Nguồn vốn xã hội hóa là gì
Nguồn vốn xã hội hóa là gì? Đặc điểm của nguồn vốn xã hội hóa như thế nào? Cùng Legalzone tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái nhiệm nguồn vốn xã hội hóa
Nguồn vốn xã hội hóa là gì?
Nguồn vốn xã hội hóa được hiểu là những qui định phi chính thức, những chuẩn mực và các mối quan hệ lâu dài giúp thúc đẩy các hành động tập thể và cho phép mọi người thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh cùng có lợi.
Đặc điểm nguồn vốn xã hội hóa
Đây là một loại hình vốn vậy nên có các đặc tính như:
Tính sinh lợi
Thuộc tính sinh lợi cho biết vốn xã hội phải có khả năng sinh ra một nguồn lợi nào đó cả về mặt vật chất và tinh thần.
Tính có thể hao mòn
Tính hao mòn là thuộc tính hệ quả của tính sinh lợi, một điểm khác biệt quan trọng của vốn xã hội với các loại vốn khác là ngày càng sử dụng càng tăng.
Cũng chính vì vậy mà vốn xã hội có thể bị suy giảm và triệt tiêu nếu không được sử dụng có thể bi phá hoại một cách vô tình hay cố ý khi vi phạm qui luật tồn tại và phát triển của loại hình vốn này.
Tính sở hữu
Là loại hình vốn nên vốn xã hội cũng sẽ thuộc sở hữu của một cộng đồng xã hội nào đó. Là một loại hình vốn nên nó có thể được đo lường, tích lũy và chuyển giao.
Tính có thể đo lường tích lũy, chuyển giao.
Một đặc điểm khác nữa của vốn xã hội là nó được làm tăng lên trong quá trình chuyển giao.
Vốn xã hội có tính hai mặt:
- Nó có thể hướng đến sự phát triển
- Thiên về tính bảo tồn, kìm hãm sự phát triển.
Vốn xã hội phải thuộc về một cộng đồng nhất định. Và là sự chia sẻ những giá trị chung, những qui tắc và ràng buộc chung của cộng đồng đó.
Vai trò của vốn xã hội đối với tăng trưởng kinh tế
nguon von xa hoi
Những tác động của vốn xã hội đến tăng trưởng kinh tế cũng được xem xét từ nhiều khía cạnh.
Vốn xã hội có thể tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh trực tiếp và gián tiếp khác nhau.
– Kênh 1: vốn xã hội có thể thay thế các thể chế chính thức một cách hiệu quả.
Vốn xã hội cho dù đó là vốn xã hội co cụm vào nhau hay vốn xã hội vươn ra ngoài bao hành sự tin tưởng lẫn nhau và các chuẩn mực phi chính thức có thể thay thế cho các thể chế chính thức để điều chỉnh các giao dịch kinh tế và do vậy giảm thiểu các chi phí
-Kênh 2: vốn xã hội tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa mọi người thúc đẩy sự lưu chuyển, lan tỏa của các nguồn lực, thông tin, các ý tưởng và công nghệ.
– Kênh 3: vốn xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của các hoạt động đổi mới, sáng tạo.
– Kênh 4: vốn xã hội có tác động tích cực làm gia tăng vốn con người.
Tuy nhiên, không phải vốn xã hội luôn có vai trò tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những lợi ích mà vốn xã hội đem lại, sự tồn tại của vốn xã hội luôn kèm theo những chi phí mà các cá nhân và xã hội phải chi trả.
Không phải trong mọi trường hợp vốn xã hội luôn ưu việt hơn các thể chế chính thức. Khi mà tiến bộ công nghệ có thể giúp giảm chi phí thiết lập, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thể chế chính thức.
Sự phát triển kinh tế thường đi song song với sự cải thiện đời sống về mặt vật chất. Nhưng một vùng đất nào đó rất giàu có về vật chất thuần túy mà thiếu vắng vốn xã hội.
