0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf7968ba9a1-Lịch-sử-hình-thành,-phát-triển-và-việc-áp-dụng-pháp-luật-quốc-tế-trong-giải-quyết-tranh-chấp-về-chống-bán-phá-giá-tại-WTO-.jpg.webp

Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

2.1.  Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO

Pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO là sự kế thừa và phát triển pháp luật của GATT 1947. Lịch sử hình thành và phát triển của lĩnh vực pháp luật này có thể được chia thành ba giai đoạn với những cột mốc phát triển quan trọng.

2.1.1.   Giai đoạn trước năm 1947

Không phải tới khi có GATT 1947, pháp luật quốc tế mới có những qui định đầu tiên được áp dụng để giải quyết tranh chấp về chống BPG. Sau những nỗ lực đơn phương của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Canađa v.v, nhằm xử lý thực tiễn thương mại không lành mạnh những năm đầu thế kỷ 20, tại một diễn đàn đa phương được tổ chức tại Giơnoa (Italia) vào tháng 5 năm 1922, Hội Quốc liên, tổ chức tiền thân của Liên Hợp quốc, đã soạn thảo và cho ra đời một Bản ghi nhớ về BPG (Memorandum on Dumping). Tuy nhiên, bản ghi nhớ này không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia thành viên, bởi vậy tầm ảnh hưởng của văn bản này rất hạn chế [43, tr. 1404-1405]. Đến hội nghị Bretton Woods (1944-1945), các bên tham gia đã chính thức đưa vấn đề BPG ra để thảo luận trong khuôn khổ đa phương. Tại hội nghị này, Tổ chức thương mại quốc tế (International Trade Organization - ITO) cũng được dự kiến thành lập cùng với một số thiết chế thương mại quốc tế khác. Ngày 05/03/1946, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp quốc đã thông qua một nghị quyết thành lập một ủy ban chuẩn bị cho Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển. Sau đó, các bên tham gia đã tiến hành thông qua Hiến chương Havana vào năm 1948, trong đó có những điều khoản cơ bản để thành lập ITO. Tuy rằng ITO sau đó không được thành lập nhưng những nội dung liên quan tới chính sách thương mại trong Chương 4 của bản Hiến chương này đã tiếp tục được ghi nhận trong GATT 1947, tại Điều VI.

Có thể thấy, giai đoạn trước năm 1947 là giai đoạn khởi đầu ghi nhận những nỗ lực đơn phương của một số quốc gia trong việc xây dựng các qui tắc đa phương điều chỉnh vấn đề chống BPG. Các qui tắc được ra đời trong giai đoạn này, mặc dù có tầm ảnh hưởng rất hạn chế, nhưng rõ ràng, chúng là sự “khởi nguồn” cho một loạt các qui định sau này của GATT và WTO.

2.1.2.   Giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995

Ngày 01/01/1948, GATT 1947 chính thức có hiệu lực. Trong giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995, các bên ký kết của GATT đã tiến hành tám vòng đàm phán và kết thúc là sự ra đời của WTO cùng một loạt các hiệp định làm nền tảng cho hoạt động của WTO sau này, trong đó bao gồm cả lĩnh vực pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG, cụ thể:

Thứ nhất là, về mặt tố tụng, cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ GATT 1947 là Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947. Tuy nhiên, những qui định này đã không ghi nhận các thủ tục cụ thể và rõ ràng, và do đó, trên thực tế, hiệu quả giải quyết tranh chấp còn hạn chế. Sau đó, lần lượt ADC 1967 và ADC 1979 ra đời tại các Vòng đàm phán Kenơđi và Vòng đàm phán Tôkyô, được xem là sự bổ sung quan trọng cho Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947. Nếu Điều 17 của ADC 1967, chỉ dừng lại ở việc khẳng định về thủ tục tham vấn và dẫn chiếu đến Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947, thì Điều 15 của ADC 1979 đã đề cập tới ba thủ tục bao gồm: tham vấn, hòa giải và giải quyết tranh chấp, và đặc biệt, nó đã bước đầu đặt ra phạm vi các tranh chấp về chống BPG liên quan tới ba vấn đề: (i) thuế chống BPG chính thức; (ii) biện pháp tạm thời; và (iii) sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá (Điều 15.3, ADC 1979). Ngoài ra, trong khoảng thời gian này còn diễn ra một số sự thay đổi liên quan tới các qui định về giải quyết tranh chấp nói chung.. Sự ra đời của DSU, một hiệp định điều chỉnh riêng về các qui tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp tại Vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994) chính là bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.

