0888889366
Tra cứu thông tin hợp đồng
timeline_post_file64bf4e0732b6c-Quan-điểm-hoàn-thiện-pháp-luật-về-tập-đoàn-kinh-tế-ở-Việt-Nam-.jpg.webp

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

4.1.   Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

TĐKT đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về TĐKT ở Việt Nam mang tính thời sự để đảm bảo cơ sở cho sự phát triển của mô hình tập đoàn trong giai đoạn mới. Việc hoàn thiện pháp luật về TĐKT phải phải dựa trên những quan điểm chính sau

4.1.1.  Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam

Cơ sở để tiến hành xây dựng hoàn thiện pháp luật về TĐKT phải dựa trên điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế. Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn khó khăn do sự biến động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 và sự phát triển quá nóng của nền kinh tế trong nước. Khủng hoảng kinh tế đã cho Việt Nam thấy được những yếu kém trong hoạch định kinh tế vĩ mô, trong cơ cấu kinh tế, trong quản lý của cơ quan nhà nước. Sau nhiều nỗ lực của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế những năm gần đây, nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, nguồn vốn đầu tư tăng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành công, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 1220,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013 và bằng 31% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 486,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,9% tổng vốn và tăng 10,1% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 468,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,4% và tăng 13,6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,7% và tăng 10,5%. Mặc dù vậy, đánh giá một cách khách quan, kế hoạch 05 (năm) năm 2010-2015 đã không được như những dự đoán ban đầu và kỳ vọng được đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao.

Đây là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách vĩ mô của Việt Nam tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế theo hướng bền vững hơn, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực được tái cơ cấu để tạo thành hệ khung vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế trong tương lai. Giải pháp xây dựng những TĐKT có khả năng cạnh tranh, có thương hiệu tốt, có công nghệ hiện đại được xác định là một trong những giải pháp chiến lược cho điều kiện kinh tế hiện nay.

Cơ hội đồng thời là thách thức, trong bối cảnh sự phát triển kinh tế còn những nút thắt lớn cần giải quyết. Cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển hoạt động kinh doanh. Chất lượng nguồn nhân lực thừa về số lượng nhưng yếu về chất lượng, lao động giản đơn chiếm đa số, lao động có trình độ cao rất hạn chế do công tác đào tạo còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thể chế kinh tế đang được đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc vận hành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [68]. Do đó, nhà hoạch định cần phải xác định phát triển quy mô của tập đoàn ở mức độ nào cho phù hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro trong trường hợp có biến động bất thường của các yếu tố chi phối tới nền kinh tế. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, việc phát triển TĐKT mang tính tự phát, các TĐKT có quy mô quá lớn sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế khi có khủng hoảng kinh tế. Hàn Quốc đã mất nhiều năm khắc phục những hậu quả do các TĐKT để lại sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Trong bối cảnh và điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, việc phát triển những TĐKT ở quy mô trung bình và hạn chế sở hữu chéo trong tập đoàn là phù hợp với xu thế và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.

Pháp luật về TĐKT phải quy định để đảm bảo các tập đoàn phát triển theo đúng tính toán của những nhà hoạch định. Những quy định xác định về số cấp doanh nghiệp, về đầu tư chéo trong tập đoàn, về mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con, thành viên liên kết và quản trị các liên kết là đặc biệt cần thiết. Trong đó, quy định về số cấp doanh nghiệp trong tập đoàn và đầu tư chéo là những quy định chính để xác định quy mô. Tùy từng giai đoạn, pháp luật có thể quy định chặt hoặc nới lỏng để các TĐKT có thể phát triển phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.

4.1.2.  Hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế tại Việt Nam

Hoàn thiện pháp luật về TĐKT phải đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của mô hình TĐKT trong giai đoạn sắp tới. TĐKT nhà nước hay TĐKT tư nhân đều phải được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, đều bình đẳng trước pháp luật và phải tôn trọng quy luật cạnh tranh trên thị trường.

TĐKT nhà nước là một công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh vốn nhà nước, điều tiết vĩ mô. Hoàn thi ện pháp luật về TĐKT nhà nước phải đảm bảo đặt tập đoàn vào đúng vị trí của nó trên thị trường. Nhà nước không can thiệp trực tiếp bằng hành chính vào hoạt động của các tập đoàn mà phải sử dụng công cụ quản lý của một nhà đầu tư. TĐKT nhà nước phải giữ vai trò then chốt trong những ngành nghề kinh doanh quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, hạn chế đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả, ảnh hưởng tới sự tự do kinh doanh của khối tư nhân. Kết luận Hội nghị III của BCH TW Đảng lần thứ XI đã khẳng định trọng tâm của tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn 2011-2015 là phát triển các TĐKT nhà nước, quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng. Theo Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ sáu về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước” đã đưa ra những định hướng cụ thể trong việc phát triển các TĐKT nhà nước theo đó cần sớm kết thúc việc thí điểm mô hình TĐKT nhà nước, xem xét chuyển một số mô hình TĐKT hoạt động thiếu hiệu quả về hoạt động theo mô hình TCT. Chính phủ cần tập trung tái cơ cấu lại các TĐKT nhà nước lớn, tăng cường kiểm tra, giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các TĐKT. Thực hiện Nghị quyết của BCH TW Đảng, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là TĐKT, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, và quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2012 phê duyệt Đề án Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường. Trong đó xác định những trọng tâm của tái cơ cấu về danh mục ngành nghề kinh doanh, cơ cấu vốn và tài sản, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới quản lý, giữ vững vị trí cạnh tranh trên thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới.