Các nhà nghiên cứu về nguồn vốn xã hội trong tương quan kinh tế đều đồng ý với nhau rằng:
Một nền kinh tế lành mạnh trong một đất nước có kỷ cương và văn hiến không thể nào thiếu vắng nguồn vốn xã hội.
Kẻ thù dai dẳng nhất của quá trình tích lũy, phát triển nguồn vốn xã hội là tham nhũng. Bởi vậy, vốn xã hội và tham nhũng có mối quan hệ nghịch chiều với nhau. Nạn tham nhũng càng bành trướng, vốn xã hội càng co lại.
Khi tham nhũng trở thành “đạo hành xử” hàng ngày thì cũng là lúc vốn xã hội đang trên đà phá sản.
Nếu chỉ có ánh sáng mới có khả năng quét sạch hay đuổi dần bóng tối. Tương tự như thế, vốn xã hội được tích lũy càng cao, nạn tham nhũng càng có hy vọng bị đẩy lùi dần vào quá khứ.
Giống và khác giữa XHH và PPP
Một số điểm tương đồng
Chủ trương thu hút
Xuất phát từ việc nguồn vốn nhà nước hạn hẹp, không bảo đảm các công trình, dịch vụ cơ bản.
Về lĩnh vực:
XHH bắt nguồn từ lĩnh vực y tế. Đến nay đã điều chỉnh cả lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, thể dục thể thao, văn hoá, môi trường.
Một số mô hình PPP xuất phát từ lĩnh vực kết cấu hạ tầng như nhà máy điện, cấp nước. Đến nay đã bao gồm lĩnh vực như y tế, giáo dục, thể thao, văn hoá… theo thông lệ quốc tế.
Về chủ thể
Bên cạnh các cơ sở ngoài công lập, chủ trương XHH còn điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ sở sự nghiệp công lập với đối tác liên doanh, liên kết.
Hình thức đầu tư PPP cũng có chủ thể là khu vực công và khu vực tư, thực hiện hợp đồng đối tác trong thời gian dài.
Sự tương đồng giữa 2 hình thức dẫn đến sự lúng túng khi lựa chọn giữa đầu tư XHH và đầu tư PPP.
Một số điểm khác biệt
nguồn vốn đầu tư công chưa xử lý quan ngại về rủi ro có thể xảy ra trong triển khai dự án. Đầu tư PPP có cơ sở là hợp đồng, xác định rõ cơ chế xử lý và giảm thiểu rủi ro. Nhưng thiếu nguồn lực nhà nước tham gia nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư.
Về mức độ cam kết, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư:
Chính sách XHH chỉ đề cập về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. Không quy định một cách chính thức về việc chia sẻ trách nhiệm với nhà đầu tư.
PPP yêu cầu sự cam kết của Nhà nước ở mức độ cao hơn. Ngoài các ưu đãi, hỗ trợ, cơ chế bảo đảm đầu tư cũng được quy định trong hợp đồng để giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư.
Về minh bạch hoá:
Hoạt động liên doanh liên kết, các dự án, đề án liên doanh, liên kết được minh bạch hoá theo quy chế nội bộ, chưa thực sự hướng tới sự giám sát rộng rãi và độc lập.
Điều này xuất phát từ thực trạng chung là thiếu cơ chế khuyến khích sự tham gia giám sát, đánh giá của các đơn vị độc lập, người sử dụng dịch vụ.
Dự án PPP được công khai hoá, minh bạch hoá từ danh mục dự án đến các bước lựa chọn nhà đầu tư tại Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và trang web của các bộ, địa phương.
Về quy trình lựa chọn nhà đầu tư, đối tác tư nhân, giữa hai hình thức cũng có những khác biệt nhất định.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc nguồn vốn xã hội hóa là gì. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0888889366. Hoặc fanpage Công ty Luật Legalzone.