Thứ hai là, về mặt nội dung, Điều VI của GATT 1947 đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý cơ bản để các bên ký kết của GATT 1947 ứng phó với các vụ việc BPG. Tuy nhiên, trước thực trạng Điều VI được giải thích và áp dụng theo những cách thức không phù hợp, các bên ký kết đã bắt đầu tính tới sự cần thiết phải cho ra đời một hiệp định riêng điều chỉnh trong lĩnh vực này, nhưng trong suốt khoảng thời gian sau đó, đã không có bất kỳ sự thay đổi căn bản nào diễn ra với Điều VI của GATT 1947, ngoại trừ một số kết quả đạt được trong các nghiên cứu của Ban thư ký GATT năm 1958 về pháp luật chống BPG của các quốc gia và kết quả hoạt động của Nhóm chuyên gia (Group of Experts). Khi ADC 1967 và ADC 1979 ra đời, mặc dù có những qui định mới và cụ thể hơn về vấn đề chống BPG, nhưng trên thực tế, vai trò của các ADC này còn hạn chế bởi chúng chỉ là những hiệp định nhiều bên, không bắt buộc đối với tất cả các bên ký kết GATT. Sau một loạt các bản dự thảo “Carlisle I”, “Carlisle II”, “New Zealand I”, “New Zealand II”, “New Zealand III”, “Ramsauer Text”, và “Dunkel Draft”, kết thúc Vòng đàm phán Uruguay, ADA đã ra đời..

Ngoài ra, thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG trong suốt giai đoạn 1948 - 1995, mới chỉ ghi nhận tám vụ tranh chấp (xem Phụ lục số 1). Thực tiễn của GATT cũng như các báo cáo của Ban hội thẩm GATT đã trở thành các nguồn bổ sung quan trọng cho việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO sau này. Một số báo cáo của Ban hội thẩm GATT vẫn thường xuyên được viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO như vụ Cộng đồng kinh tế Châu Âu – Khăn trải giường, vụ Hoa Kỳ – Thuế chống BPG đối với cá hồi nhập khẩu từ Nauy; và vụ Thụy Điển – Thuế chống BPG v.v.

Rõ ràng, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG ở giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995 đã đạt được những thành công quan trọng với sự ra đời của hàng loạt các hiệp định đa phương có giá trị pháp lý bắt buộc, cung cấp một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cùng với một phạm vi ảnh hưởng rộng lớn khi WTO ra đời. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG ở giai đoạn này vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập. Có những điểm hạn chế, bất cập nảy sinh trong quá trình áp dụng ADA và DSU nhưng cũng có những điểm bất cập đã được chỉ ra từ giai đoạn đàm phán, soạn thảo ADA và DSU với rất nhiều ý kiến khác nhau được nêu trong các bản đề xuất, bản dự thảo và tại các phiên đàm phán. Điều này đủ để cho thấy sự xung đột lớn về mặt lợi ích giữa các nhóm nước cũng như tính phức tạp của lĩnh vực này. Bởi vậy, sau khi WTO ra đời, các thành viên WTO vẫn cần phải tiếp tục đàm phán và nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG.

2.1.3.   Giai đoạn từ năm 1995 cho đến nay

Ngay khi WTO vừa ra đời, rất nhiều các hiệp định được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay đã đặt ra thời gian biểu cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, cuối năm 1998, các thành viên WTO cũng đã tiến hành một hoạt động rà soát toàn diện các qui tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp, nhưng không đạt được một kết quả rõ rệt nào. Sau đó, trong khuôn khổ Chương trình nghị sự phát triển Đôha (Doha Development Agenda – DDA) được khởi động từ năm 2001, những vấn đề liên quan tới pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO được các thành viên WTO tiếp tục đàm phán, chủ yếu là về ADA và DSU, cụ thể:

Thứ nhất, theo DDA, các thành viên WTO, sẽ tiến hành đàm phán về những sửa đổi đối với ADA. Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ tư ở Đôha (Quata), các Bộ trưởng đã thống nhất tiến hành đàm phán về ADA với mục đích là làm rõ và cải tiến các qui định bên cạnh việc vẫn giữ lại những nguyên tắc, khái niệm và nội dung căn bản của hiệp định, có tính tới lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển [67]. Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5 ở Cancun (Mêxicô), vấn đề chống BPG lại được đưa ra thảo luận với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục đàm phán và tiến hành các công việc khác trong khuôn khổ DDA. Nhìn chung, nội dung của các cuộc đàm phán về ADA thường xoay quanh những chủ đề chính như nghiêm cấm sử dụng cách tính “Qui về không” trong xác định biên độ bán phá giá (Zeroing), về cách xác định thiệt hại, vấn đề cam kết giá, thủ tục rà soát cuối kì bắt buộc, vấn đề đối xử với các nước đang phát triển v.v . Cho đến thời điểm này, khó có thể dự đoán trước được về diễn biến của những cuộc đàm phán sửa đổi ADA, tuy nhiên, theo như chính tuyên bố ban đầu tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 ở Đôha thì có lẽ sẽ không có mấy thay đổi lớn trong các vấn đề cơ bản của ADA.

Thứ hai, theo DDA, đối với DSU, các thành viên thống nhất sẽ tiến hành đàm phán nhằm cải tiến và làm rõ DSU [92]. Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm ở Cancun (Mêxicô), các cuộc thảo luận về DSU đã nhận được sự tham gia đông đảo, tích cực và chủ động hơn của các thành viên so với các cuộc đàm phán khác (ngoại trừ lĩnh vực nông nghiệp) với hơn 40 đề nghị từ hơn 80 thành viên WTO. Tiếp theo đó, ngày 16/05/2003, một bản dự thảo đã được đưa ra để các thành viên WTO tiến hành đàm phán. Các thành viên WTO đã thảo luận bản dự thảo này cho đến tận cuối tháng 05/2003 nhưng vẫn còn nhiều điểm bất đồng. Sau đó, tại Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Hồng Kông, các thành viên đã tiến hành thảo luận một số nội dung chính như vấn đề quyền của bên thứ ba, thẩm quyền trả hồ sơ để xét xử lại, vấn đề hậu quả cũng như thủ tục và thời hạn để xử lý trong trường hợp bị đơn không thi hành quyết định v.v. Tại Hội nghị Bộ trưởng ở Giơnevơ diễn ra vào năm 2006 và 2008, các cuộc đàm phán về DSU vẫn tiếp tục được tiến hành nhưng cũng chưa thể đạt được sự đồng thuận.