Theo: Vũ Phương Đông 

Link luận án:  Tại đây

avatar
Đặng Quỳnh
487 ngày trước
Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
4.1.   Quan điểm hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế ở Việt NamTĐKT đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về TĐKT ở Việt Nam mang tính thời sự để đảm bảo cơ sở cho sự phát triển của mô hình tập đoàn trong giai đoạn mới. Việc hoàn thiện pháp luật về TĐKT phải phải dựa trên những quan điểm chính sau4.1.1.  Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt NamCơ sở để tiến hành xây dựng hoàn thiện pháp luật về TĐKT phải dựa trên điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế. Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn khó khăn do sự biến động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 và sự phát triển quá nóng của nền kinh tế trong nước. Khủng hoảng kinh tế đã cho Việt Nam thấy được những yếu kém trong hoạch định kinh tế vĩ mô, trong cơ cấu kinh tế, trong quản lý của cơ quan nhà nước. Sau nhiều nỗ lực của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế những năm gần đây, nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực, tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, nguồn vốn đầu tư tăng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%. Mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ tiếp tục được thực hiện thành công, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 1220,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013 và bằng 31% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 486,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,9% tổng vốn và tăng 10,1% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 468,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,4% và tăng 13,6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,7% và tăng 10,5%. Mặc dù vậy, đánh giá một cách khách quan, kế hoạch 05 (năm) năm 2010-2015 đã không được như những dự đoán ban đầu và kỳ vọng được đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao.Đây là cơ hội để các nhà hoạch định chính sách vĩ mô của Việt Nam tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế theo hướng bền vững hơn, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực được tái cơ cấu để tạo thành hệ khung vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế trong tương lai. Giải pháp xây dựng những TĐKT có khả năng cạnh tranh, có thương hiệu tốt, có công nghệ hiện đại được xác định là một trong những giải pháp chiến lược cho điều kiện kinh tế hiện nay.Cơ hội đồng thời là thách thức, trong bối cảnh sự phát triển kinh tế còn những nút thắt lớn cần giải quyết. Cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển hoạt động kinh doanh. Chất lượng nguồn nhân lực thừa về số lượng nhưng yếu về chất lượng, lao động giản đơn chiếm đa số, lao động có trình độ cao rất hạn chế do công tác đào tạo còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thể chế kinh tế đang được đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của việc vận hành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [68]. Do đó, nhà hoạch định cần phải xác định phát triển quy mô của tập đoàn ở mức độ nào cho phù hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro trong trường hợp có biến động bất thường của các yếu tố chi phối tới nền kinh tế. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, việc phát triển TĐKT mang tính tự phát, các TĐKT có quy mô quá lớn sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế khi có khủng hoảng kinh tế. Hàn Quốc đã mất nhiều năm khắc phục những hậu quả do các TĐKT để lại sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Trong bối cảnh và điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, việc phát triển những TĐKT ở quy mô trung bình và hạn chế sở hữu chéo trong tập đoàn là phù hợp với xu thế và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.Pháp luật về TĐKT phải quy định để đảm bảo các tập đoàn phát triển theo đúng tính toán của những nhà hoạch định. Những quy định xác định về số cấp doanh nghiệp, về đầu tư chéo trong tập đoàn, về mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con, thành viên liên kết và quản trị các liên kết là đặc biệt cần thiết. Trong đó, quy định về số cấp doanh nghiệp trong tập đoàn và đầu tư chéo là những quy định chính để xác định quy mô. Tùy từng giai đoạn, pháp luật có thể quy định chặt hoặc nới lỏng để các TĐKT có thể phát triển phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.4.1.2.  Hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của tập đoàn kinh tế tại Việt NamHoàn thiện pháp luật về TĐKT phải đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của mô hình TĐKT trong giai đoạn sắp tới. TĐKT nhà nước hay TĐKT tư nhân đều phải được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, đều bình đẳng trước pháp luật và phải tôn trọng quy luật cạnh tranh trên thị trường.TĐKT nhà nước là một công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh vốn nhà nước, điều tiết vĩ mô. Hoàn thi ện pháp luật về TĐKT nhà nước phải đảm bảo đặt tập đoàn vào đúng vị trí của nó trên thị trường. Nhà nước không can thiệp trực tiếp bằng hành chính vào hoạt động của các tập đoàn mà phải sử dụng công cụ quản lý của một nhà đầu tư. TĐKT nhà nước phải giữ vai trò then chốt trong những ngành nghề kinh doanh quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, hạn chế đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả, ảnh hưởng tới sự tự do kinh doanh của khối tư nhân. Kết luận Hội nghị III của BCH TW Đảng lần thứ XI đã khẳng định trọng tâm của tái cấu trúc DNNN trong giai đoạn 2011-2015 là phát triển các TĐKT nhà nước, quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã được xác định trong các Nghị quyết của Đảng. Theo Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ sáu về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước” đã đưa ra những định hướng cụ thể trong việc phát triển các TĐKT nhà nước theo đó cần sớm kết thúc việc thí điểm mô hình TĐKT nhà nước, xem xét chuyển một số mô hình TĐKT hoạt động thiếu hiệu quả về hoạt động theo mô hình TCT. Chính phủ cần tập trung tái cơ cấu lại các TĐKT nhà nước lớn, tăng cường kiểm tra, giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các TĐKT. Thực hiện Nghị quyết của BCH TW Đảng, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là TĐKT, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, và quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2012 phê duyệt Đề án Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường. Trong đó xác định những trọng tâm của tái cơ cấu về danh mục ngành nghề kinh doanh, cơ cấu vốn và tài sản, đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới quản lý, giữ vững vị trí cạnh tranh trên thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới.Theo: Vũ Phương Đông Link luận án:  Tại đây