty hợp danh cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung, thống nhất ở các hệ thống pháp luật. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ lập pháp, xu hướng phát triển của cơ chế pháp luật trong thời kỳ hội nhập toàn cầu khiến cho việc xây dựng một định nghĩa đầy đủ và cụ thể là không thể thực hiện.Tại Đức, công ty hợp danh là “công ty trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành một hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty”Công ty hợp danh (Société en nom collectif) theo pháp luật của Cộng hòa Pháp là “công ty mà trong đó các thành viên đều có tư cách thương gia chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ của công ty”41.Như vậy, theo hệ thống pháp luật civil law, công ty hợp danh mang bản chất đối nhân tuyệt đối; các thành viên trong công ty hợp danh phải có tư cách thương gia, và cùng nhau chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty.Ở Vương quốc Anh, Đạo luật Hợp danh năm 1890 (The Partnership Act 1890) định nghĩa một hợp danh là “mối quan hệ tồn tại giữa những người tiến hành trên một doanh nghiệp chung nhằm thu lợi nhuận.”.Theo: Nguyễn Minh Đức Link luận án:  Tại đây