Theo: Nguyễn Thị Thu Hiền

Link luận án: Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
487 ngày trước
Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO
2.1.  Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTOPháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO là sự kế thừa và phát triển pháp luật của GATT 1947. Lịch sử hình thành và phát triển của lĩnh vực pháp luật này có thể được chia thành ba giai đoạn với những cột mốc phát triển quan trọng.2.1.1.   Giai đoạn trước năm 1947Không phải tới khi có GATT 1947, pháp luật quốc tế mới có những qui định đầu tiên được áp dụng để giải quyết tranh chấp về chống BPG. Sau những nỗ lực đơn phương của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Canađa v.v, nhằm xử lý thực tiễn thương mại không lành mạnh những năm đầu thế kỷ 20, tại một diễn đàn đa phương được tổ chức tại Giơnoa (Italia) vào tháng 5 năm 1922, Hội Quốc liên, tổ chức tiền thân của Liên Hợp quốc, đã soạn thảo và cho ra đời một Bản ghi nhớ về BPG (Memorandum on Dumping). Tuy nhiên, bản ghi nhớ này không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia thành viên, bởi vậy tầm ảnh hưởng của văn bản này rất hạn chế [43, tr. 1404-1405]. Đến hội nghị Bretton Woods (1944-1945), các bên tham gia đã chính thức đưa vấn đề BPG ra để thảo luận trong khuôn khổ đa phương. Tại hội nghị này, Tổ chức thương mại quốc tế (International Trade Organization - ITO) cũng được dự kiến thành lập cùng với một số thiết chế thương mại quốc tế khác. Ngày 05/03/1946, Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp quốc đã thông qua một nghị quyết thành lập một ủy ban chuẩn bị cho Hội nghị của Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển. Sau đó, các bên tham gia đã tiến hành thông qua Hiến chương Havana vào năm 1948, trong đó có những điều khoản cơ bản để thành lập ITO. Tuy rằng ITO sau đó không được thành lập nhưng những nội dung liên quan tới chính sách thương mại trong Chương 4 của bản Hiến chương này đã tiếp tục được ghi nhận trong GATT 1947, tại Điều VI.Có thể thấy, giai đoạn trước năm 1947 là giai đoạn khởi đầu ghi nhận những nỗ lực đơn phương của một số quốc gia trong việc xây dựng các qui tắc đa phương điều chỉnh vấn đề chống BPG. Các qui tắc được ra đời trong giai đoạn này, mặc dù có tầm ảnh hưởng rất hạn chế, nhưng rõ ràng, chúng là sự “khởi nguồn” cho một loạt các qui định sau này của GATT và WTO.2.1.2.   Giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995Ngày 01/01/1948, GATT 1947 chính thức có hiệu lực. Trong giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995, các bên ký kết của GATT đã tiến hành tám vòng đàm phán và kết thúc là sự ra đời của WTO cùng một loạt các hiệp định làm nền tảng cho hoạt động của WTO sau này, trong đó bao gồm cả lĩnh vực pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG, cụ thể:Thứ nhất là, về mặt tố tụng, cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ GATT 1947 là Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947. Tuy nhiên, những qui định này đã không ghi nhận các thủ tục cụ thể và rõ ràng, và do đó, trên thực tế, hiệu quả giải quyết tranh chấp còn hạn chế. Sau đó, lần lượt ADC 1967 và ADC 1979 ra đời tại các Vòng đàm phán Kenơđi và Vòng đàm phán Tôkyô, được xem là sự bổ sung quan trọng cho Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947. Nếu Điều 17 của ADC 1967, chỉ dừng lại ở việc khẳng định về thủ tục tham vấn và dẫn chiếu đến Điều XXII và Điều XXIII của GATT 1947, thì Điều 15 của ADC 1979 đã đề cập tới ba thủ tục bao gồm: tham vấn, hòa giải và giải quyết tranh chấp, và đặc biệt, nó đã bước đầu đặt ra phạm vi các tranh chấp về chống BPG liên quan tới ba vấn đề: (i) thuế chống BPG chính thức; (ii) biện pháp tạm thời; và (iii) sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá (Điều 15.3, ADC 1979). Ngoài ra, trong khoảng thời gian này còn diễn ra một số sự thay đổi liên quan tới các qui định về giải quyết tranh chấp nói chung.. Sự ra đời của DSU, một hiệp định điều chỉnh riêng về các qui tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp tại Vòng đàm phán Uruguay (1986 – 1994) chính là bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.Thứ hai là, về mặt nội dung, Điều VI của GATT 1947 đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý cơ bản để các bên ký kết của GATT 1947 ứng phó với các vụ việc BPG. Tuy nhiên, trước thực trạng Điều VI được giải thích và áp dụng theo những cách thức không phù hợp, các bên ký kết đã bắt đầu tính tới sự cần thiết phải cho ra đời một hiệp định riêng điều chỉnh trong lĩnh vực này, nhưng trong suốt khoảng thời gian sau đó, đã không có bất kỳ sự thay đổi căn bản nào diễn ra với Điều VI của GATT 1947, ngoại trừ một số kết quả đạt được trong các nghiên cứu của Ban thư ký GATT năm 1958 về pháp luật chống BPG của các quốc gia và kết quả hoạt động của Nhóm chuyên gia (Group of Experts). Khi ADC 1967 và ADC 1979 ra đời, mặc dù có những qui định mới và cụ thể hơn về vấn đề chống BPG, nhưng trên thực tế, vai trò của các ADC này còn hạn chế bởi chúng chỉ là những hiệp định nhiều bên, không bắt buộc đối với tất cả các bên ký kết GATT. Sau một loạt các bản dự thảo “Carlisle I”, “Carlisle II”, “New Zealand I”, “New Zealand II”, “New Zealand III”, “Ramsauer Text”, và “Dunkel Draft”, kết thúc Vòng đàm phán Uruguay, ADA đã ra đời..Ngoài ra, thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG trong suốt giai đoạn 1948 - 1995, mới chỉ ghi nhận tám vụ tranh chấp (xem Phụ lục số 1). Thực tiễn của GATT cũng như các báo cáo của Ban hội thẩm GATT đã trở thành các nguồn bổ sung quan trọng cho việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO sau này. Một số báo cáo của Ban hội thẩm GATT vẫn thường xuyên được viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO như vụ Cộng đồng kinh tế Châu Âu – Khăn trải giường, vụ Hoa Kỳ – Thuế chống BPG đối với cá hồi nhập khẩu từ Nauy; và vụ Thụy Điển – Thuế chống BPG v.v.Rõ ràng, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG ở giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995 đã đạt được những thành công quan trọng với sự ra đời của hàng loạt các hiệp định đa phương có giá trị pháp lý bắt buộc, cung cấp một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cùng với một phạm vi ảnh hưởng rộng lớn khi WTO ra đời. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG ở giai đoạn này vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập. Có những điểm hạn chế, bất cập nảy sinh trong quá trình áp dụng ADA và DSU nhưng cũng có những điểm bất cập đã được chỉ ra từ giai đoạn đàm phán, soạn thảo ADA và DSU với rất nhiều ý kiến khác nhau được nêu trong các bản đề xuất, bản dự thảo và tại các phiên đàm phán. Điều này đủ để cho thấy sự xung đột lớn về mặt lợi ích giữa các nhóm nước cũng như tính phức tạp của lĩnh vực này. Bởi vậy, sau khi WTO ra đời, các thành viên WTO vẫn cần phải tiếp tục đàm phán và nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG.2.1.3.   Giai đoạn từ năm 1995 cho đến nayNgay khi WTO vừa ra đời, rất nhiều các hiệp định được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay đã đặt ra thời gian biểu cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, cuối năm 1998, các thành viên WTO cũng đã tiến hành một hoạt động rà soát toàn diện các qui tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp, nhưng không đạt được một kết quả rõ rệt nào. Sau đó, trong khuôn khổ Chương trình nghị sự phát triển Đôha (Doha Development Agenda – DDA) được khởi động từ năm 2001, những vấn đề liên quan tới pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO được các thành viên WTO tiếp tục đàm phán, chủ yếu là về ADA và DSU, cụ thể:Thứ nhất, theo DDA, các thành viên WTO, sẽ tiến hành đàm phán về những sửa đổi đối với ADA. Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ tư ở Đôha (Quata), các Bộ trưởng đã thống nhất tiến hành đàm phán về ADA với mục đích là làm rõ và cải tiến các qui định bên cạnh việc vẫn giữ lại những nguyên tắc, khái niệm và nội dung căn bản của hiệp định, có tính tới lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển [67]. Tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 5 ở Cancun (Mêxicô), vấn đề chống BPG lại được đưa ra thảo luận với nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục đàm phán và tiến hành các công việc khác trong khuôn khổ DDA. Nhìn chung, nội dung của các cuộc đàm phán về ADA thường xoay quanh những chủ đề chính như nghiêm cấm sử dụng cách tính “Qui về không” trong xác định biên độ bán phá giá (Zeroing), về cách xác định thiệt hại, vấn đề cam kết giá, thủ tục rà soát cuối kì bắt buộc, vấn đề đối xử với các nước đang phát triển v.v . Cho đến thời điểm này, khó có thể dự đoán trước được về diễn biến của những cuộc đàm phán sửa đổi ADA, tuy nhiên, theo như chính tuyên bố ban đầu tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 4 ở Đôha thì có lẽ sẽ không có mấy thay đổi lớn trong các vấn đề cơ bản của ADA.Thứ hai, theo DDA, đối với DSU, các thành viên thống nhất sẽ tiến hành đàm phán nhằm cải tiến và làm rõ DSU [92]. Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm ở Cancun (Mêxicô), các cuộc thảo luận về DSU đã nhận được sự tham gia đông đảo, tích cực và chủ động hơn của các thành viên so với các cuộc đàm phán khác (ngoại trừ lĩnh vực nông nghiệp) với hơn 40 đề nghị từ hơn 80 thành viên WTO. Tiếp theo đó, ngày 16/05/2003, một bản dự thảo đã được đưa ra để các thành viên WTO tiến hành đàm phán. Các thành viên WTO đã thảo luận bản dự thảo này cho đến tận cuối tháng 05/2003 nhưng vẫn còn nhiều điểm bất đồng. Sau đó, tại Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Hồng Kông, các thành viên đã tiến hành thảo luận một số nội dung chính như vấn đề quyền của bên thứ ba, thẩm quyền trả hồ sơ để xét xử lại, vấn đề hậu quả cũng như thủ tục và thời hạn để xử lý trong trường hợp bị đơn không thi hành quyết định v.v. Tại Hội nghị Bộ trưởng ở Giơnevơ diễn ra vào năm 2006 và 2008, các cuộc đàm phán về DSU vẫn tiếp tục được tiến hành nhưng cũng chưa thể đạt được sự đồng thuận.Theo: Nguyễn Thị Thu HiềnLink luận án: Tại đây